YÊU ĐI, CÓ CÒN HƠN KHÔNG!
YÊU ĐI, CÓ CÒN HƠN KHÔNG!
Có khi nào bạn rơi vào một mối quan hệ tuyệt vọng, đối tượng tưởng như “gần đúng” nhưng sao ta không có mấy cảm xúc, hay gặp một người ta vô cùng say mê nhiều hơn tình cảm họ dành cho mình. Rồi một hôm, như lẽ thường tình chúng ta chọn ở lại với những cái gần đúng, với lời tự sự “có còn hơn không” một người bên cạnh, để đêm kia bớt dài và lòng ta cũng bớt cô đơn.
Đàn ông và cả phụ nữ điều có khả năng vướng vào những mối quan hệ “bỏ thì thương, vương thì tội” như thế này. Chắc chắn điều khiến các bạn ở lại không phải là một tình yêu sâu đậm, cũng không phải là những nghĩa tình cả hai đã dày công vun đắp mà có khi chỉ là thói quen.
Chính những cảm giác quen thuộc của sự khoái cảm, những bữa ăn ngon, sự hỗ trợ và sự quan tâm của một ai đó bên cạnh. Thế nhưng tự trong tâm trí của một người chỉ biết yêu cho “có” là bạn sẽ chẳng bao giờ là lựa chọn lâu dài và mãi mãi của họ.
Liều thuốc độc của sự lợi dụng, của cái gọi là tình yêu chân thành khiến bạn mất đi định hướng, nhận thức trong chuyện tình cảm. Lòng tự trọng của kẻ chấp nhận yêu một người chỉ xem mình là một lựa chọn “tạm thời” bị đẩy xuống đến mức thấp nhất có thể.
Bạn tự dằn vặt bản thân nên tiếp tục tình cảm hay không, rồi có phải đây là tất cả những gì bạn có thể có, những gì bạn có lúc này là người ấy, rồi tự huyễn hoặc đây là những thứ bạn xứng đáng có như một cái hố sâu chôn vùi sự yêu thương hạnh phúc của bản thân.
Theo như các nhà tâm lý học khẳng định, những người đang chấp nhận sống trong một mối quan hệ “có còn hơn không” thường có cảm giác bị bất lực, tuyệt vọng, mất đi tự tin, cảm thấy mình thật vô dụng, kém hấp dẫn khi phải đối mặt với sự lợi dụng, nạn bạo hành, vô tâm của người mình yêu. Cho đến một lúc nào đó bạn hoàn toàn bị phụ thuộc vào người đó một cách vô vọng đến chán chường.
Tôi gặp Thảo một cô gái mới bước qua tuổi 24, rất xinh và đang hoàn thành khóa học Quản trị tại một trường đại học danh tiếng tại TPHCM. Gia đình em đang định cư ở Mĩ và sau khi tốt nghiệp Đại học thì em sẽ sang đoàn tụ với gia đình. Tưởng như đó là một bức tranh hoàn hảo đầy hy vọng, nào ngờ một năm nay Thảo vướng vào chuyện tình với một anh chàng làm văn phòng sinh năm 1987, cuộc sống của Thảo dần trở nên bế tắc.
Thảo kể bạn trai thường bạo hành bằng lời nói cả vũ lực trong chuyện tình cảm, kiểm soát cuộc sống của em và bắt buộc em phải bỏ gia đình ở Mỹ để sống với anh ấy. Người yêu Thảo là một anh chàng khá đẹp trai, anh mang lại cho cô thật nhiều khoái cảm trong tình dục nhưng anh không hề yêu cô. Vấn đề của Thảo là cô ấy đang quá si mê anh chàng đó tới mức không còn bị lôi cuốn hay muốn hẹn hò với bất kì ai khác. Cô không biết mình có nên từ bỏ mối quan hệ đó hay không vì ngay lúc này cô cảm thấy yếu đuối, và chẳng còn chút tự trọng nào để bảo vệ chính mình.
Một khi bạn đã quyết định ổn định với một người “có còn hơn không” thì chẳng còn động lực nào để bạn kiếm tìm một người khác tốt hơn. Câu chuyện của Thảo đã cho chúng ta thấy được sự kết nối giữa tình cảm và tình dục mạnh mẽ đến mức khiến Thảo chẳng còn hứng thú với một ai khác. Dù rằng anh chàng kia chẳng tử tế và tôn trọng cô ấy nhưng anh đã đáp ứng phần nào cả nhu cầu về tình cảm và tình dục của cô trong một thời gian dài, cảm xúc dần trở nên thân thuộc và rất khó từ bỏ.
Một câu chuyện khác về tình yêu giữa Lâm và Phương, dù biết rằng Phương chỉ là người bạn gái gần đúng nhưng không phải là người mà anh muốn gắn bó suốt đời nhưng anh không muốn bỏ Phương.
Phải chăng chính vì Phương đã quá tận tâm lo cho anh mọi thứ trong cuộc sống hằng ngày, cho anh những bữa ăn ngon, đi cùng anh những khi anh cần, sẵn sàng chạy đến bên Lâm mọi lúc khi anh có nhu cầu chia sẻ và thế là anh yêu những cái “có lợi” cho anh hơn là anh chấp nhận yêu con người của Phương.
Ngay khi nhận ra bản thân mình đang yêu một người chỉ để “có còn hơn không” hoặc người ấy đang xem tình cảm kia là tạm thời thì cách tốt nhất các bạn nên làm là hãy từ bỏ tình cảm độc hại đó và mạnh dạn bước tiếp để tìm một người có sự kết nối thật sự với mình.
Xin đừng lãng phí thời gian, mong chờ, rồi hy vọng “chú ếch” sẽ hóa thành hoàng tử và đôi ta sẽ ở bên nhau suốt đời. Vì không có sự gắn kết của tình yêu chân thành, sự tử tế và tôn trọng dành cho nhau thì chẳng có mối lương duyên nào tồn tại một cách tốt đẹp.
Bản thân bạn cũng sẽ khó lòng tìm thấy một tình yêu đích thực khi bạn đã dành hết thời gian, năng lượng, khoảng trống trong trái tim cho một người không đủ tốt với mình.
Tôi cũng đã từng đấu tranh rất nhiều với chính mình vì đã trót yêu một người “có còn hơn không”. Anh bạn trai đó có mọi thứ tôi cần, trừ sự thân mật. Vậy mà bỏ qua trực giác, chẳng màng đến những cảm xúc chẳng mấy dễ chịu về sự lạc lõng, tôi vẫn chấp nhận lấy anh như một định mệnh mà thật ra chẳng có định mệnh nào sắp đặt cho chúng tôi lấy nhau.
Đó là do tôi lựa chọn, một cái giá phải trả bằng cuộc ly hôn nghẹn ngào sau 4 năm sau đó. Đơn giản anh ấy không thể chia sẻ cảm xúc về bản thân mình hoặc muốn gắn kết với tôi về mặt tình cảm. Tôi tự xây dựng một lâu đài trên cát rằng chẳng cần cảm xúc, khi lấy nhau rồi mọi thứ sẽ khác. Sự thật là anh chẳng hề thay đổi, còn tôi thì tự co rút và đổ lỗi cho chính mình rồi trách anh. Chúng tôi chẳng bao giờ gặp lại nhau sau đó.
Vậy nên đừng mông lung hay quay lưng với trực giác cũng như những cảm xúc của chính mình. Đó là những tín hiệu để bạn tự bảo vệ mình trước sự mất an toàn trong tình cảm. Hơn ai hết, tôi hiểu cảm giác bị “trói” vào một mối quan hệ và bản thân chẳng dễ gì thoát ra được do mình “sợ” cô đơn, sợ đối mặt và sợ luôn cả cảm giác bị thất bại hoặc bị ai đó từ bỏ.
Thế nhưng điều đáng mừng là ngoài kia còn có rất nhiều người hấp dẫn, tuyệt vời đang chờ đợi mình, vậy nên đừng sợ bước tiếp và tìm kiếm một người hoàn toàn phù hợp dành với bạn. Sẽ là lãng phí để gắn cuộc đời mình với một ai đó chỉ để “có còn hơn không”.
MIA
Có khi nào bạn rơi vào một mối quan hệ tuyệt vọng, đối tượng tưởng như “gần đúng” nhưng sao ta không có mấy cảm xúc, hay gặp một người ta vô cùng say mê nhiều hơn tình cảm họ dành cho mình. Rồi một hôm, như lẽ thường tình chúng ta chọn ở lại với những cái gần đúng, với lời tự sự “có còn hơn không” một người bên cạnh, để đêm kia bớt dài và lòng ta cũng bớt cô đơn.
Đàn ông và cả phụ nữ điều có khả năng vướng vào những mối quan hệ “bỏ thì thương, vương thì tội” như thế này. Chắc chắn điều khiến các bạn ở lại không phải là một tình yêu sâu đậm, cũng không phải là những nghĩa tình cả hai đã dày công vun đắp mà có khi chỉ là thói quen.
Chính những cảm giác quen thuộc của sự khoái cảm, những bữa ăn ngon, sự hỗ trợ và sự quan tâm của một ai đó bên cạnh. Thế nhưng tự trong tâm trí của một người chỉ biết yêu cho “có” là bạn sẽ chẳng bao giờ là lựa chọn lâu dài và mãi mãi của họ.
Liều thuốc độc của sự lợi dụng, của cái gọi là tình yêu chân thành khiến bạn mất đi định hướng, nhận thức trong chuyện tình cảm. Lòng tự trọng của kẻ chấp nhận yêu một người chỉ xem mình là một lựa chọn “tạm thời” bị đẩy xuống đến mức thấp nhất có thể.
Bạn tự dằn vặt bản thân nên tiếp tục tình cảm hay không, rồi có phải đây là tất cả những gì bạn có thể có, những gì bạn có lúc này là người ấy, rồi tự huyễn hoặc đây là những thứ bạn xứng đáng có như một cái hố sâu chôn vùi sự yêu thương hạnh phúc của bản thân.
Theo như các nhà tâm lý học khẳng định, những người đang chấp nhận sống trong một mối quan hệ “có còn hơn không” thường có cảm giác bị bất lực, tuyệt vọng, mất đi tự tin, cảm thấy mình thật vô dụng, kém hấp dẫn khi phải đối mặt với sự lợi dụng, nạn bạo hành, vô tâm của người mình yêu. Cho đến một lúc nào đó bạn hoàn toàn bị phụ thuộc vào người đó một cách vô vọng đến chán chường.
Tôi gặp Thảo một cô gái mới bước qua tuổi 24, rất xinh và đang hoàn thành khóa học Quản trị tại một trường đại học danh tiếng tại TPHCM. Gia đình em đang định cư ở Mĩ và sau khi tốt nghiệp Đại học thì em sẽ sang đoàn tụ với gia đình. Tưởng như đó là một bức tranh hoàn hảo đầy hy vọng, nào ngờ một năm nay Thảo vướng vào chuyện tình với một anh chàng làm văn phòng sinh năm 1987, cuộc sống của Thảo dần trở nên bế tắc.
Thảo kể bạn trai thường bạo hành bằng lời nói cả vũ lực trong chuyện tình cảm, kiểm soát cuộc sống của em và bắt buộc em phải bỏ gia đình ở Mỹ để sống với anh ấy. Người yêu Thảo là một anh chàng khá đẹp trai, anh mang lại cho cô thật nhiều khoái cảm trong tình dục nhưng anh không hề yêu cô. Vấn đề của Thảo là cô ấy đang quá si mê anh chàng đó tới mức không còn bị lôi cuốn hay muốn hẹn hò với bất kì ai khác. Cô không biết mình có nên từ bỏ mối quan hệ đó hay không vì ngay lúc này cô cảm thấy yếu đuối, và chẳng còn chút tự trọng nào để bảo vệ chính mình.
Một khi bạn đã quyết định ổn định với một người “có còn hơn không” thì chẳng còn động lực nào để bạn kiếm tìm một người khác tốt hơn. Câu chuyện của Thảo đã cho chúng ta thấy được sự kết nối giữa tình cảm và tình dục mạnh mẽ đến mức khiến Thảo chẳng còn hứng thú với một ai khác. Dù rằng anh chàng kia chẳng tử tế và tôn trọng cô ấy nhưng anh đã đáp ứng phần nào cả nhu cầu về tình cảm và tình dục của cô trong một thời gian dài, cảm xúc dần trở nên thân thuộc và rất khó từ bỏ.
Một câu chuyện khác về tình yêu giữa Lâm và Phương, dù biết rằng Phương chỉ là người bạn gái gần đúng nhưng không phải là người mà anh muốn gắn bó suốt đời nhưng anh không muốn bỏ Phương.
Phải chăng chính vì Phương đã quá tận tâm lo cho anh mọi thứ trong cuộc sống hằng ngày, cho anh những bữa ăn ngon, đi cùng anh những khi anh cần, sẵn sàng chạy đến bên Lâm mọi lúc khi anh có nhu cầu chia sẻ và thế là anh yêu những cái “có lợi” cho anh hơn là anh chấp nhận yêu con người của Phương.
Ngay khi nhận ra bản thân mình đang yêu một người chỉ để “có còn hơn không” hoặc người ấy đang xem tình cảm kia là tạm thời thì cách tốt nhất các bạn nên làm là hãy từ bỏ tình cảm độc hại đó và mạnh dạn bước tiếp để tìm một người có sự kết nối thật sự với mình.
Xin đừng lãng phí thời gian, mong chờ, rồi hy vọng “chú ếch” sẽ hóa thành hoàng tử và đôi ta sẽ ở bên nhau suốt đời. Vì không có sự gắn kết của tình yêu chân thành, sự tử tế và tôn trọng dành cho nhau thì chẳng có mối lương duyên nào tồn tại một cách tốt đẹp.
Bản thân bạn cũng sẽ khó lòng tìm thấy một tình yêu đích thực khi bạn đã dành hết thời gian, năng lượng, khoảng trống trong trái tim cho một người không đủ tốt với mình.
Tôi cũng đã từng đấu tranh rất nhiều với chính mình vì đã trót yêu một người “có còn hơn không”. Anh bạn trai đó có mọi thứ tôi cần, trừ sự thân mật. Vậy mà bỏ qua trực giác, chẳng màng đến những cảm xúc chẳng mấy dễ chịu về sự lạc lõng, tôi vẫn chấp nhận lấy anh như một định mệnh mà thật ra chẳng có định mệnh nào sắp đặt cho chúng tôi lấy nhau.
Đó là do tôi lựa chọn, một cái giá phải trả bằng cuộc ly hôn nghẹn ngào sau 4 năm sau đó. Đơn giản anh ấy không thể chia sẻ cảm xúc về bản thân mình hoặc muốn gắn kết với tôi về mặt tình cảm. Tôi tự xây dựng một lâu đài trên cát rằng chẳng cần cảm xúc, khi lấy nhau rồi mọi thứ sẽ khác. Sự thật là anh chẳng hề thay đổi, còn tôi thì tự co rút và đổ lỗi cho chính mình rồi trách anh. Chúng tôi chẳng bao giờ gặp lại nhau sau đó.
Vậy nên đừng mông lung hay quay lưng với trực giác cũng như những cảm xúc của chính mình. Đó là những tín hiệu để bạn tự bảo vệ mình trước sự mất an toàn trong tình cảm. Hơn ai hết, tôi hiểu cảm giác bị “trói” vào một mối quan hệ và bản thân chẳng dễ gì thoát ra được do mình “sợ” cô đơn, sợ đối mặt và sợ luôn cả cảm giác bị thất bại hoặc bị ai đó từ bỏ.
Thế nhưng điều đáng mừng là ngoài kia còn có rất nhiều người hấp dẫn, tuyệt vời đang chờ đợi mình, vậy nên đừng sợ bước tiếp và tìm kiếm một người hoàn toàn phù hợp dành với bạn. Sẽ là lãng phí để gắn cuộc đời mình với một ai đó chỉ để “có còn hơn không”.
MIA