VƯỢT QUA NỖI ĐAU LY HÔN
VƯỢT QUA NỖI ĐAU LY HÔN
Chào Ladies of Việt Nam,
Năm nay tôi 40 tuổi, làm nghề tài xế cho 1 công ty nước ngoài. Vì tính chất của công việc, tôi thường đi sớm về trễ. Vợ tôi bán cá ở chợ và có 1 con trai 10 tuổi. Làm bao nhiêu tiền, tôi đưa hết cho vợ chi tiêu. Vậy mà đùng một cái, vợ đổ nợ hơn 1 tỷ đồng. Vợ còn đưa đơn ra Tòa ly hôn. Chưa qua các bước hòa giải nhưng vì vợ cương quyết nên Tòa cho đơn phương ly hôn. Thì ra, vợ đã ngoại tình cách đây hơn 3 năm. Gia đình vợ, cha mẹ vợ, em vợ – ai cũng biết nhưng họ đã giấu. Ly hôn chưa được 3 tháng vợ làm đám cưới luôn với người tình.
Tôi ra đời đi làm từ năm 18 tuổi, mấy chục năm đi làm, bao nhiêu tiền bạc đưa hết cho vợ, phụ gia đình vợ mua đất, cất nhà vì tôi nghĩ cha mẹ vợ cũng như cha mẹ mình. Bây giờ thì họ đều quay lưng với tôi. Cay đắng nhất là đứa con trai duy nhất nghe theo lời mẹ cũng không muốn nhìn mặt tôi. Ở tuổi 40 tôi không có gì trong tay, may mà còn có công việc, có tiền lương để sống. Đời với tôi sao quá bạc bẽo, tôi phải làm gì để vực dậy tinh thần cho mình?
Câu trả lời
Chào bạn,
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Ladies of Việt Nam. Trong thời hiện đại , hầu hết chúng ta lấy nhau vì tình yêu nhưng sau một thời gian “đầu ấp tay gối”, ta lại hết yêu nhau. Hôn nhân giờ chỉ còn là những tháng ngày gượng ép sống cùng nhau. Kỳ vọng quá nhiều về nhau mà ai cũng chỉ muốn yêu và sống theo cách của mình thì hôn nhân đổ vỡ là điều khó tránh khỏi.
Ly hôn sẽ ảnh hưởng không chỉ đến sức khỏe tinh thần mà cả thể chất của bạn. Lấy nhau hơn 10 năm, biết bao ngọt bùi, gắn bó, kỳ vọng bạn dành hết cho gia đình nh ưng có ai ngờ những gì bạn nhận lại toàn là trái đắng. Sự phản bội như gáo nước lạnh dội thẳng vào “sĩ diện” của người đàn ông từng trải, hố đen của nỗi nhớ niềm thương hằn sâu những lời bạc bẽo “Người phụ tôi rồi có phải không?”
Ngay cả khi bạn không hạnh phúc với cuộc hôn nhân ở hiện tại và ước ao được giải thoát thì vượt qua nỗi đau ly hôn hay phản bội cũng chưa bao giờ là điều dễ dàng.
Các nhà tâm lý học cho rằng mỗi chúng ta khi đối mặt với ly hôn sẽ phải trải qua 3 giai đoạn sau đây.
Giai đoạn 1 là khoảng thời gian khủng hoảng, rơi vào khoảng 4 tuần đầu tiên sau khi chia tay, bạn sẽ cảm thấy sốc, căng thẳng, không tin vào sự thật, cơ thể cạn kiệt năng lượng, bất lực và tuyệt vọng.
Giai đoạn thứ hai gọi là khoảng thời gian chuyển tiếp kéo dài 1 năm, lúc này bạn sẽ có rất nhiều câu hỏi tự đặt ra cho bản thân, so sánh và níu kéo cái quá khứ đổ vỡ, dường như việc chấp nhận sự thật là một điều không tưởng đối với bạn. Đây là khoảng thời gian khó khăn nhất vì bạn thường xuyên phải đối mặt với câu hỏi: Tôi là ai? Tôi đã và đang làm gì? Hạnh phúc sau này sẽ như thế nào? Tại sao bất hạnh lại đến với mình? Tôi có xứng đáng được yêu thương nữa hay không?…
Giai đoạn thứ 3 gọi là phục hồi kéo dài khoảng 2 năm. Lúc này bạn dần nhận ra ý nghĩa của sự đổ vỡ, bạn không còn níu kéo quá khứ. Bạn nhận thức được rằng cuộc sống vẫn đang tiếp diễn nên việc cần phải thay đổi và mang niềm vui trở lại cho cuộc đời mình là điều bắt buộc phải làm. Con tim bạn bắt đầu lên tiếng, những mối quan hệ mới được bạn quan tâm hơn, hạnh phúc và hy vọng vào tương lai mới sẽ là động lực để bạn phấn đấu.
Vậy nên dù có đau đến mấy thì “thời gian dần bôi xóa”, rồi cơ chế hàn gắn nỗi đau ở mỗi người sẽ bắt đầu hoạt động và giúp bạn phục hồi sau tất cả những tổn thương mà người cũ mang lại.
Đừng chạy trốn, hay cố tình đốt cháy giai đoạn vì nỗi đau sẽ luôn tồn tại và hiện hữu đâu đó trong miền ký ức, có khi còn dày vò tâm trí bạn nhiều hơn là khi tự mình đối mặt với nó. Bạn cũng có thể tự mình đánh giá xem bạn đang ở giai đoạn nào sau ly hôn và bắt đầu lên kế hoạch vượt qua nỗi đau và hướng đến những suy nghĩ tích cực nhằm giúp bạn ổn định và cân bằng lại cuộc sống.
Vợ chồng bạn thật sự đã ly hôn và không thể quay lại. Vì vậy bạn không nên lừa dối bản thân mình và hy vọng vào một tương lai hàn gắn. Bạn sẽ tiếc những gì đã mất và có lúc nghĩ về quá khứ bởi “quá khứ luôn đẹp là cũng bởi vì nó không còn nữa”.
Bạn cũng đừng nên nghĩ quá nhiều đến chuyện tài sản trước đây, hay quá áp lực về tuổi tác hiện tại bởi bạn không thể thay đổi được những việc đã qua. Bạn có thể nhờ pháp luật can thiệp trong việc giám hộ, chu cấp và nuôi dưỡng con cái. Hãy làm tròn trách nhiệm của một người cha dù “ai nói ngả nói nghiêng” thì lớn lên con bạn cũng sẽ hiểu.
Bạn cũng cần nhìn vào mặt phải của vấn đề, có thể đây là cơ hội để bạn thay đổi, là một dấu lặng trong cuộc đời để bắt đầu một phân đoạn mới.
Một cuộc hôn nhân không thành công chắc chắn không phải lỗi của một người, đôi khi nguyên nhân đến từ những “lựa chọn” cá nhân. Anh chọn công việc bắt buộc phải đi sớm về khuya; em chọn chăm lo con cái và hạnh phúc cá nhân mà quên mất đi ý nghĩa của hôn nhân và gia đình quan trọng thế nào!
Đàn ông chỉ cảm thấy bản thân có giá trị và trách nhiệm là khi mang thật nhiều tiền về cho gia đình mà quên rằng con người sống chung với nhau còn có tình cảm, những nỗi niềm riêng mà cả hai cần phải chia sẻ và nói rõ với nhau. Phụ nữ khi là vợ cũng cần lắm một người đàn ông biết chia sẻ nỗi niềm nhưng cũng đừng quên cảm thông cho người bạn đời đang “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” cũng vì muốn mang đủ đầy về cho gia đình.
Có thể bạn đã quá tập trung vào công việc mà quên mất đi chính mình, đâu là giá trị mà bạn hướng tới: tiền tài, danh vọng, địa vị, hay gia đình. Tất cả như thế kiềng của cuộc sống, cần phải cân bằng vì thiếu cái nào cũng sẽ làm ta chênh vênh, mất mát.
Thế nên, bạn hãy dành thời gian cho bản thân, đi du lịch, gặp gỡ bạn bè, gia đình để cân bằng lại cảm xúc. Bạn cũng có thể tham gia vào những lớp học kỹ năng, câu lạc bộ, để có thêm những mối quan hệ tích cực.
Ly hôn, phản bội trong văn hóa của chúng ta luôn bị coi là một thất bại đáng xấu hổ cho cả đàn ông và phụ nữ. Sẽ có lúc bạn cảm thấy như người bỏ đi, nỗi cô đơn luôn ngự trị, hay tức giận vì giá trị đàn ông bị đánh cắp sau khi bị phản bội. Sẽ có lúc bạn muốn trả thù hoặc lao vào những cuộc chơi chỉ để vơi bớt nỗi đau và cũng chỉ để thấy mình không phải là kẻ thất bại. Nhưng đó là những suy nghĩ mù quáng rất dễ hủy hoại tương lai và hạnh phúc của bạn sau này.
Đừng ngại yêu cầu giúp đỡ. Hãy chia sẻ với những người có thể đồng cảm với bạn, và cả những người hiểu được nỗi đau của bạn. Bạn chỉ cần giữ vững bản thân mình, và nhìn xung quanh để nhận ra bạn còn công việc, sức khỏe, người thân và hạnh phúc tương lai để mà quan tâm, hướng tới.
Bạn cũng có thể tìm đến các chuyên viên tham vấn hôn nhân, gia đình để được lắng nghe, chia sẻ và giúp bạn sớm lấy lại cân bằng trong cuộc sống cũng như tìm lại được tin yêu mà chính mình đã đánh mất từ lâu.
Hi vọng bạn sẽ sớm vượt qua nỗi đau và hạnh phúc sẽ lại mỉm cười với bạn.
MIA
Chào Ladies of Việt Nam,
Năm nay tôi 40 tuổi, làm nghề tài xế cho 1 công ty nước ngoài. Vì tính chất của công việc, tôi thường đi sớm về trễ. Vợ tôi bán cá ở chợ và có 1 con trai 10 tuổi. Làm bao nhiêu tiền, tôi đưa hết cho vợ chi tiêu. Vậy mà đùng một cái, vợ đổ nợ hơn 1 tỷ đồng. Vợ còn đưa đơn ra Tòa ly hôn. Chưa qua các bước hòa giải nhưng vì vợ cương quyết nên Tòa cho đơn phương ly hôn. Thì ra, vợ đã ngoại tình cách đây hơn 3 năm. Gia đình vợ, cha mẹ vợ, em vợ – ai cũng biết nhưng họ đã giấu. Ly hôn chưa được 3 tháng vợ làm đám cưới luôn với người tình.
Tôi ra đời đi làm từ năm 18 tuổi, mấy chục năm đi làm, bao nhiêu tiền bạc đưa hết cho vợ, phụ gia đình vợ mua đất, cất nhà vì tôi nghĩ cha mẹ vợ cũng như cha mẹ mình. Bây giờ thì họ đều quay lưng với tôi. Cay đắng nhất là đứa con trai duy nhất nghe theo lời mẹ cũng không muốn nhìn mặt tôi. Ở tuổi 40 tôi không có gì trong tay, may mà còn có công việc, có tiền lương để sống. Đời với tôi sao quá bạc bẽo, tôi phải làm gì để vực dậy tinh thần cho mình?
Câu trả lời
Chào bạn,
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Ladies of Việt Nam. Trong thời hiện đại , hầu hết chúng ta lấy nhau vì tình yêu nhưng sau một thời gian “đầu ấp tay gối”, ta lại hết yêu nhau. Hôn nhân giờ chỉ còn là những tháng ngày gượng ép sống cùng nhau. Kỳ vọng quá nhiều về nhau mà ai cũng chỉ muốn yêu và sống theo cách của mình thì hôn nhân đổ vỡ là điều khó tránh khỏi.
Ly hôn sẽ ảnh hưởng không chỉ đến sức khỏe tinh thần mà cả thể chất của bạn. Lấy nhau hơn 10 năm, biết bao ngọt bùi, gắn bó, kỳ vọng bạn dành hết cho gia đình nh ưng có ai ngờ những gì bạn nhận lại toàn là trái đắng. Sự phản bội như gáo nước lạnh dội thẳng vào “sĩ diện” của người đàn ông từng trải, hố đen của nỗi nhớ niềm thương hằn sâu những lời bạc bẽo “Người phụ tôi rồi có phải không?”
Ngay cả khi bạn không hạnh phúc với cuộc hôn nhân ở hiện tại và ước ao được giải thoát thì vượt qua nỗi đau ly hôn hay phản bội cũng chưa bao giờ là điều dễ dàng.
Các nhà tâm lý học cho rằng mỗi chúng ta khi đối mặt với ly hôn sẽ phải trải qua 3 giai đoạn sau đây.
Giai đoạn 1 là khoảng thời gian khủng hoảng, rơi vào khoảng 4 tuần đầu tiên sau khi chia tay, bạn sẽ cảm thấy sốc, căng thẳng, không tin vào sự thật, cơ thể cạn kiệt năng lượng, bất lực và tuyệt vọng.
Giai đoạn thứ hai gọi là khoảng thời gian chuyển tiếp kéo dài 1 năm, lúc này bạn sẽ có rất nhiều câu hỏi tự đặt ra cho bản thân, so sánh và níu kéo cái quá khứ đổ vỡ, dường như việc chấp nhận sự thật là một điều không tưởng đối với bạn. Đây là khoảng thời gian khó khăn nhất vì bạn thường xuyên phải đối mặt với câu hỏi: Tôi là ai? Tôi đã và đang làm gì? Hạnh phúc sau này sẽ như thế nào? Tại sao bất hạnh lại đến với mình? Tôi có xứng đáng được yêu thương nữa hay không?…
Giai đoạn thứ 3 gọi là phục hồi kéo dài khoảng 2 năm. Lúc này bạn dần nhận ra ý nghĩa của sự đổ vỡ, bạn không còn níu kéo quá khứ. Bạn nhận thức được rằng cuộc sống vẫn đang tiếp diễn nên việc cần phải thay đổi và mang niềm vui trở lại cho cuộc đời mình là điều bắt buộc phải làm. Con tim bạn bắt đầu lên tiếng, những mối quan hệ mới được bạn quan tâm hơn, hạnh phúc và hy vọng vào tương lai mới sẽ là động lực để bạn phấn đấu.
Vậy nên dù có đau đến mấy thì “thời gian dần bôi xóa”, rồi cơ chế hàn gắn nỗi đau ở mỗi người sẽ bắt đầu hoạt động và giúp bạn phục hồi sau tất cả những tổn thương mà người cũ mang lại.
Đừng chạy trốn, hay cố tình đốt cháy giai đoạn vì nỗi đau sẽ luôn tồn tại và hiện hữu đâu đó trong miền ký ức, có khi còn dày vò tâm trí bạn nhiều hơn là khi tự mình đối mặt với nó. Bạn cũng có thể tự mình đánh giá xem bạn đang ở giai đoạn nào sau ly hôn và bắt đầu lên kế hoạch vượt qua nỗi đau và hướng đến những suy nghĩ tích cực nhằm giúp bạn ổn định và cân bằng lại cuộc sống.
Vợ chồng bạn thật sự đã ly hôn và không thể quay lại. Vì vậy bạn không nên lừa dối bản thân mình và hy vọng vào một tương lai hàn gắn. Bạn sẽ tiếc những gì đã mất và có lúc nghĩ về quá khứ bởi “quá khứ luôn đẹp là cũng bởi vì nó không còn nữa”.
Bạn cũng đừng nên nghĩ quá nhiều đến chuyện tài sản trước đây, hay quá áp lực về tuổi tác hiện tại bởi bạn không thể thay đổi được những việc đã qua. Bạn có thể nhờ pháp luật can thiệp trong việc giám hộ, chu cấp và nuôi dưỡng con cái. Hãy làm tròn trách nhiệm của một người cha dù “ai nói ngả nói nghiêng” thì lớn lên con bạn cũng sẽ hiểu.
Bạn cũng cần nhìn vào mặt phải của vấn đề, có thể đây là cơ hội để bạn thay đổi, là một dấu lặng trong cuộc đời để bắt đầu một phân đoạn mới.
Một cuộc hôn nhân không thành công chắc chắn không phải lỗi của một người, đôi khi nguyên nhân đến từ những “lựa chọn” cá nhân. Anh chọn công việc bắt buộc phải đi sớm về khuya; em chọn chăm lo con cái và hạnh phúc cá nhân mà quên mất đi ý nghĩa của hôn nhân và gia đình quan trọng thế nào!
Đàn ông chỉ cảm thấy bản thân có giá trị và trách nhiệm là khi mang thật nhiều tiền về cho gia đình mà quên rằng con người sống chung với nhau còn có tình cảm, những nỗi niềm riêng mà cả hai cần phải chia sẻ và nói rõ với nhau. Phụ nữ khi là vợ cũng cần lắm một người đàn ông biết chia sẻ nỗi niềm nhưng cũng đừng quên cảm thông cho người bạn đời đang “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” cũng vì muốn mang đủ đầy về cho gia đình.
Có thể bạn đã quá tập trung vào công việc mà quên mất đi chính mình, đâu là giá trị mà bạn hướng tới: tiền tài, danh vọng, địa vị, hay gia đình. Tất cả như thế kiềng của cuộc sống, cần phải cân bằng vì thiếu cái nào cũng sẽ làm ta chênh vênh, mất mát.
Thế nên, bạn hãy dành thời gian cho bản thân, đi du lịch, gặp gỡ bạn bè, gia đình để cân bằng lại cảm xúc. Bạn cũng có thể tham gia vào những lớp học kỹ năng, câu lạc bộ, để có thêm những mối quan hệ tích cực.
Ly hôn, phản bội trong văn hóa của chúng ta luôn bị coi là một thất bại đáng xấu hổ cho cả đàn ông và phụ nữ. Sẽ có lúc bạn cảm thấy như người bỏ đi, nỗi cô đơn luôn ngự trị, hay tức giận vì giá trị đàn ông bị đánh cắp sau khi bị phản bội. Sẽ có lúc bạn muốn trả thù hoặc lao vào những cuộc chơi chỉ để vơi bớt nỗi đau và cũng chỉ để thấy mình không phải là kẻ thất bại. Nhưng đó là những suy nghĩ mù quáng rất dễ hủy hoại tương lai và hạnh phúc của bạn sau này.
Đừng ngại yêu cầu giúp đỡ. Hãy chia sẻ với những người có thể đồng cảm với bạn, và cả những người hiểu được nỗi đau của bạn. Bạn chỉ cần giữ vững bản thân mình, và nhìn xung quanh để nhận ra bạn còn công việc, sức khỏe, người thân và hạnh phúc tương lai để mà quan tâm, hướng tới.
Bạn cũng có thể tìm đến các chuyên viên tham vấn hôn nhân, gia đình để được lắng nghe, chia sẻ và giúp bạn sớm lấy lại cân bằng trong cuộc sống cũng như tìm lại được tin yêu mà chính mình đã đánh mất từ lâu.
Hi vọng bạn sẽ sớm vượt qua nỗi đau và hạnh phúc sẽ lại mỉm cười với bạn.
MIA