TÌNH YÊU VỠ TAN DO CÁI GIẬN LÀM CÀN
TÌNH YÊU VỠ TAN DO CÁI GIẬN LÀM CÀN
Cả giận mất khôn
Nhật Hồng vừa chia tay với bạn trai chỉ 2 tuần trước đám cưới. Em bảo do tính em nóng, hay cằn nhằn và phán xét anh ấy nên tình cảm vỡ tan. Sự mất mát khiến em phải ngồi lại nhìn nhận, dằn vặt bản thân vì không hiểu sao em luôn gắt gỏng, sẵn sàng lên án người khác trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Em không thể kiềm chế cảm xúc và luôn nghĩ theo hướng tiêu cực. Ngay cả trong công việc tại bệnh viện, em được khuyên phải nhẹ nhàng hơn trong giao tiếp với bệnh nhân nhưng em cũng không làm được. Em nghĩ mình là một kẻ ích kỷ, vô cảm và khó gần. Em làm nhiều người phật ý vì lời nói “bén như dao” và thái độ tiêu cực khó ưa của mình.
Câu chuyện của Nam Hà cũng chẳng khá hơn. Chồng em là một người rất thương vợ con, mọi thứ đều tốt trừ việc anh ấy không thể gọn gàng, ngăn nắp theo ý Hà. Em lại là người nóng tính, hay cằn nhằn nếu nhìn thấy những gì không thuận theo mắt mình. Nhiều người nhận xét em khó tính, gia trưởng và bốc đồng. Mà thật ra, em cũng biết đó là hạn chế của mình nhưng quá khó để thay đổi. Có lần em lên án, chửi chồng một cách thậm tệ chỉ vì anh bừa bộn, dùng đồ xong không đặt về vị trí cũ. Anh giận, dọn ra ở phòng riêng suốt cả tháng trời. Em cảm thấy mình thiếu đi tính dịu dàng của đàn bà mới ra nông nổi vậy.
“Nóng giận” thế nào để chẳng mất khôn
Ai trong chúng ta cũng từng trải qua nhiều cơn nóng giận, bốc đồng. Rồi sau đó, phần lớn mọi người cảm thấy khó chịu với cách hành xử của mình, hay thất vọng với kết quả mang lại và ước gì chúng ta có thể kiềm chế được cơn giận để mọi chuyện tốt đẹp hơn. Trong một bài viết trên tạp chí Wall Street Journal, các chuyên viên tư vấn tâm lý khẳng định rằng việc vợ/ chồng liên tục cằn nhằn về người kia chiếm tới trên 20% nguyên nhân dẫn đến ly hôn, điều này còn gây tác động tiêu cực hơn cả việc vợ chồng lừa dối nhau.
Khi yêu chúng ta thường rộng lượng, vị tha, bỏ qua cho những lỗi lầm của nhau nhưng sau hôn nhân mỗi người lại chẳng còn đủ kiên nhẫn nói những “lời hay ý đẹp” mà vội vàng thể hiện cái Tôi của mình để thỏa mãn cái mình muốn. Những chuyện hằng ngày tưởng như rất nhỏ nhặt nhưng nếu không biết cách giao tiếp, giải quyết thì về lâu dài sẽ trở thành nghiêm trọng, ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa hai người.
Vậy nên, khi nóng giận, bạn cần để ý những triệu chứng như tim đập nhanh, vã mồ hôi, đỏ mặt, các cơ bắp căng lên giống như bạn đang đối mặt với một trận chiến khốc liệt. Khi đó bạn hít thở thật sâu, nhẹ nhàng rời khỏi phòng, chuyển đến điểm khác. Hoặc bạn có thể đi bộ, lắng nghe một bài hát, xem một bản tin vui ngắn và quay lại giải quyết vấn đề sau 10 phút. Khi bạn thực hiện các bước trên, bạn đã chi phối được cảm xúc khi căng thẳng giúp bạn bình tĩnh hơn. Nói thì dễ nhưng làm thì rất khó. Bạn phải có quyết tâm, và muốn thay đổi thì cơn giận mới được tiết chế tối đa.
Trong cuộc sống cũng như trong tình cảm, cần lắm một tấm lòng vị tha và bao dung. Điều này giúp bạn nhìn nhận vấn đề một cách khách quan. Lối sống “ dĩ hòa vi quý”, cố gắng nhìn nhận mọi thứ một cách ôn hòa, có tốt có xấu, có mặt tích cực và cũng có mặt tiêu cực mang đến sự thanh thản và bình an trong tâm hồn. Do vậy, sẽ khó có được hoàn hảo trong mọi tình huống, đạt được sự tương đối là điều bạn hướng tới.
Sự ích kỷ, cảm tính đôi lúc cũng xuất phát từ việc bạn không hiểu đối phương, không dành cho họ cơ hội để giải thích cũng như lắng nghe bạn. Bạn hoàn toàn có thể nêu lên chính kiến của mình nhưng quan trọng nhất vẫn là cách diễn đạt làm sao tránh làm người khác buồn lòng, tạo nên mâu thuẫn.
Công thức giao tiếp không bạo lực
Bạn có thể áp dụng “ công thức giao tiếp không bạo lực” vào cuộc sống hằng ngày, nó vừa nêu lên được quan điểm cá nhân, vừa làm cho người khác hiểu, tôn trọng và lắng nghe bạn mà không tạo ra tổn thương nào. Công thức bao gồm “ Hành vi, cảm xúc, nhu cầu, giải pháp”. Hành vi là khi một ai đó làm bạn không vui, ngay lúc đó cảm xúc của bạn sẽ rất bực mình, vậy hãy nói lên nhu cầu ngừng hành động đó lại, và đưa ra giải pháp làm bạn hài lòng. Phương pháp này nhấn mạnh cách bạn làm chủ cảm xúc của để không xảy ra nóng giận.
Bạn có thể tham gia các lớp học yoga, thiền, hoặc vận động cơ thể. Điều này giúp ích rất nhiều đến việc cân bằng cảm xúc nội tại. Nếu bạn đang mong muốn có được một mối quan hệ tình cảm tốt đẹp, hãy tập chia sẻ những cảm xúc của mình về công việc, gia đình, bạn bè cho người thân hiểu. Vì những “ dung nham” cảm xúc khi được dồn nén quá lâu sẽ bùng phát rất nhanh.
Việc cằn nhằn, cáu gắt trở thành một thói quen thì chẳng bao giờ giúp cho vướng mắc được tháo gỡ. Những lúc nóng giận bạn dừng lại một giây và nhắc nhở bản thân rằng người sắp phải hứng chịu những lời lẽ nặng nề chính là một nửa yêu thương hoặc ai đó đang cần sự giúp đỡ của bạn. Cơn thịnh nộ sẽ được giảm bớt và bạn cũng sáng suốt hơn khi đưa ra hành động. Thận trọng lựa chọn từ ngữ đối đáp lúc nóng giận cũng là một cách để gìn giữ hạnh phúc, bình an trong cuộc sống.
Nếu có nóng giận, làm ai đó tổn thương; bạn đừng quên trực tiếp xin lỗi và giải thích để mọi người hiểu, thông cảm cho bạn. Đó cũng là cách bạn ghi nhận phần nóng giận của mình, tránh không lập lại, củng cố động lực để thay đổi nhằm không làm ảnh hưởng đến những mối quan hệ sau này.
Sống như bạn chỉ còn một ngày để sống, để khi ngoảnh lại ta không hối tiếc kiếp người chẳng còn bao nhiêu do trước đây nóng giận phung phí quá nhiều. Vậy sướng khổ là do mình chọn, tính cách quyết định số phận, chẳng phải do trời nên hãy hạ quyết tâm thay đổi!
MIA NGUYỄN
Cả giận mất khôn
Nhật Hồng vừa chia tay với bạn trai chỉ 2 tuần trước đám cưới. Em bảo do tính em nóng, hay cằn nhằn và phán xét anh ấy nên tình cảm vỡ tan. Sự mất mát khiến em phải ngồi lại nhìn nhận, dằn vặt bản thân vì không hiểu sao em luôn gắt gỏng, sẵn sàng lên án người khác trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Em không thể kiềm chế cảm xúc và luôn nghĩ theo hướng tiêu cực. Ngay cả trong công việc tại bệnh viện, em được khuyên phải nhẹ nhàng hơn trong giao tiếp với bệnh nhân nhưng em cũng không làm được. Em nghĩ mình là một kẻ ích kỷ, vô cảm và khó gần. Em làm nhiều người phật ý vì lời nói “bén như dao” và thái độ tiêu cực khó ưa của mình.
Câu chuyện của Nam Hà cũng chẳng khá hơn. Chồng em là một người rất thương vợ con, mọi thứ đều tốt trừ việc anh ấy không thể gọn gàng, ngăn nắp theo ý Hà. Em lại là người nóng tính, hay cằn nhằn nếu nhìn thấy những gì không thuận theo mắt mình. Nhiều người nhận xét em khó tính, gia trưởng và bốc đồng. Mà thật ra, em cũng biết đó là hạn chế của mình nhưng quá khó để thay đổi. Có lần em lên án, chửi chồng một cách thậm tệ chỉ vì anh bừa bộn, dùng đồ xong không đặt về vị trí cũ. Anh giận, dọn ra ở phòng riêng suốt cả tháng trời. Em cảm thấy mình thiếu đi tính dịu dàng của đàn bà mới ra nông nổi vậy.
“Nóng giận” thế nào để chẳng mất khôn
Ai trong chúng ta cũng từng trải qua nhiều cơn nóng giận, bốc đồng. Rồi sau đó, phần lớn mọi người cảm thấy khó chịu với cách hành xử của mình, hay thất vọng với kết quả mang lại và ước gì chúng ta có thể kiềm chế được cơn giận để mọi chuyện tốt đẹp hơn. Trong một bài viết trên tạp chí Wall Street Journal, các chuyên viên tư vấn tâm lý khẳng định rằng việc vợ/ chồng liên tục cằn nhằn về người kia chiếm tới trên 20% nguyên nhân dẫn đến ly hôn, điều này còn gây tác động tiêu cực hơn cả việc vợ chồng lừa dối nhau.
Khi yêu chúng ta thường rộng lượng, vị tha, bỏ qua cho những lỗi lầm của nhau nhưng sau hôn nhân mỗi người lại chẳng còn đủ kiên nhẫn nói những “lời hay ý đẹp” mà vội vàng thể hiện cái Tôi của mình để thỏa mãn cái mình muốn. Những chuyện hằng ngày tưởng như rất nhỏ nhặt nhưng nếu không biết cách giao tiếp, giải quyết thì về lâu dài sẽ trở thành nghiêm trọng, ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa hai người.
Vậy nên, khi nóng giận, bạn cần để ý những triệu chứng như tim đập nhanh, vã mồ hôi, đỏ mặt, các cơ bắp căng lên giống như bạn đang đối mặt với một trận chiến khốc liệt. Khi đó bạn hít thở thật sâu, nhẹ nhàng rời khỏi phòng, chuyển đến điểm khác. Hoặc bạn có thể đi bộ, lắng nghe một bài hát, xem một bản tin vui ngắn và quay lại giải quyết vấn đề sau 10 phút. Khi bạn thực hiện các bước trên, bạn đã chi phối được cảm xúc khi căng thẳng giúp bạn bình tĩnh hơn. Nói thì dễ nhưng làm thì rất khó. Bạn phải có quyết tâm, và muốn thay đổi thì cơn giận mới được tiết chế tối đa.
Trong cuộc sống cũng như trong tình cảm, cần lắm một tấm lòng vị tha và bao dung. Điều này giúp bạn nhìn nhận vấn đề một cách khách quan. Lối sống “ dĩ hòa vi quý”, cố gắng nhìn nhận mọi thứ một cách ôn hòa, có tốt có xấu, có mặt tích cực và cũng có mặt tiêu cực mang đến sự thanh thản và bình an trong tâm hồn. Do vậy, sẽ khó có được hoàn hảo trong mọi tình huống, đạt được sự tương đối là điều bạn hướng tới.
Sự ích kỷ, cảm tính đôi lúc cũng xuất phát từ việc bạn không hiểu đối phương, không dành cho họ cơ hội để giải thích cũng như lắng nghe bạn. Bạn hoàn toàn có thể nêu lên chính kiến của mình nhưng quan trọng nhất vẫn là cách diễn đạt làm sao tránh làm người khác buồn lòng, tạo nên mâu thuẫn.
Công thức giao tiếp không bạo lực
Bạn có thể áp dụng “ công thức giao tiếp không bạo lực” vào cuộc sống hằng ngày, nó vừa nêu lên được quan điểm cá nhân, vừa làm cho người khác hiểu, tôn trọng và lắng nghe bạn mà không tạo ra tổn thương nào. Công thức bao gồm “ Hành vi, cảm xúc, nhu cầu, giải pháp”. Hành vi là khi một ai đó làm bạn không vui, ngay lúc đó cảm xúc của bạn sẽ rất bực mình, vậy hãy nói lên nhu cầu ngừng hành động đó lại, và đưa ra giải pháp làm bạn hài lòng. Phương pháp này nhấn mạnh cách bạn làm chủ cảm xúc của để không xảy ra nóng giận.
Bạn có thể tham gia các lớp học yoga, thiền, hoặc vận động cơ thể. Điều này giúp ích rất nhiều đến việc cân bằng cảm xúc nội tại. Nếu bạn đang mong muốn có được một mối quan hệ tình cảm tốt đẹp, hãy tập chia sẻ những cảm xúc của mình về công việc, gia đình, bạn bè cho người thân hiểu. Vì những “ dung nham” cảm xúc khi được dồn nén quá lâu sẽ bùng phát rất nhanh.
Việc cằn nhằn, cáu gắt trở thành một thói quen thì chẳng bao giờ giúp cho vướng mắc được tháo gỡ. Những lúc nóng giận bạn dừng lại một giây và nhắc nhở bản thân rằng người sắp phải hứng chịu những lời lẽ nặng nề chính là một nửa yêu thương hoặc ai đó đang cần sự giúp đỡ của bạn. Cơn thịnh nộ sẽ được giảm bớt và bạn cũng sáng suốt hơn khi đưa ra hành động. Thận trọng lựa chọn từ ngữ đối đáp lúc nóng giận cũng là một cách để gìn giữ hạnh phúc, bình an trong cuộc sống.
Nếu có nóng giận, làm ai đó tổn thương; bạn đừng quên trực tiếp xin lỗi và giải thích để mọi người hiểu, thông cảm cho bạn. Đó cũng là cách bạn ghi nhận phần nóng giận của mình, tránh không lập lại, củng cố động lực để thay đổi nhằm không làm ảnh hưởng đến những mối quan hệ sau này.
Sống như bạn chỉ còn một ngày để sống, để khi ngoảnh lại ta không hối tiếc kiếp người chẳng còn bao nhiêu do trước đây nóng giận phung phí quá nhiều. Vậy sướng khổ là do mình chọn, tính cách quyết định số phận, chẳng phải do trời nên hãy hạ quyết tâm thay đổi!
MIA NGUYỄN