TÌNH YÊU ĐỘC HẠI
TÌNH YÊU ĐỘC HẠI
Có những người đứng trước bờ vực của một mối quan hệ, họ chấp nhận từ bỏ và quay lưng bước đi một cách kiêu hãnh. Lại có những người, dù cõi lòng đã bị đối phương làm tổn thương đến mức thê thảm, họ vẫn nhất quyết bám víu, cầu cạnh một tình yêu vốn đã biến thành sự ban phát hay lòng thương hại.
Có một câu chuyện đau lòng kinh điển thế này. Chị vợ là một người phụ nữ tần tảo, lam lũ và chịu thương chịu khó, một tay chăm lo con cái và quán xuyến mọi thứ cho gia đình. Gã chồng lại là một kẻ bợm rượu và vô công rỗi nghề. Tấn bi kịch lặp đi lặp lại như thế này, sau khi chè chén no say, hắn về nhà và trút lên vợ mình những trận đòn roi không dứt. Khắp người chị đều là những vết bầm tím, vết thương cũ chưa lành thì vết thương mới đã xuất hiện. Nhưng chị không bao giờ nghĩ đến việc ly hôn, vì nghĩ rằng mình phải cam chịu, phải cố gắng vì con.
Bi kịch bị đối xử tệ bạc không chỉ diễn ra sau hôn nhân, nhiều cô gái dù chỉ mới là tình nhân nhưng đã bị người yêu coi thường và khinh rẻ. Tôi từng thấy một cô bé bị bạn trai tát đến đỏ cả má và bật khóc giữa đường. Nhưng chỉ cần gã người yêu đó nói ngọt một chút, giả vờ xin lỗi vài câu hay mua cho vài món quà xoa dịu thì nạn nhân lại bỏ qua, tặc lưỡi nghĩ rằng “yêu nhau yêu cả đường đi lối về”. Cơ hội “sửa sai” cứ thế được tạo ra quá nhiều lần, đến mức trở nên rẻ rúng.
Sự nhu nhược này có lẽ xuất phát trước hết từ những định kiến về chuẩn mực đạo đức trong xã hội. Chúng ta đã dành quá nhiều thời gian để đánh tráo khái niệm và trói buộc con người. Rằng phụ nữ từ khi sinh ra đã thấp hơn đàn ông một cái đầu, đã mang sứ mệnh phải hy sinh, cam chịu vì gia đình của mình. Ly hôn thường bị cả xã hội đàm tiếu, đồng nghĩa với vô số điều tiếng từ người ngoài, đến mức cả đời cũng không thể ngóc đầu lên được nữa.
Cũng có những người mải mê cố chấp trong một tình yêu chỉ toàn sự xin xỏ, bấu víu vì họ sợ cô đơn và sợ bị bỏ rơi. Họ ngại phải tốn thời gian để bắt đầu lại từ vạch xuất phát với một người mới, một mối quan hệ mới. Họ chùn bước trước viễn cảnh phải từ bỏ một người từng thân thiết, cũng là người từng lắng nghe mọi sẻ chia nhỏ nhặt, nắm giữ những điều riêng tư nhất của bản thân. Cứ thế, họ mềm lòng trước những lời hứa hẹn và ngọt ngào ngụy tạo. Họ tự thắp lên một niềm tin huyễn hoặc, rằng mình sẽ thay đổi được đối phương.
Trước khi yêu một người, hãy học cách yêu bản thân mình trước tiên. Mỗi người chúng ta đều có giá trị riêng. Ai cũng xứng đáng được tôn trọng. Sự tôn trọng cũng là một trong những cơ sở đầu tiên của một mối quan hệ lâu dài. Làm sao có thể thật lòng yêu nhau, hy sinh cho nhau khi người này không ngừng bạo hành cảm xúc và dẫm đạp lên tình cảm của người kia?
Hãy bình tĩnh lại và tự hỏi bản thân xem người yêu, người bạn đời hiện tại có làm bạn trở nên tích cực và hạnh phúc hơn, hay ít nhất là có làm bạn cảm thấy mình được tôn trọng hay không. Nếu câu trả lời là không, đừng ngại ngần bước ra khỏi tình yêu độc hại đó và tự tặng bản thân một cơ hội mới xứng đáng hơn.
Vốn dĩ con người yêu nhau là để được sẻ chia, nương tựa lẫn nhau và đem lại hạnh phúc cho nhau. Nếu mối quan hệ hiện có chỉ còn lại sự đau khổ và đày đọa, bạn buộc phải học cách từ bỏ. Đừng hạ mình để cầu cạnh lòng thương hại hay tình cảm ban phát, nhất là khi người đó không thật sự xứng đáng.
Không phải người ta thường nói đau một lần rồi thôi đấy sao? Thà rằng bây giờ bạn cứ mạnh dạn buông tay, còn hơn là cả cuộc đời về sau phải sống với những nỗi đau hay sự dày vò, đày đọa triền miên và dai dẳng. Hà cớ gì phải oằn mình chịu đựng, gò bó bản thân trong một mối quan hệ khổ sở khi bạn xứng đáng có được hạnh phúc trọn vẹn hơn thế?
Đã đến lúc dừng lại. Đừng nuối tiếc và cố chấp trông chờ vào một tình yêu chắp vá tạm bợ. Cũng đừng tiếp tục nhân danh tình yêu để bào chữa cho sự cam chịu nhu nhược, mềm yếu của mình. Hãy là một người kiêu hãnh, biết từ bỏ kiểu tình yêu độc hại một cách mạnh mẽ và kiên cường. Rồi những giọt nước mắt của ngày hôm nay cũng sẽ được hong khô, để mai này bạn lại có thể tự tin mỉm cười hạnh phúc.
CATHERINE
Có những người đứng trước bờ vực của một mối quan hệ, họ chấp nhận từ bỏ và quay lưng bước đi một cách kiêu hãnh. Lại có những người, dù cõi lòng đã bị đối phương làm tổn thương đến mức thê thảm, họ vẫn nhất quyết bám víu, cầu cạnh một tình yêu vốn đã biến thành sự ban phát hay lòng thương hại.
Có một câu chuyện đau lòng kinh điển thế này. Chị vợ là một người phụ nữ tần tảo, lam lũ và chịu thương chịu khó, một tay chăm lo con cái và quán xuyến mọi thứ cho gia đình. Gã chồng lại là một kẻ bợm rượu và vô công rỗi nghề. Tấn bi kịch lặp đi lặp lại như thế này, sau khi chè chén no say, hắn về nhà và trút lên vợ mình những trận đòn roi không dứt. Khắp người chị đều là những vết bầm tím, vết thương cũ chưa lành thì vết thương mới đã xuất hiện. Nhưng chị không bao giờ nghĩ đến việc ly hôn, vì nghĩ rằng mình phải cam chịu, phải cố gắng vì con.
Bi kịch bị đối xử tệ bạc không chỉ diễn ra sau hôn nhân, nhiều cô gái dù chỉ mới là tình nhân nhưng đã bị người yêu coi thường và khinh rẻ. Tôi từng thấy một cô bé bị bạn trai tát đến đỏ cả má và bật khóc giữa đường. Nhưng chỉ cần gã người yêu đó nói ngọt một chút, giả vờ xin lỗi vài câu hay mua cho vài món quà xoa dịu thì nạn nhân lại bỏ qua, tặc lưỡi nghĩ rằng “yêu nhau yêu cả đường đi lối về”. Cơ hội “sửa sai” cứ thế được tạo ra quá nhiều lần, đến mức trở nên rẻ rúng.
Sự nhu nhược này có lẽ xuất phát trước hết từ những định kiến về chuẩn mực đạo đức trong xã hội. Chúng ta đã dành quá nhiều thời gian để đánh tráo khái niệm và trói buộc con người. Rằng phụ nữ từ khi sinh ra đã thấp hơn đàn ông một cái đầu, đã mang sứ mệnh phải hy sinh, cam chịu vì gia đình của mình. Ly hôn thường bị cả xã hội đàm tiếu, đồng nghĩa với vô số điều tiếng từ người ngoài, đến mức cả đời cũng không thể ngóc đầu lên được nữa.
Cũng có những người mải mê cố chấp trong một tình yêu chỉ toàn sự xin xỏ, bấu víu vì họ sợ cô đơn và sợ bị bỏ rơi. Họ ngại phải tốn thời gian để bắt đầu lại từ vạch xuất phát với một người mới, một mối quan hệ mới. Họ chùn bước trước viễn cảnh phải từ bỏ một người từng thân thiết, cũng là người từng lắng nghe mọi sẻ chia nhỏ nhặt, nắm giữ những điều riêng tư nhất của bản thân. Cứ thế, họ mềm lòng trước những lời hứa hẹn và ngọt ngào ngụy tạo. Họ tự thắp lên một niềm tin huyễn hoặc, rằng mình sẽ thay đổi được đối phương.
Trước khi yêu một người, hãy học cách yêu bản thân mình trước tiên. Mỗi người chúng ta đều có giá trị riêng. Ai cũng xứng đáng được tôn trọng. Sự tôn trọng cũng là một trong những cơ sở đầu tiên của một mối quan hệ lâu dài. Làm sao có thể thật lòng yêu nhau, hy sinh cho nhau khi người này không ngừng bạo hành cảm xúc và dẫm đạp lên tình cảm của người kia?
Hãy bình tĩnh lại và tự hỏi bản thân xem người yêu, người bạn đời hiện tại có làm bạn trở nên tích cực và hạnh phúc hơn, hay ít nhất là có làm bạn cảm thấy mình được tôn trọng hay không. Nếu câu trả lời là không, đừng ngại ngần bước ra khỏi tình yêu độc hại đó và tự tặng bản thân một cơ hội mới xứng đáng hơn.
Vốn dĩ con người yêu nhau là để được sẻ chia, nương tựa lẫn nhau và đem lại hạnh phúc cho nhau. Nếu mối quan hệ hiện có chỉ còn lại sự đau khổ và đày đọa, bạn buộc phải học cách từ bỏ. Đừng hạ mình để cầu cạnh lòng thương hại hay tình cảm ban phát, nhất là khi người đó không thật sự xứng đáng.
Không phải người ta thường nói đau một lần rồi thôi đấy sao? Thà rằng bây giờ bạn cứ mạnh dạn buông tay, còn hơn là cả cuộc đời về sau phải sống với những nỗi đau hay sự dày vò, đày đọa triền miên và dai dẳng. Hà cớ gì phải oằn mình chịu đựng, gò bó bản thân trong một mối quan hệ khổ sở khi bạn xứng đáng có được hạnh phúc trọn vẹn hơn thế?
Đã đến lúc dừng lại. Đừng nuối tiếc và cố chấp trông chờ vào một tình yêu chắp vá tạm bợ. Cũng đừng tiếp tục nhân danh tình yêu để bào chữa cho sự cam chịu nhu nhược, mềm yếu của mình. Hãy là một người kiêu hãnh, biết từ bỏ kiểu tình yêu độc hại một cách mạnh mẽ và kiên cường. Rồi những giọt nước mắt của ngày hôm nay cũng sẽ được hong khô, để mai này bạn lại có thể tự tin mỉm cười hạnh phúc.
CATHERINE