TÁI TẠO NĂNG LƯỢNG ĐỂ HẠNH PHÚC
TÁI TẠO NĂNG LƯỢNG ĐỂ HẠNH PHÚC
Chị lại vừa đánh con vì nó chẳng chịu ngủ mà cứ ngọa nguậy rồi khóc thét. Con khóc, chị bất lực bỏ mặc nó và trốn vào toilet. Được một lúc, chị lại chạy ra, ôm con vào lòng, chị khóc, con khóc. Đứa trẻ khóc mệt, lăn ra ngủ còn chị cứ thế ngồi nhìn con mà đờ đẫn, rã rời.
Chị gần như phát điên suốt cả năm nay trong căn phòng trọ nhỏ hẹp này. Một mình vật lộn với đứa trẻ chỉ vừa mới bật được vài cơ chế cơ bản của những ngày đầu đời: ăn, ngủ, khóc, cười rồi khóc, cười, ăn, ngủ…
Anh đi làm xa, về đến nhà đã hơn tám giờ tối. Chị dọn cơm cho anh ăn và ngồi huyên thuyên kể chuyện về con, hôm nay nó ra sao, ăn gì, khóc quấy thế nào, đã làm được động tác nào… Anh nghe một ngày, hai ngày, ba ngày vẫn còn hứng thú nhưng những câu chuyện giống nhau lặp đi lặp lại, nó chợt khiến anh thấy “ngán” và cũng lảng tránh nghe. Nhưng thế giới của chị sau khi nghỉ việc ở nhà sinh con và chăm con chỉ có thế. Mối quan tâm thu hẹp lại với nhân vật chính là đứa trẻ mà thôi. Chị biết kể gì khác bây giờ.
Thời gian chơi với con cũng ít dần đi, rất nhiều ngày ăn cơm xong, anh chỉ muốn đi ngủ sớm. Cuối tuần hầu như anh chỉ ngủ, hoặc đi đâu đó với bạn bè để giải tỏa căng thẳng. Chị biết anh mệt nhiều, áp lực kinh tế của một gia đình trẻ với ba miệng ăn, và cả công việc xa nhà, đi sớm về khuya đã khiến anh không còn đủ năng lượng để chu toàn mọi thứ, chẳng đủ thời gian để chia sẻ với chị về chuyện con cái huống hồ chi là những tâm sự của riêng chị. Chị hiểu hết gánh lo mà anh đang mang vác trên vai. Nhưng thực sự, chị thèm những cuối tuần khi ở nhà, thay vì anh đi với bạn, anh sẽ rủ chị đi đâu đó cà phê, hay chỉ cần bước ra khỏi nhà, vi vu đâu đó một vài vòng hóng gió, nói chuyện phiếm rồi về nhà.
Phải chăng anh đã quá vô tâm?
Chị nghĩ nhiều về quá khứ, trước khi có con, trước khi áp lực về cuộc sống đè nặng thì anh và chị đã có những khoảng thời gian vợ chồng son vô cùng hạnh phúc. Chính vì ý nghĩ này và những lo lắng cũng như cảm xúc không thể giải tỏa và chia sẻ trong những ngày chăm con đã khiến lý trí của chị không dưới ba lần bị che lấp bởi suy nghĩ tiêu cực. Chị đã đánh con – đứa trẻ còn đang giai đoạn chưa biết nó là ai, đang ở đâu – vì những uất ức này để rồi khóc òa nức nở, hối hận và căm ghét chính bản thân mình.
Chị mua thuốc bổ cho anh để anh có thể có sức khỏe hơn và có dư một ít năng lượng để chơi đùa với con. Nhưng có lẽ, tâm sức của chị bị bỏ qua nhanh chóng khi anh không bao giờ để tâm và nhớ để uống chỗ thuốc ấy. Một lần nữa, chị thất vọng và bất lực.
…
Sự khôi phục năng lượng là điều quan trọng để duy trì cuộc sống hạnh phúc. Đối với đời sống gia đình, sự khôi phục năng lượng lại trở nên cực kì quan trọng.
Hầu hết chúng ta đều bị những mệt mỏi cuối ngày làm kiệt quệ về tinh thần và cạn kiệt năng lượng để thưởng thức cuộc sống sau một ngày dài mê mải với công việc.
Mất năng lượng đồng nghĩa với việc mất luôn thời giờ để quan tâm những người quý giá trong cuộc sống. Đây chính là nguyên nhân cốt lõi gây mâu thuẫn và những khoảng lặng bất khả kháng trong đời sống gia đình. Thay vì cứ viện lí do mệt mỏi để thoái thác, phải chăng chúng ta nên nhìn nhận và tìm giải pháp cho bản thân mình.
Ý thức một cách nghiêm túc để tìm cách có được một sức khỏe tốt cộng với tăng cường khả năng phục hồi lại năng lượng là điều vô cùng cần thiết. Vì người bạn đời của bạn có thể cảm thông với bạn nhiều lần do những trắc trở, thay đổi ban đầu nhưng nếu điều ấy kéo dài một cách quá đáng thì bạn đã thực sự hời hợt đối với chính hạnh phúc của mình và thậm chí là thiếu trách nhiệm.
Cách phục hồi năng lượng thì tùy vào điều kiện của mỗi cá nhân và chúng ta cần phải tìm được cách phù hợp với điều kiện sống của chính mình thì mới hiệu quả và có thể duy trì được lâu dài.
Những gợi ý bên dưới chỉ có tính tham khảo và vận dụng như thế nào là tùy vào hoàn cảnh cá nhân của chúng ta.
Về cơ bản, năng lượng của chúng ta sẽ đến từ 4 nguồn chính: cơ thể, cảm xúc, tâm trí, tinh thần. Chúng ta nên xem xét thật kỹ và cố gắng tái tạo lại năng lượng càng nhiều càng tốt từ 4 nguồn này.
Cơ thể
- Cố gắng ngủ đủ giấc
- Không bỏ bữa sáng
- Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày hoặc 3 lần một tuần nếu thời gian hạn hẹp.
- Nghỉ ngơi giữa ngày khoảng 15 phút
- Bổ sung vitamin từ thực phẩm chức năng nếu chế độ ăn thiếu dinh dưỡng cần thiết.
Cảm xúc
- Cố gắng kiểm soát bản thân khỏi những cảm xúc tiêu cực như cáu gắt, nóng vội, lo lắng, đặc biệt khi công việc đang gấp.
- Khi ở cùng gia đình và những người thân yêu, hãy thực sự tập trung vào họ.
- Dành thời gian cho những hoạt động mà mình cực kỳ yêu thích
- Tận hưởng những thành công và may mắn với người bạn đời của bạn.
Tâm trí
- Tập trung một việc tại một thời điểm nhất định
- Tập trung thời gian cho những công việc tạo ra giá trị lâu dài thay vì chỉ xử lí những công việc và yêu cầu khẩn cấp
- Nên dành thời gian để chiêm nghiệm và nhìn lại công việc cũng như thay đổi khi cần thiết một cách có kế hoạch hơn.
- Không làm việc vào những ngày nghỉ và dành thời gian đó cho gia đình.
Tinh thần
- Dành thời giờ nhất định cho những việc mình thích làm
- Hạn chế những suy nghĩ tiêu cực và những lời than vãn
- Hãy tập sống ngăn nắp và sống tối giản hơn để tinh thần được thoải mái nhất có thể khi trở về nhà và tận hưởng không gian được gọi là “nhà”.
- Đừng bao giờ để người bạn đời của bạn thành “người thừa”. Trong lúc bạn đang xuống tinh thần nhất, hãy trò chuyện cùng họ.
Đọc giả có thể gửi đặt lịch tư vấn, chia sẻ câu hỏi hoặc câu chuyện của bạn đến chúng tôi qua email: info@ladiesofvietnam.net. Chân thành cảm ơn và hẹn gặp các bạn trong những chương trình sắp tới.
LẠC NHIÊN
Chị lại vừa đánh con vì nó chẳng chịu ngủ mà cứ ngọa nguậy rồi khóc thét. Con khóc, chị bất lực bỏ mặc nó và trốn vào toilet. Được một lúc, chị lại chạy ra, ôm con vào lòng, chị khóc, con khóc. Đứa trẻ khóc mệt, lăn ra ngủ còn chị cứ thế ngồi nhìn con mà đờ đẫn, rã rời.
Chị gần như phát điên suốt cả năm nay trong căn phòng trọ nhỏ hẹp này. Một mình vật lộn với đứa trẻ chỉ vừa mới bật được vài cơ chế cơ bản của những ngày đầu đời: ăn, ngủ, khóc, cười rồi khóc, cười, ăn, ngủ…
Anh đi làm xa, về đến nhà đã hơn tám giờ tối. Chị dọn cơm cho anh ăn và ngồi huyên thuyên kể chuyện về con, hôm nay nó ra sao, ăn gì, khóc quấy thế nào, đã làm được động tác nào… Anh nghe một ngày, hai ngày, ba ngày vẫn còn hứng thú nhưng những câu chuyện giống nhau lặp đi lặp lại, nó chợt khiến anh thấy “ngán” và cũng lảng tránh nghe. Nhưng thế giới của chị sau khi nghỉ việc ở nhà sinh con và chăm con chỉ có thế. Mối quan tâm thu hẹp lại với nhân vật chính là đứa trẻ mà thôi. Chị biết kể gì khác bây giờ.
Thời gian chơi với con cũng ít dần đi, rất nhiều ngày ăn cơm xong, anh chỉ muốn đi ngủ sớm. Cuối tuần hầu như anh chỉ ngủ, hoặc đi đâu đó với bạn bè để giải tỏa căng thẳng. Chị biết anh mệt nhiều, áp lực kinh tế của một gia đình trẻ với ba miệng ăn, và cả công việc xa nhà, đi sớm về khuya đã khiến anh không còn đủ năng lượng để chu toàn mọi thứ, chẳng đủ thời gian để chia sẻ với chị về chuyện con cái huống hồ chi là những tâm sự của riêng chị. Chị hiểu hết gánh lo mà anh đang mang vác trên vai. Nhưng thực sự, chị thèm những cuối tuần khi ở nhà, thay vì anh đi với bạn, anh sẽ rủ chị đi đâu đó cà phê, hay chỉ cần bước ra khỏi nhà, vi vu đâu đó một vài vòng hóng gió, nói chuyện phiếm rồi về nhà.
Phải chăng anh đã quá vô tâm?
Chị nghĩ nhiều về quá khứ, trước khi có con, trước khi áp lực về cuộc sống đè nặng thì anh và chị đã có những khoảng thời gian vợ chồng son vô cùng hạnh phúc. Chính vì ý nghĩ này và những lo lắng cũng như cảm xúc không thể giải tỏa và chia sẻ trong những ngày chăm con đã khiến lý trí của chị không dưới ba lần bị che lấp bởi suy nghĩ tiêu cực. Chị đã đánh con – đứa trẻ còn đang giai đoạn chưa biết nó là ai, đang ở đâu – vì những uất ức này để rồi khóc òa nức nở, hối hận và căm ghét chính bản thân mình.
Chị mua thuốc bổ cho anh để anh có thể có sức khỏe hơn và có dư một ít năng lượng để chơi đùa với con. Nhưng có lẽ, tâm sức của chị bị bỏ qua nhanh chóng khi anh không bao giờ để tâm và nhớ để uống chỗ thuốc ấy. Một lần nữa, chị thất vọng và bất lực.
…
Sự khôi phục năng lượng là điều quan trọng để duy trì cuộc sống hạnh phúc. Đối với đời sống gia đình, sự khôi phục năng lượng lại trở nên cực kì quan trọng.
Hầu hết chúng ta đều bị những mệt mỏi cuối ngày làm kiệt quệ về tinh thần và cạn kiệt năng lượng để thưởng thức cuộc sống sau một ngày dài mê mải với công việc.
Mất năng lượng đồng nghĩa với việc mất luôn thời giờ để quan tâm những người quý giá trong cuộc sống. Đây chính là nguyên nhân cốt lõi gây mâu thuẫn và những khoảng lặng bất khả kháng trong đời sống gia đình. Thay vì cứ viện lí do mệt mỏi để thoái thác, phải chăng chúng ta nên nhìn nhận và tìm giải pháp cho bản thân mình.
Ý thức một cách nghiêm túc để tìm cách có được một sức khỏe tốt cộng với tăng cường khả năng phục hồi lại năng lượng là điều vô cùng cần thiết. Vì người bạn đời của bạn có thể cảm thông với bạn nhiều lần do những trắc trở, thay đổi ban đầu nhưng nếu điều ấy kéo dài một cách quá đáng thì bạn đã thực sự hời hợt đối với chính hạnh phúc của mình và thậm chí là thiếu trách nhiệm.
Cách phục hồi năng lượng thì tùy vào điều kiện của mỗi cá nhân và chúng ta cần phải tìm được cách phù hợp với điều kiện sống của chính mình thì mới hiệu quả và có thể duy trì được lâu dài.
Những gợi ý bên dưới chỉ có tính tham khảo và vận dụng như thế nào là tùy vào hoàn cảnh cá nhân của chúng ta.
Về cơ bản, năng lượng của chúng ta sẽ đến từ 4 nguồn chính: cơ thể, cảm xúc, tâm trí, tinh thần. Chúng ta nên xem xét thật kỹ và cố gắng tái tạo lại năng lượng càng nhiều càng tốt từ 4 nguồn này.
Cơ thể
- Cố gắng ngủ đủ giấc
- Không bỏ bữa sáng
- Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày hoặc 3 lần một tuần nếu thời gian hạn hẹp.
- Nghỉ ngơi giữa ngày khoảng 15 phút
- Bổ sung vitamin từ thực phẩm chức năng nếu chế độ ăn thiếu dinh dưỡng cần thiết.
Cảm xúc
- Cố gắng kiểm soát bản thân khỏi những cảm xúc tiêu cực như cáu gắt, nóng vội, lo lắng, đặc biệt khi công việc đang gấp.
- Khi ở cùng gia đình và những người thân yêu, hãy thực sự tập trung vào họ.
- Dành thời gian cho những hoạt động mà mình cực kỳ yêu thích
- Tận hưởng những thành công và may mắn với người bạn đời của bạn.
Tâm trí
- Tập trung một việc tại một thời điểm nhất định
- Tập trung thời gian cho những công việc tạo ra giá trị lâu dài thay vì chỉ xử lí những công việc và yêu cầu khẩn cấp
- Nên dành thời gian để chiêm nghiệm và nhìn lại công việc cũng như thay đổi khi cần thiết một cách có kế hoạch hơn.
- Không làm việc vào những ngày nghỉ và dành thời gian đó cho gia đình.
Tinh thần
- Dành thời giờ nhất định cho những việc mình thích làm
- Hạn chế những suy nghĩ tiêu cực và những lời than vãn
- Hãy tập sống ngăn nắp và sống tối giản hơn để tinh thần được thoải mái nhất có thể khi trở về nhà và tận hưởng không gian được gọi là “nhà”.
- Đừng bao giờ để người bạn đời của bạn thành “người thừa”. Trong lúc bạn đang xuống tinh thần nhất, hãy trò chuyện cùng họ.
Đọc giả có thể gửi đặt lịch tư vấn, chia sẻ câu hỏi hoặc câu chuyện của bạn đến chúng tôi qua email: info@ladiesofvietnam.net. Chân thành cảm ơn và hẹn gặp các bạn trong những chương trình sắp tới.
LẠC NHIÊN