TA NÊN YÊU NGƯỜI BAO NHIÊU PHẦN TRĂM
TA NÊN YÊU NGƯỜI BAO NHIÊU PHẦN TRĂM
Có một số quan điểm cho rằng để bảo vệ bản thân khỏi tổn thương, chúng ta nên chỉ dùng 80% trái tim của mình để đi yêu một người mà thôi. Để một ngày nào đó, người ta quay lưng đi, mình vẫn còn 20% để mà phục hồi và đứng dậy.
Nhưng xin mạo muội hỏi bạn một câu rằng, bạn sẽ đồng cảm với quan điểm này vào lúc nào? Chắc chắn đó là khi bạn chưa từng yêu hoặc là bạn vừa trải qua một đoạn tình đầy nước mắt.
Vào buổi ban đầu nhiều mộng mơ, chúng ta chạm nhẹ vào tình yêu bằng cái rung động đầu đời trước một ánh mắt, một nụ cười, một dáng áo sơ mi đóng thùng thư sinh, lịch lãm. Tình yêu đầu đời là khúc nhạc mà giai điệu của nó luôn khiến mình mỉm cười, xao xuyến.
Chỉ tiếc rằng hơn 80% các mối tình đầu thời học sinh thường trôi qua mà không có quả ngọt. Nhưng cũng lại may mắn vì vết thương tình đầu ở thời học sinh thường không sâu mà nó lại có một chút dư vị đáng nhớ.
Như một chiếc áo được tặng và mình rất thích, rồi nó bị vấy bẩn, mình không mặc nữa nhưng vì nó là kỉ niệm nên vẫn xếp vào một góc. Thi thoảng mình bắt gặp nó trong góc kỉ niệm ấy và mỉm cười nhớ về người tặng và việc mình đã từng rất thích nó, lẫn một chút tiếc nuối vì không thể mặc lại được nữa.
Tình yêu này đến và đi, tuyệt nhiên không hề có chút toan tính. Những trái tim màu hồng của tuổi này chẳng có khái niệm về cái gọi là cho đi và giữ lại bao giờ.
Cho nên những nỗi đau sâu sắc của ái tình thường sẽ xuất hiện ở mối tình thứ hai sau thời hoa mộng hoặc ở tình đầu của những ai đã không vội “yêu sớm”. Vì chúng ta đã trưởng thành hơn một chút, tình cảm không còn là một chút thoáng qua nữa.
Chúng ta yêu trong tư thế hướng về một ngày chung đôi trên lễ đường hoặc trước bàn thờ gia tiên. Đây là lúc tình cảm và lí trí sẽ được đặt lên bàn cân. Và lúc này, nếu như bạn biết đến và áp dụng quan niệm 80% bên trên vào cuộc tình của mình, thì điều gì sẽ xảy ra?
Từ một góc nhìn khác, khi bạn đưa quan niệm 80% này vào tình cảm, có nghĩa là bạn đang không tin tưởng vào người mình yêu, cũng đồng nghĩa với việc bạn không tin vào chính bản thân mình. Và nếu bạn đã không tin vào chính mình, thì việc giữ lại 20% làm bùa hộ thân sẽ chẳng có tác dụng. Vì sự tan vỡ nó sẽ đến từ chính bạn bởi niềm tin ấy bị khiếm khuyết ngay từ đầu.
Khi bạn yêu một người, có nghĩa là bạn ngưỡng mộ ưu điểm và đồng thời chấp nhận khuyết điểm của anh ấy. Bạn đưa 80% này vào công thức yêu của bạn, đồng nghĩa với việc 20% còn lại sẽ hoang mang với khuyết điểm của anh ấy. 20% ấy có khả năng sẽ làm bạn lăn tăn, xúi giục bạn so sánh với một người nào khác tình cờ xuất hiện và đưa bạn vào thế đứng núi này trông núi nọ.
Khi bạn yêu một người mà bạn chuẩn bị sẵn 20% kia thì tâm lý của bạn đã không đủ vững để mà theo đuổi mối tình đó. Vậy thì tốt hơn hết bạn không nên yêu ai cả. Đó mới là phương thức tự vệ hoàn toàn.
Và đấy là chưa xét đến câu hỏi hóc búa hơn là bạn cân trái tim mình như thế nào mà lấy ra được 80% để yêu. Cho nên, đừng bao giờ để quan điểm này xuất hiện trong đầu bạn.
Yêu là cho đi. Nói như vậy, không có nghĩa là bạn mang sạch sành sanh mọi thứ dâng cho ai đó một cách mù quáng. Không thể một sớm một chiều tin tưởng quá mức được, vì dù sao họ cũng là người dưng.
Bạn đương nhiên là sẽ phải dùng lí trí để đánh giá người mà bạn để ý trước khi trao đi tình cảm của mình. Và đó trở thành chọn lựa của bạn. Tất cả mọi hạnh phúc hay đau khổ là kết quả của chuỗi lựa chọn của bạn. Và phải dứt khoát, tiếp tục hoặc ngừng, yêu hoặc không yêu.
Nếu như bạn không may mắn, bạn đánh giá sai và cuộc tình ấy tan vỡ thì tất nhiên mình sẽ phải trả giá cho sai lầm đó. Chuyện đau khổ là không thể tránh đi được.
Nhưng đời người rất dài, người bạn gặp rất nhiều, bạn sẽ sai có khi không chỉ một lần nhưng khi sai thì bạn có quyền chọn lại. Còn việc bạn không đứng lên được là do bạn không biết cách hoặc không muốn sử dụng quyền lựa chọn ấy một lần nữa mà thôi. Và đó lại là một chọn lựa khác của bạn.
Tóm lại, khi yêu ai đó, bạn phải tin vào chính bạn. Khi chia tay ai đó, bạn vẫn tin vào chính bản thân mình thì mới có thể vượt qua được cú sốc ấy.
Thay vì ngồi cân đo hay đong đếm trái tim, bạn nên có tất cả những gì cần có cho riêng bản thân mình.
- Một công việc yêu thích và có thu nhập ổn định.
- Kiến thức xã hội và thường thức đủ để có thêm những mối quan tâm và giải tỏa áp lực cuộc sống.
- Những mối quan hệ xã hội bền vững, như hội bạn thân, tri kỷ… Và khi yêu bạn không nên chỉ biết đến người mình yêu mà cần duy trì sự cân bằng đến các mối quan hệ khác nữa. Vì họ mới là những người ở bên cạnh bạn lúc chênh vênh.
- Niềm tin vào bản thân và quyết định của chính mình.
Khi bạn tự lập và không dựa dẫm vào ai khác thì chuyện thoát ra được những đau khổ của một mối tình chỉ là sớm hay muộn mà thôi.
LẠC NHIÊN
Có một số quan điểm cho rằng để bảo vệ bản thân khỏi tổn thương, chúng ta nên chỉ dùng 80% trái tim của mình để đi yêu một người mà thôi. Để một ngày nào đó, người ta quay lưng đi, mình vẫn còn 20% để mà phục hồi và đứng dậy.
Nhưng xin mạo muội hỏi bạn một câu rằng, bạn sẽ đồng cảm với quan điểm này vào lúc nào? Chắc chắn đó là khi bạn chưa từng yêu hoặc là bạn vừa trải qua một đoạn tình đầy nước mắt.
Vào buổi ban đầu nhiều mộng mơ, chúng ta chạm nhẹ vào tình yêu bằng cái rung động đầu đời trước một ánh mắt, một nụ cười, một dáng áo sơ mi đóng thùng thư sinh, lịch lãm. Tình yêu đầu đời là khúc nhạc mà giai điệu của nó luôn khiến mình mỉm cười, xao xuyến.
Chỉ tiếc rằng hơn 80% các mối tình đầu thời học sinh thường trôi qua mà không có quả ngọt. Nhưng cũng lại may mắn vì vết thương tình đầu ở thời học sinh thường không sâu mà nó lại có một chút dư vị đáng nhớ.
Như một chiếc áo được tặng và mình rất thích, rồi nó bị vấy bẩn, mình không mặc nữa nhưng vì nó là kỉ niệm nên vẫn xếp vào một góc. Thi thoảng mình bắt gặp nó trong góc kỉ niệm ấy và mỉm cười nhớ về người tặng và việc mình đã từng rất thích nó, lẫn một chút tiếc nuối vì không thể mặc lại được nữa.
Tình yêu này đến và đi, tuyệt nhiên không hề có chút toan tính. Những trái tim màu hồng của tuổi này chẳng có khái niệm về cái gọi là cho đi và giữ lại bao giờ.
Cho nên những nỗi đau sâu sắc của ái tình thường sẽ xuất hiện ở mối tình thứ hai sau thời hoa mộng hoặc ở tình đầu của những ai đã không vội “yêu sớm”. Vì chúng ta đã trưởng thành hơn một chút, tình cảm không còn là một chút thoáng qua nữa.
Chúng ta yêu trong tư thế hướng về một ngày chung đôi trên lễ đường hoặc trước bàn thờ gia tiên. Đây là lúc tình cảm và lí trí sẽ được đặt lên bàn cân. Và lúc này, nếu như bạn biết đến và áp dụng quan niệm 80% bên trên vào cuộc tình của mình, thì điều gì sẽ xảy ra?
Từ một góc nhìn khác, khi bạn đưa quan niệm 80% này vào tình cảm, có nghĩa là bạn đang không tin tưởng vào người mình yêu, cũng đồng nghĩa với việc bạn không tin vào chính bản thân mình. Và nếu bạn đã không tin vào chính mình, thì việc giữ lại 20% làm bùa hộ thân sẽ chẳng có tác dụng. Vì sự tan vỡ nó sẽ đến từ chính bạn bởi niềm tin ấy bị khiếm khuyết ngay từ đầu.
Khi bạn yêu một người, có nghĩa là bạn ngưỡng mộ ưu điểm và đồng thời chấp nhận khuyết điểm của anh ấy. Bạn đưa 80% này vào công thức yêu của bạn, đồng nghĩa với việc 20% còn lại sẽ hoang mang với khuyết điểm của anh ấy. 20% ấy có khả năng sẽ làm bạn lăn tăn, xúi giục bạn so sánh với một người nào khác tình cờ xuất hiện và đưa bạn vào thế đứng núi này trông núi nọ.
Khi bạn yêu một người mà bạn chuẩn bị sẵn 20% kia thì tâm lý của bạn đã không đủ vững để mà theo đuổi mối tình đó. Vậy thì tốt hơn hết bạn không nên yêu ai cả. Đó mới là phương thức tự vệ hoàn toàn.
Và đấy là chưa xét đến câu hỏi hóc búa hơn là bạn cân trái tim mình như thế nào mà lấy ra được 80% để yêu. Cho nên, đừng bao giờ để quan điểm này xuất hiện trong đầu bạn.
Yêu là cho đi. Nói như vậy, không có nghĩa là bạn mang sạch sành sanh mọi thứ dâng cho ai đó một cách mù quáng. Không thể một sớm một chiều tin tưởng quá mức được, vì dù sao họ cũng là người dưng.
Bạn đương nhiên là sẽ phải dùng lí trí để đánh giá người mà bạn để ý trước khi trao đi tình cảm của mình. Và đó trở thành chọn lựa của bạn. Tất cả mọi hạnh phúc hay đau khổ là kết quả của chuỗi lựa chọn của bạn. Và phải dứt khoát, tiếp tục hoặc ngừng, yêu hoặc không yêu.
Nếu như bạn không may mắn, bạn đánh giá sai và cuộc tình ấy tan vỡ thì tất nhiên mình sẽ phải trả giá cho sai lầm đó. Chuyện đau khổ là không thể tránh đi được.
Nhưng đời người rất dài, người bạn gặp rất nhiều, bạn sẽ sai có khi không chỉ một lần nhưng khi sai thì bạn có quyền chọn lại. Còn việc bạn không đứng lên được là do bạn không biết cách hoặc không muốn sử dụng quyền lựa chọn ấy một lần nữa mà thôi. Và đó lại là một chọn lựa khác của bạn.
Tóm lại, khi yêu ai đó, bạn phải tin vào chính bạn. Khi chia tay ai đó, bạn vẫn tin vào chính bản thân mình thì mới có thể vượt qua được cú sốc ấy.
Thay vì ngồi cân đo hay đong đếm trái tim, bạn nên có tất cả những gì cần có cho riêng bản thân mình.
- Một công việc yêu thích và có thu nhập ổn định.
- Kiến thức xã hội và thường thức đủ để có thêm những mối quan tâm và giải tỏa áp lực cuộc sống.
- Những mối quan hệ xã hội bền vững, như hội bạn thân, tri kỷ… Và khi yêu bạn không nên chỉ biết đến người mình yêu mà cần duy trì sự cân bằng đến các mối quan hệ khác nữa. Vì họ mới là những người ở bên cạnh bạn lúc chênh vênh.
- Niềm tin vào bản thân và quyết định của chính mình.
Khi bạn tự lập và không dựa dẫm vào ai khác thì chuyện thoát ra được những đau khổ của một mối tình chỉ là sớm hay muộn mà thôi.
LẠC NHIÊN