RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý Ở NGƯỜI TRỬƠNG THÀNH (ADHD)
RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý Ở NGƯỜI TRỬƠNG THÀNH (ADHD)
Nguyên nhân chính xác của ADHD chưa được xác định, nhưng yếu tố di truyền, sự phát triển của não bộ và môi trường đều có liên quan. Sự mất cân bằng dopamine – chất dẫn truyền thần kinh quan trọng cho việc kiểm soát hành vi và động lực – được cho là đóng vai trò lớn. Ngoài ra, sinh non, thiếu oxy khi sinh hoặc tiếp xúc với độc tố trong thai kỳ cũng làm tăng nguy cơ mắc ADHD.
Ở người trưởng thành, ADHD có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống cá nhân, công việc và xã hội. Họ thường trì hoãn, bỏ dở công việc, khó hoàn thành nhiệm vụ và dễ mất động lực khi gặp thử thách. Vấn đề quản lý thời gian khiến họ hay đến muộn, quên lịch hẹn và làm việc trong trạng thái vội vàng. Trong các mối quan hệ, hành vi bốc đồng hoặc lời nói không suy nghĩ có thể gây hiểu lầm, căng thẳng.
Ngoài những khó khăn thường thấy, người trưởng thành mắc ADHD cũng có nguy cơ cao hơn bị sang chấn tâm lý (trauma). Điều này phần lớn bắt nguồn từ sự nhạy cảm thần kinh (hypersensitivity), khả năng tập trung quá mức vào một trải nghiệm tiêu cực (hyperfocus), và xu hướng hành động bốc đồng (impulsivity). Khi bị chỉ trích, bị từ chối hoặc trải qua thất bại, người ADHD có thể cảm nhận tổn thương sâu sắc hơn và ghi nhớ nó dai dẳng hơn người bình thường.
Đặc biệt, việc lớn lên trong môi trường thiếu thấu hiểu – nơi những hành vi do ADHD gây ra bị đánh giá là “lười biếng”, “thiếu kỷ luật” hay “vô trách nhiệm” – có thể để lại những vết hằn tâm lý kéo dài. Trải nghiệm bị mắng mỏ, loại trừ hoặc xấu hổ hóa hành vi vô tình khiến người ADHD hình thành lòng tự trọng thấp và cảm giác luôn phải “sửa chữa bản thân”. Việc này không chỉ làm trầm trọng thêm các triệu chứng ADHD mà còn cản trở khả năng phục hồi cảm xúc và phát triển bản thân trong dài hạn.
ADHD cũng thường đi kèm với các rối loạn tâm lý khác như lo âu, trầm cảm hoặc rối loạn giấc ngủ. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ phù hợp và chiến lược quản lý cá nhân hiệu quả, người ADHD hoàn toàn có thể phát huy được những thế mạnh của mình như khả năng sáng tạo, tư duy linh hoạt và năng lượng dồi dào. Điều quan trọng là xã hội cần thấu hiểu, chấp nhận sự khác biệt và tạo điều kiện để họ phát triển toàn diện.
MIA NGUYỄN
Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) ở người trưởng thành là một tình trạng thần kinh ảnh hưởng đến khả năng tập trung, kiểm soát xung động và điều tiết cảm xúc. Người mắc ADHD thường dễ bị phân tâm, khó duy trì sự chú ý, hành động bốc đồng và thường tìm kiếm sự kích thích. Dù không phải là một bệnh lý cần “chữa khỏi”, ADHD là một khác biệt trong cách não bộ hoạt động.
Nguyên nhân chính xác của ADHD chưa được xác định, nhưng yếu tố di truyền, sự phát triển của não bộ và môi trường đều có liên quan. Sự mất cân bằng dopamine – chất dẫn truyền thần kinh quan trọng cho việc kiểm soát hành vi và động lực – được cho là đóng vai trò lớn. Ngoài ra, sinh non, thiếu oxy khi sinh hoặc tiếp xúc với độc tố trong thai kỳ cũng làm tăng nguy cơ mắc ADHD.
Ở người trưởng thành, ADHD có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống cá nhân, công việc và xã hội. Họ thường trì hoãn, bỏ dở công việc, khó hoàn thành nhiệm vụ và dễ mất động lực khi gặp thử thách. Vấn đề quản lý thời gian khiến họ hay đến muộn, quên lịch hẹn và làm việc trong trạng thái vội vàng. Trong các mối quan hệ, hành vi bốc đồng hoặc lời nói không suy nghĩ có thể gây hiểu lầm, căng thẳng.
Ngoài những khó khăn thường thấy, người trưởng thành mắc ADHD cũng có nguy cơ cao hơn bị sang chấn tâm lý (trauma). Điều này phần lớn bắt nguồn từ sự nhạy cảm thần kinh (hypersensitivity), khả năng tập trung quá mức vào một trải nghiệm tiêu cực (hyperfocus), và xu hướng hành động bốc đồng (impulsivity). Khi bị chỉ trích, bị từ chối hoặc trải qua thất bại, người ADHD có thể cảm nhận tổn thương sâu sắc hơn và ghi nhớ nó dai dẳng hơn người bình thường.
Đặc biệt, việc lớn lên trong môi trường thiếu thấu hiểu – nơi những hành vi do ADHD gây ra bị đánh giá là “lười biếng”, “thiếu kỷ luật” hay “vô trách nhiệm” – có thể để lại những vết hằn tâm lý kéo dài. Trải nghiệm bị mắng mỏ, loại trừ hoặc xấu hổ hóa hành vi vô tình khiến người ADHD hình thành lòng tự trọng thấp và cảm giác luôn phải “sửa chữa bản thân”. Việc này không chỉ làm trầm trọng thêm các triệu chứng ADHD mà còn cản trở khả năng phục hồi cảm xúc và phát triển bản thân trong dài hạn.
ADHD cũng thường đi kèm với các rối loạn tâm lý khác như lo âu, trầm cảm hoặc rối loạn giấc ngủ. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ phù hợp và chiến lược quản lý cá nhân hiệu quả, người ADHD hoàn toàn có thể phát huy được những thế mạnh của mình như khả năng sáng tạo, tư duy linh hoạt và năng lượng dồi dào. Điều quan trọng là xã hội cần thấu hiểu, chấp nhận sự khác biệt và tạo điều kiện để họ phát triển toàn diện.
MIA NGUYỄN
