NỖI SỢ BỊ BỎ LỠ
NỖI SỢ BỊ BỎ LỠ
FOMO (Fear of Missing Out) hay nỗi sợ bị bỏ lỡ là một hiện tượng tâm lý do con người tự tạo ra, thể hiện qua việc luôn lo lắng, sợ hãi rằng mình sắp bị lãng quên hoặc bỏ lỡ một thứ gì đó.
Cùng với sự phát triển của mạng xã hội, nỗi sợ bị bỏ lỡ ngày càng gia tăng mạnh mẽ và gắn liền với nhiều người hơn, đặc biệt là ở thế hệ trẻ hiện nay.
Biểu hiện của nỗi sợ bị bỏ lỡ là gì?
- Luôn cảm thấy thiếu sót, lo lắng khi bỏ lỡ một sự kiện nào đó
Đã bao giờ bạn phát hiện ra mình vừa bỏ lỡ một buổi tụ họp với bạn bè, dù bạn không hợp với điểm đến và hoạt động vui chơi lần này, thậm chí bạn cũng không có ý định tham gia, nhưng bạn vẫn cảm thấy mất mát và bị bỏ rơi hay chưa? Một biểu hiện thường gặp khác là khi bạn bỏ lỡ một sự kiện xã hội, buổi học hay cuộc họp nào đó. Điều này khiến bạn cảm thấy rất lo lắng và bất an, vì bạn sợ mình sẽ để lỡ một điều thú vị, một thông tin cần thiết hay một quyền lợi quan trọng mà chính bản thân bạn cũng không thể xác định rõ.
Đôi khi, vì sợ bị bỏ lỡ nên bạn không sống đúng với cảm xúc của mình. Có những cuộc gặp gỡ, tụ tập, hay sự kiện bạn chẳng hề có chút hứng thú nhưng vẫn bắt ép bản thân tham dự, bất kể điều đó có vô nghĩa và khiến bạn cảm thấy bức bối, khó chịu như thế nào.
- Luôn kiểm tra mạng xã hội
Kể từ lâu, điện thoại đã được xem như là một món đồ « vật bất ly thân », đặc biệt là với thế hệ trẻ hiện đại. Với chiếc điện thoại được kết nối Internet trong tay, chúng ta có thể dễ dàng truy cập các trang mạng xã hội mọi lúc mọi nơi để kiểm tra thông báo, tin nhắn, số người đã « like » bài đăng của mình… Đôi khi, dù chẳng có thông báo nào mới nhưng chúng ta vẫn lướt mạng xã hội trong vô thức, chỉ để tình cờ bắt gặp một mẩu chuyện vui hay một bài đăng đang « hot » nào đó.
Chứng « nghiện mạng xã hội » này phần nào được lý giải là do chúng ta sợ bỏ lỡ một tin tức nóng, một trào lưu mới của cư dân mạng. Vì thói quen này nên chúng ta tốn rất nhiều thời gian vô bổ cho cuộc sống ảo trên các trang mạng xã hội.
Làm thế nào để vượt qua nỗi sợ bị bỏ lỡ?
- Lập kế hoạch chi tiết cho bản thân
Gợi ý đầu tiên cho bạn chính là dành một khoảng thời gian nhất định vào mỗi buổi tối để lập bảng kế hoạch chi tiết cho ngày hôm sau. Hãy liệt kê xem hôm đó mình cần làm những gì, có những thứ nào cần phải hoàn thành, những thứ nào cần mua… và cố gắng thực hiện theo đúng kế hoạch đã đặt ra. Với bảng kế hoạch này, bạn có thể kiểm soát thời gian tốt hơn cũng như sử dụng thời gian một cách hợp lý, khoa học và hiệu quả hơn.
- Hiểu rõ mục đích của mình
Trước khi đưa ra một quyết định gì đó, hãy xác định kỹ lưỡng mục đích thật sự của bạn là gì. Việc bạn đang làm có ý nghĩa như thế nào, liệu có đáng để bạn dành thời gian cho nó hay không? Sau đó, hãy nghĩ kỹ xem việc mình đang làm có đi đúng với mục đích mà bạn đã đặt ra ban đầu. Điều này sẽ giúp bạn tập trung vào mục tiêu mà mình đã xác định, không để yếu tố bên ngoài chi phối hoặc cản trở.
- Xây dựng sở thích và thói quen lành mạnh
Chỉ ngồi một chỗ, nghĩ ngợi lung tung và tiếc nuối về những thứ đã qua rất dễ làm bạn có cảm giác thua kém, buồn bã, tụt hậu, bị bỏ rơi… Vì vậy, bạn có thể xây dựng cho mình những sở thích và thói quen lành mạnh để đầu óc được thư thái và tỉnh táo.
Bên cạnh xây dựng và làm theo kế hoạch mỗi ngày, bạn có thể tận dụng những lúc rảnh rỗi để đọc sách, viết lách, chơi thể thao… Thay vì lãng phí thời gian cho những việc vô nghĩa, bạn nên dành nhiều thời gian hơn để chăm sóc chính mình hoặc tham gia những hoạt động có ý nghĩa cho bản thân và những mối quan hệ khác.
- Rèn luyện sự tự tin
Nỗi sợ bị bỏ lỡ thường xuất hiện khi chúng ta luôn có cảm giác mình thua kém, thiếu hiểu biết và tụt hậu hơn so với người khác. Rèn luyện sự tự tin bằng cách làm giàu cho vốn kiến thức và kỹ năng của bản thân sẽ giúp bạn hiểu rõ mình muốn gì, cần gì và giá trị sống của bản thân là gì.
« FOMO là khát vọng trải nghiệm một thứ gì đó, nó được sinh ra không phải do những gì bạn muốn có mà bởi nỗi sợ bạn sẽ mất đi những thứ mình chưa hề có ». Thay vì loay hoay trong những nỗi niềm lo toan và những hoạt động vô bổ, hãy đầu tư thời gian, tâm sức vào những hoạt động thật sự có ý nghĩa với bản thân bạn nhé.
Đọc giả có thể gửi đặt lịch tư vấn, chia sẻ câu hỏi hoặc câu chuyện của bạn đến chúng tôi qua email: info@ladiesofvietnam.net. Chân thành cảm ơn và hẹn gặp các bạn trong những chương trình sắp tới.
CATHERINE
FOMO (Fear of Missing Out) hay nỗi sợ bị bỏ lỡ là một hiện tượng tâm lý do con người tự tạo ra, thể hiện qua việc luôn lo lắng, sợ hãi rằng mình sắp bị lãng quên hoặc bỏ lỡ một thứ gì đó.
Cùng với sự phát triển của mạng xã hội, nỗi sợ bị bỏ lỡ ngày càng gia tăng mạnh mẽ và gắn liền với nhiều người hơn, đặc biệt là ở thế hệ trẻ hiện nay.
Biểu hiện của nỗi sợ bị bỏ lỡ là gì?
- Luôn cảm thấy thiếu sót, lo lắng khi bỏ lỡ một sự kiện nào đó
Đã bao giờ bạn phát hiện ra mình vừa bỏ lỡ một buổi tụ họp với bạn bè, dù bạn không hợp với điểm đến và hoạt động vui chơi lần này, thậm chí bạn cũng không có ý định tham gia, nhưng bạn vẫn cảm thấy mất mát và bị bỏ rơi hay chưa? Một biểu hiện thường gặp khác là khi bạn bỏ lỡ một sự kiện xã hội, buổi học hay cuộc họp nào đó. Điều này khiến bạn cảm thấy rất lo lắng và bất an, vì bạn sợ mình sẽ để lỡ một điều thú vị, một thông tin cần thiết hay một quyền lợi quan trọng mà chính bản thân bạn cũng không thể xác định rõ.
Đôi khi, vì sợ bị bỏ lỡ nên bạn không sống đúng với cảm xúc của mình. Có những cuộc gặp gỡ, tụ tập, hay sự kiện bạn chẳng hề có chút hứng thú nhưng vẫn bắt ép bản thân tham dự, bất kể điều đó có vô nghĩa và khiến bạn cảm thấy bức bối, khó chịu như thế nào.
- Luôn kiểm tra mạng xã hội
Kể từ lâu, điện thoại đã được xem như là một món đồ « vật bất ly thân », đặc biệt là với thế hệ trẻ hiện đại. Với chiếc điện thoại được kết nối Internet trong tay, chúng ta có thể dễ dàng truy cập các trang mạng xã hội mọi lúc mọi nơi để kiểm tra thông báo, tin nhắn, số người đã « like » bài đăng của mình… Đôi khi, dù chẳng có thông báo nào mới nhưng chúng ta vẫn lướt mạng xã hội trong vô thức, chỉ để tình cờ bắt gặp một mẩu chuyện vui hay một bài đăng đang « hot » nào đó.
Chứng « nghiện mạng xã hội » này phần nào được lý giải là do chúng ta sợ bỏ lỡ một tin tức nóng, một trào lưu mới của cư dân mạng. Vì thói quen này nên chúng ta tốn rất nhiều thời gian vô bổ cho cuộc sống ảo trên các trang mạng xã hội.
Làm thế nào để vượt qua nỗi sợ bị bỏ lỡ?
- Lập kế hoạch chi tiết cho bản thân
Gợi ý đầu tiên cho bạn chính là dành một khoảng thời gian nhất định vào mỗi buổi tối để lập bảng kế hoạch chi tiết cho ngày hôm sau. Hãy liệt kê xem hôm đó mình cần làm những gì, có những thứ nào cần phải hoàn thành, những thứ nào cần mua… và cố gắng thực hiện theo đúng kế hoạch đã đặt ra. Với bảng kế hoạch này, bạn có thể kiểm soát thời gian tốt hơn cũng như sử dụng thời gian một cách hợp lý, khoa học và hiệu quả hơn.
- Hiểu rõ mục đích của mình
Trước khi đưa ra một quyết định gì đó, hãy xác định kỹ lưỡng mục đích thật sự của bạn là gì. Việc bạn đang làm có ý nghĩa như thế nào, liệu có đáng để bạn dành thời gian cho nó hay không? Sau đó, hãy nghĩ kỹ xem việc mình đang làm có đi đúng với mục đích mà bạn đã đặt ra ban đầu. Điều này sẽ giúp bạn tập trung vào mục tiêu mà mình đã xác định, không để yếu tố bên ngoài chi phối hoặc cản trở.
- Xây dựng sở thích và thói quen lành mạnh
Chỉ ngồi một chỗ, nghĩ ngợi lung tung và tiếc nuối về những thứ đã qua rất dễ làm bạn có cảm giác thua kém, buồn bã, tụt hậu, bị bỏ rơi… Vì vậy, bạn có thể xây dựng cho mình những sở thích và thói quen lành mạnh để đầu óc được thư thái và tỉnh táo.
Bên cạnh xây dựng và làm theo kế hoạch mỗi ngày, bạn có thể tận dụng những lúc rảnh rỗi để đọc sách, viết lách, chơi thể thao… Thay vì lãng phí thời gian cho những việc vô nghĩa, bạn nên dành nhiều thời gian hơn để chăm sóc chính mình hoặc tham gia những hoạt động có ý nghĩa cho bản thân và những mối quan hệ khác.
- Rèn luyện sự tự tin
Nỗi sợ bị bỏ lỡ thường xuất hiện khi chúng ta luôn có cảm giác mình thua kém, thiếu hiểu biết và tụt hậu hơn so với người khác. Rèn luyện sự tự tin bằng cách làm giàu cho vốn kiến thức và kỹ năng của bản thân sẽ giúp bạn hiểu rõ mình muốn gì, cần gì và giá trị sống của bản thân là gì.
« FOMO là khát vọng trải nghiệm một thứ gì đó, nó được sinh ra không phải do những gì bạn muốn có mà bởi nỗi sợ bạn sẽ mất đi những thứ mình chưa hề có ». Thay vì loay hoay trong những nỗi niềm lo toan và những hoạt động vô bổ, hãy đầu tư thời gian, tâm sức vào những hoạt động thật sự có ý nghĩa với bản thân bạn nhé.
Đọc giả có thể gửi đặt lịch tư vấn, chia sẻ câu hỏi hoặc câu chuyện của bạn đến chúng tôi qua email: info@ladiesofvietnam.net. Chân thành cảm ơn và hẹn gặp các bạn trong những chương trình sắp tới.
CATHERINE