NHỮNG “MAMABOY” VÀ “PAPAGIRL” KHÔNG THỂ YÊU

NHỮNG “MAMABOY” VÀ “PAPAGIRL” KHÔNG THỂ YÊU

Có những người đàn ông và đàn bà trưởng thành, nhưng trái tim kiên định và những cảm xúc thân mật của họ chỉ thuộc về cha mẹ. Bước vào thế giới tình yêu đôi lứa, họ vẫn còn trong trạng thái của một đứa trẻ từ chối việc làm một người vợ, một người chồng, hay trở thành cha mẹ của những đứa trẻ họ sinh ra. Điều họ muốn là được yêu thương vô điều kiện và không cần phải chịu bất cứ trách nhiệm nào. 

Em không phải là mẹ anh 

Ở cái xóm nhỏ ven thành phố, người ta nhắc đến Tuấn Hào là nghĩ ngay đến anh chàng chỉ biết có mẹ. Đứa nào trong xóm hỗn hào, lười biếng, là ngay lặp tức các bà mẹ bảo lại coi thằng Hào mà bắt chước: “Con nhà người ta” ba mươi mấy tuổi đầu, ngày đi làm cơ quan, chiều về là lụi hụi phụ mẹ nấu cơm, chở mẹ đi chơi, khóc cười cùng mẹ thấy mà ham. 

Được biết, Hào là con trai út trong gia đình bốn anh chị em. Hào được mang cho gia đình khác nuôi khi anh chưa tròn ba tuổi. Đến tuổi mười ba, mẹ đón anh về sống chung sau khi ba qua đời và anh chị em khác đã lập gia lập thất. Từ đó, sự trưởng thành của anh đều gắn liền với hình bóng của mẹ và đương nhiên chuyện tình yêu hôn nhân cũng không ngoại lệ. Một ngày, có cô giáo tên là Mỹ Liên để lòng thương anh, mẹ chị lại sợ “ Yêu gì cái thằng mê mẹ hơn mê vợ, không sợ sao con”. Chị bảo mê rượu, mê cờ bạc hay mê gái mới sợ, đằng này anh thương mẹ thì có gì phải lo.

Cả hai làm quen được thời gian, nhờ sự lo lắng, quan tâm tận tình của Liên làm Hào cảm mến, nên anh xin phép mẹ tiến đến hôn nhân. Nhìn bề ngoài thì gia đình họ rất êm ấm, nhưng đằng sau là một câu chuyện khó nói. Hào chỉ quan hệ với vợ ở đêm tân hôn, từ đó trở về sau, người chồng chưa từng thêm lần nào chạm tới vợ. Mỗi bữa cơm Liên nấu, Hào tỏa ra không hài lòng, anh bảo rằng phải nấu giống như cách mẹ nấu, mới ngon. Có những đêm giật mình tỉnh giấc, Liên lại thấy Hào mang những thứ đồ chơi mẹ tặng lúc còn nhỏ ra chơi rồi cười khúc khích. Cũng nhiều đêm sau đó anh tránh ngủ cùng vợ với lý do cần không gian yên tĩnh  cho riêng mình.

Mỗi lần vợ chồng cãi nhau, hành động đầu tiên là Hào gọi cho mẹ, có lần anh khóc như một đứa trẻ chỉ muốn mẹ dỗ dành. Dần dần, Liên nhận ra, Hào cần mẹ hơn là vợ. Đối với Hào cô chỉ là một người chị hoặc người mẹ thứ hai không hơn không kém. Người phải chịu trách nhiệm cho mọi nhu cầu của anh mà không cần có bất kỳ sự kết nối hay thân mật nào về tình cảm. Bởi, tận sâu trong linh hồn anh đã dành hết tình cảm cho mẹ của mình.

Để giải quyết nhu cầu sinh lý, Hào nuôi dưỡng thói quen tìm đến tiệm massage để được các cô gái lạ chạm vào thể xác. Tự dưng lúc đó anh thấy mình được là đàn ông mà không còn là một đứa trẻ, được khám phá và được chơi với chính mình mà không phải bị kiểm soát, sợ hãi hay bất an. Anh không muốn mình ngoan mãi, nhưng hư cũng phải trong khuôn khổ. Anh biện hộ là mình chẳng làm gì sai với vợ, Hào vẫn chu cấp tiền và làm tròn trách nhiệm của một người chồng, người con có hiếu. 

Cha ơi, con chẳng muốn lấy chồng

Mỗi buổi chiều tan học, cha Tịnh Nhi lại đạp xe lên phố đón con gái về. Từ khi còn nhỏ, Nhi đã bám dính lấy cha mà không chịu gần mẹ. Cha cô đặc biệt yêu chiều cô, đến mức không chỉ chị của Nhi mà mẹ cô còn ghen tị với mối quan hệ của hai cha con. 

Người cha cứ muốn con gái mãi ở bên cạnh mình, không muốn cô kết hôn và rời xa gia đình. Còn với Tịnh Nhi, có một người cha thương yêu mình như vậy thì cần gì một người đàn ông khác bên cạnh. Có lần cha còn bực mình khi thấy mấy anh chàng mới lớn theo rủ rê con gái hẹn hò. Lạ một đều là ông không chỉ muốn bảo vệ con mà còn có chút so sánh khi nghĩ đến những người con trai khác sao biết cách thương con gái bằng mình.

Bước qua tuổi ba mươi lăm, Tịnh Nhi không có ý định kết hôn nhưng rồi cô gặp Mạnh Thảo – một đồng nghiệp cùng cơ quan và gật đầu đồng ý lấy anh trong dòng nước mắt ngắn dài của cha khi phải xa con gái. Sau khi sống cùng chồng, Nhi cảm thấy mình không thể dung hòa thói quen sinh hoạt khác nhau, đặc biệt cô không thoải mái khi phải chăm lo cho chồng. Trong mắt cô cha là tất cả, cha đáp ứng mọi yêu cầu của con gái, san sẻ mọi buồn vui trong cuộc sống. Cô xem cha là bạn, là tri kỷ, là người anh hùng, là tình yêu lớn nhất đời mình khiến lòng cô chẳng thể bao dung thêm bất kỳ một người đàn ông nào khác. Dần dần đến nhìn mặt chồng cô cũng ghét và tránh né luôn cả chuyện vợ chồng. 

Đúng thực Tịnh Nhi muốn mình là “con gái của cha” mãi mãi, cô chẳng có chút tâm trí nào nghĩ đến tình yêu đôi lứa. Càng được cha yêu thương, cô càng “nghiện” và phụ thuộc vào tình yêu đó một cách mù quáng. Cha nổi giận hay ghen tị khi con gái không nghe lời mình. Mối quan hệ cộng sinh giữa cha và con gái đã vô hiệu hóa cái động lực đi tìm tình yêu của Nhi. Cần gì, cô đã có cha yêu mình vô điều kiện, sẽ không có người chồng nào có thể mang đến tình yêu lớn lao như vậy. Cuối cùng, kết hôn với người lạ khiến cô có cảm giác tội lỗi khi phải rời xa cha và thất vọng về chồng khi phải thầm so sánh anh với những gì cha làm dành cho mình.

Tách biệt và độc lập để thành công trong hôn nhân

Con gái lệ thuộc quá mức vào cha, con trai lệ thuộc quá mức vào mẹ rất khó độc lập và tách rời khỏi cha mẹ để xây dựng một gia đình lành mạnh, hạnh phúc. Tình yêu kỳ lạ này khác với tình yêu của những ông bố bà mẹ khác ở chỗ là đứa con dẫu có trưởng thành cũng không thể có tiếng nói. Con cái trở thành người thay thế hay người bạn đời bất đắc dĩ của cha, của mẹ. Một khi cha mẹ có ý định giải tỏa sự cô đơn, trống trải , thất vọng trong cuộc sống hôn nhân của mình lên con cái. Khi đó con cái không chỉ là con cái. Chúng sống với cái bóng của cha mẹ, mãi mãi không có chỗ cho hạnh phúc cá nhân. Chúng đồng hóa việc làm vui lòng cha mẹ với hạnh phúc của mình.  

Những đứa con trai của mẹ như Tuấn Hào và con gái của cha như Tịnh Nhi không thể độc lập và ly khai khỏi tình cảm với cha mẹ thường hay gặp khó khăn trong tình yêu đôi lứa. Sự gia trưởng, cực đoan, bạo lực và không quan tâm đến vợ con cũng một phần là do sự cộng sinh quá mức với người mẹ mang lại. Những đứa con trai không đủ mạnh mẽ bên trong tâm hồn thường sử dụng sức mạnh bên ngoài, hoặc tự cho mình cái quyền làm tổn thương người khác như một cách để thể hiện bản thân có giá trị, thuộc về.

Để không bị những định mệnh hay cái chúng ta gọi là số phận ảnh hưởng đến hạnh phúc cá nhân thì bản thân mỗi người con phải sống thật tốt cuộc đời của mình, biết cách phụng dưỡng tôn trọng cha mẹ nhưng xin đừng giao cuộc đời mình cho cha mẹ. Thành công trong hôn nhân của con cái sẽ đến khi cha mẹ dám để con mình rời đi. Và dù cuộc sống hôn nhân có bôn ba ra sao, thì chính tình yêu và sự tôn trọng của cha mẹ dành cho nhau sẽ là món quà vô cùng ý nghĩa dành cho con mình sau này.

MIA NGUYỄN

Có những người đàn ông và đàn bà trưởng thành, nhưng trái tim kiên định và những cảm xúc thân mật của họ chỉ thuộc về cha mẹ. Bước vào thế giới tình yêu đôi lứa, họ vẫn còn trong trạng thái của một đứa trẻ từ chối việc làm một người vợ, một người chồng, hay trở thành cha mẹ của những đứa trẻ họ sinh ra. Điều họ muốn là được yêu thương vô điều kiện và không cần phải chịu bất cứ trách nhiệm nào. 

Em không phải là mẹ anh 

Ở cái xóm nhỏ ven thành phố, người ta nhắc đến Tuấn Hào là nghĩ ngay đến anh chàng chỉ biết có mẹ. Đứa nào trong xóm hỗn hào, lười biếng, là ngay lặp tức các bà mẹ bảo lại coi thằng Hào mà bắt chước: “Con nhà người ta” ba mươi mấy tuổi đầu, ngày đi làm cơ quan, chiều về là lụi hụi phụ mẹ nấu cơm, chở mẹ đi chơi, khóc cười cùng mẹ thấy mà ham. 

Được biết, Hào là con trai út trong gia đình bốn anh chị em. Hào được mang cho gia đình khác nuôi khi anh chưa tròn ba tuổi. Đến tuổi mười ba, mẹ đón anh về sống chung sau khi ba qua đời và anh chị em khác đã lập gia lập thất. Từ đó, sự trưởng thành của anh đều gắn liền với hình bóng của mẹ và đương nhiên chuyện tình yêu hôn nhân cũng không ngoại lệ. Một ngày, có cô giáo tên là Mỹ Liên để lòng thương anh, mẹ chị lại sợ “ Yêu gì cái thằng mê mẹ hơn mê vợ, không sợ sao con”. Chị bảo mê rượu, mê cờ bạc hay mê gái mới sợ, đằng này anh thương mẹ thì có gì phải lo.

Cả hai làm quen được thời gian, nhờ sự lo lắng, quan tâm tận tình của Liên làm Hào cảm mến, nên anh xin phép mẹ tiến đến hôn nhân. Nhìn bề ngoài thì gia đình họ rất êm ấm, nhưng đằng sau là một câu chuyện khó nói. Hào chỉ quan hệ với vợ ở đêm tân hôn, từ đó trở về sau, người chồng chưa từng thêm lần nào chạm tới vợ. Mỗi bữa cơm Liên nấu, Hào tỏa ra không hài lòng, anh bảo rằng phải nấu giống như cách mẹ nấu, mới ngon. Có những đêm giật mình tỉnh giấc, Liên lại thấy Hào mang những thứ đồ chơi mẹ tặng lúc còn nhỏ ra chơi rồi cười khúc khích. Cũng nhiều đêm sau đó anh tránh ngủ cùng vợ với lý do cần không gian yên tĩnh  cho riêng mình.

Mỗi lần vợ chồng cãi nhau, hành động đầu tiên là Hào gọi cho mẹ, có lần anh khóc như một đứa trẻ chỉ muốn mẹ dỗ dành. Dần dần, Liên nhận ra, Hào cần mẹ hơn là vợ. Đối với Hào cô chỉ là một người chị hoặc người mẹ thứ hai không hơn không kém. Người phải chịu trách nhiệm cho mọi nhu cầu của anh mà không cần có bất kỳ sự kết nối hay thân mật nào về tình cảm. Bởi, tận sâu trong linh hồn anh đã dành hết tình cảm cho mẹ của mình.

Để giải quyết nhu cầu sinh lý, Hào nuôi dưỡng thói quen tìm đến tiệm massage để được các cô gái lạ chạm vào thể xác. Tự dưng lúc đó anh thấy mình được là đàn ông mà không còn là một đứa trẻ, được khám phá và được chơi với chính mình mà không phải bị kiểm soát, sợ hãi hay bất an. Anh không muốn mình ngoan mãi, nhưng hư cũng phải trong khuôn khổ. Anh biện hộ là mình chẳng làm gì sai với vợ, Hào vẫn chu cấp tiền và làm tròn trách nhiệm của một người chồng, người con có hiếu. 

Cha ơi, con chẳng muốn lấy chồng

Mỗi buổi chiều tan học, cha Tịnh Nhi lại đạp xe lên phố đón con gái về. Từ khi còn nhỏ, Nhi đã bám dính lấy cha mà không chịu gần mẹ. Cha cô đặc biệt yêu chiều cô, đến mức không chỉ chị của Nhi mà mẹ cô còn ghen tị với mối quan hệ của hai cha con. 

Người cha cứ muốn con gái mãi ở bên cạnh mình, không muốn cô kết hôn và rời xa gia đình. Còn với Tịnh Nhi, có một người cha thương yêu mình như vậy thì cần gì một người đàn ông khác bên cạnh. Có lần cha còn bực mình khi thấy mấy anh chàng mới lớn theo rủ rê con gái hẹn hò. Lạ một đều là ông không chỉ muốn bảo vệ con mà còn có chút so sánh khi nghĩ đến những người con trai khác sao biết cách thương con gái bằng mình.

Bước qua tuổi ba mươi lăm, Tịnh Nhi không có ý định kết hôn nhưng rồi cô gặp Mạnh Thảo – một đồng nghiệp cùng cơ quan và gật đầu đồng ý lấy anh trong dòng nước mắt ngắn dài của cha khi phải xa con gái. Sau khi sống cùng chồng, Nhi cảm thấy mình không thể dung hòa thói quen sinh hoạt khác nhau, đặc biệt cô không thoải mái khi phải chăm lo cho chồng. Trong mắt cô cha là tất cả, cha đáp ứng mọi yêu cầu của con gái, san sẻ mọi buồn vui trong cuộc sống. Cô xem cha là bạn, là tri kỷ, là người anh hùng, là tình yêu lớn nhất đời mình khiến lòng cô chẳng thể bao dung thêm bất kỳ một người đàn ông nào khác. Dần dần đến nhìn mặt chồng cô cũng ghét và tránh né luôn cả chuyện vợ chồng. 

Đúng thực Tịnh Nhi muốn mình là “con gái của cha” mãi mãi, cô chẳng có chút tâm trí nào nghĩ đến tình yêu đôi lứa. Càng được cha yêu thương, cô càng “nghiện” và phụ thuộc vào tình yêu đó một cách mù quáng. Cha nổi giận hay ghen tị khi con gái không nghe lời mình. Mối quan hệ cộng sinh giữa cha và con gái đã vô hiệu hóa cái động lực đi tìm tình yêu của Nhi. Cần gì, cô đã có cha yêu mình vô điều kiện, sẽ không có người chồng nào có thể mang đến tình yêu lớn lao như vậy. Cuối cùng, kết hôn với người lạ khiến cô có cảm giác tội lỗi khi phải rời xa cha và thất vọng về chồng khi phải thầm so sánh anh với những gì cha làm dành cho mình.

Tách biệt và độc lập để thành công trong hôn nhân

Con gái lệ thuộc quá mức vào cha, con trai lệ thuộc quá mức vào mẹ rất khó độc lập và tách rời khỏi cha mẹ để xây dựng một gia đình lành mạnh, hạnh phúc. Tình yêu kỳ lạ này khác với tình yêu của những ông bố bà mẹ khác ở chỗ là đứa con dẫu có trưởng thành cũng không thể có tiếng nói. Con cái trở thành người thay thế hay người bạn đời bất đắc dĩ của cha, của mẹ. Một khi cha mẹ có ý định giải tỏa sự cô đơn, trống trải , thất vọng trong cuộc sống hôn nhân của mình lên con cái. Khi đó con cái không chỉ là con cái. Chúng sống với cái bóng của cha mẹ, mãi mãi không có chỗ cho hạnh phúc cá nhân. Chúng đồng hóa việc làm vui lòng cha mẹ với hạnh phúc của mình.  

Những đứa con trai của mẹ như Tuấn Hào và con gái của cha như Tịnh Nhi không thể độc lập và ly khai khỏi tình cảm với cha mẹ thường hay gặp khó khăn trong tình yêu đôi lứa. Sự gia trưởng, cực đoan, bạo lực và không quan tâm đến vợ con cũng một phần là do sự cộng sinh quá mức với người mẹ mang lại. Những đứa con trai không đủ mạnh mẽ bên trong tâm hồn thường sử dụng sức mạnh bên ngoài, hoặc tự cho mình cái quyền làm tổn thương người khác như một cách để thể hiện bản thân có giá trị, thuộc về.

Để không bị những định mệnh hay cái chúng ta gọi là số phận ảnh hưởng đến hạnh phúc cá nhân thì bản thân mỗi người con phải sống thật tốt cuộc đời của mình, biết cách phụng dưỡng tôn trọng cha mẹ nhưng xin đừng giao cuộc đời mình cho cha mẹ. Thành công trong hôn nhân của con cái sẽ đến khi cha mẹ dám để con mình rời đi. Và dù cuộc sống hôn nhân có bôn ba ra sao, thì chính tình yêu và sự tôn trọng của cha mẹ dành cho nhau sẽ là món quà vô cùng ý nghĩa dành cho con mình sau này.

MIA NGUYỄN

KHÔNG NGỪNG PHÁT TRIỂN BẢN THÂN

Nếu bạn cần một câu thần chú để hiện thực hóa giấc mơ hạnh phúc, bài viết về việc phát triển bản thân này sẽ đem đến câu trả lời cho bạn. Không có niềm vui nào hơn là cảm nhận thấy bản thân mình tiến bộ mỗi ngày và nhận lại được những giá trị tích cực từ cuộc sống cho...

GIẢI TỎA CĂNG THẲNG

  Trạng thái căng thẳng trong cuộc sống chính là “kẻ thù không đội trời chung” đối với mọi người. Ngay khi cảm giác này xuất hiện, nhiều người sa lầy vào mục tiêu loại bỏ nó nhưng lại không nhận ra rằng chính điều này lại khiến tâm trạng của mình tồi tệ hơn. Thật...

NGƯỜI CŨ TÌM VỀ

Người xưa có câu “tình cũ không rủ cũng về”, để nói về những mối tình không trọn vẹn, thường làm con người ta dằn vặt, để một ngày ta muốn dang tay ôm lấy cái quá khứ, muốn bù đắp cho người cũ cũng vì ngày đó ta vội vàng đánh mất nhau. Nhưng có phải đó là ta đang yêu...

NHỮNG NGƯỜI ĐÀN ÔNG MỜ NHẠT

Một người chồng, người cha ít nói, ít bày tỏ cảm xúc, hoặc là vùi đầu vào công việc hoặc là sáng xỉn chiều say, hoặc là bùng nổ hoặc là lặng thinh, mất kết nối. Đó là hình ảnh chung về những người đàn ông, những người chú, người cậu nơi tôi sinh ra và lớn lên. Họ có...

BAO NHIÊU MỚI LÀ ĐỦ?

“Liệu tôi có đang làm tốt không? Tôi đang làm theo đúng hướng chứ? Tôi sẽ thành công mà nhỉ” Những câu hỏi luôn xuất hiện mỗi khi cô ấy muốn làm một điều gì, hay được giao nhiệm vụ nào đó. Dù có khả năng để làm nhưng trước khi bắt đầu thực hiện thì những câu nói này...

KHÔNG NGỪNG PHÁT TRIỂN BẢN THÂN

Nếu bạn cần một câu thần chú để hiện thực hóa giấc mơ hạnh phúc, bài viết về việc phát triển bản thân này sẽ đem đến câu trả lời cho bạn. Không có niềm vui nào hơn là cảm nhận thấy bản thân mình tiến bộ mỗi ngày và nhận lại được những giá trị tích cực từ cuộc sống cho...

GIẢI TỎA CĂNG THẲNG

  Trạng thái căng thẳng trong cuộc sống chính là “kẻ thù không đội trời chung” đối với mọi người. Ngay khi cảm giác này xuất hiện, nhiều người sa lầy vào mục tiêu loại bỏ nó nhưng lại không nhận ra rằng chính điều này lại khiến tâm trạng của mình tồi tệ hơn. Thật...

RANH GIỚI TRONG NHỮNG MỐI QUAN HỆ

  Thiết lập ranh giới trong các mối quan hệ là cách tuyệt vời để các mối quan hệ phát triển lành mạnh. Nhiều người cảm thấy việc này không cần thiết với niềm tin rằng nếu ai đó yêu thương họ, người đó nên biết kỳ vọng của họ là gì và ranh giới của họ là gì. Điều...

GIAO TIẾP TRONG TÌNH YÊU

  Anh ơi, em mệt mỏi quá! Sao thế? … Thôi, không có gì đâu! Ừ. Vậy em nghỉ ngơi cho khỏe. Khi nào em thấy ổn hơn thì mình nói chuyện sau nhé. Anh không hiểu em gì cả! Anh đúng là một kẻ vô tâm. Kịch bản quen thuộc ở nhiều cặp đôi này có lẽ bạn cũng dễ đoán được...

AI KHÔNG THÍCH TẾT?

  Khuôn khổ của một đứa trẻ ngoan  Gần đến Tết, tâm trạng của em cứ lên xuống thất thường. Em sắp được về nhà với vòng tay mẹ sau một năm xa nhà miệt mài học tập. Em nhớ mẹ, nhớ cha, nhớ cả đứa em gái “mít ướt, đụng đâu khóc đó”. Em nhớ những bữa ăn gia đình quây...

CHIẾN THẮNG TRONG CUỘC HẸN ĐẦU TIÊN

  Có thể bạn sẽ không tin, nhưng trong cuộc hẹn hò đầu tiên, một người đàn ông thường chỉ mất khoảng 60 giây để quyết định xem anh ta có muốn có cuộc hẹn thứ hai với bạn không. Thật vậy ư? Chắc chắn rồi! Những khoảnh khắc cực kỳ quan trọng như thế này luôn xảy ra...

KHOẢNG CÁCH NÀO CHO TÌNH YÊU

Tôi có hai anh bạn cứ gặp nhau là than phiền về cô vợ của mình và ao ước rằng vợ của mình giống vợ người kia.  Anh Lâm ngán ngẩm với cô vợ kiểm soát và lệ thuộc quá mức vào mình. Mỗi buổi sáng thức dậy, anh sẽ phải dành ra mười lăm phút để liệt kê chi tiết lịch trình...

TÌM NGƯỜI TỐT HƠN ANH

Tôi nhớ một buổi tối nọ, cô bạn tôi sau khi uống say mèm, đã gục mặt vào lòng tôi và rơi những giọt nước mắt vừa bất lực, vừa đau đớn vì mới chia tay bạn trai sau ba năm gắn bó. Cô ấy nức nở rằng: “Anh ấy bảo tao hãy tìm người tốt hơn. Nhưng anh đâu biết rằng tao sẽ...

NỢ EM HAI TIẾNG “HÔN NHÂN”

Tình yêu mù quáng hay cạm bẫy của tình yêu phần lớn là do chính người trong cuộc tạo ra vì chưa bao giờ bạn chấp nhận sự thật rằng anh không yêu bạn chân thành. Có trăm ngàn lý do để anh còn rong ruổi bên ngoài chẳng hạn như là do còn trẻ, bị hấp dẫn bởi những cái mới...

MỘT CUỘC HÔN NHÂN BỀN VỮNG

Nhiều người cho rằng “Hôn nhân là nấm mồ của tình yêu”, bởi có những cặp đôi dù yêu nhau vô cùng sâu đậm nhưng sau khi về chung một nhà không lâu thì lại quyết định chia lìa đôi ngả. Vốn dĩ, hôn nhân không phải đích đến của tình yêu, mà là khởi đầu cho một hành trình...