LÝ DO KHIẾN BẠN SẬP BẪY CHI TIÊU
LÝ DO KHIẾN BẠN SẬP BẪY CHI TIÊU
Chi tiêu quá đà là vấn đề không của riêng ai, và các loại bẫy chi tiêu trong cuộc sống nhiều hơn bạn nghĩ. Cho dù bạn có cẩn trọng đến mấy trong chi tiêu, sẽ có những lúc “túi tiền” của bạn có nguy cơ bị tấn công.
Nhà tâm lý học tài chính Brad Klontz, quản lý đối tác tại Occidental Asset Management cho biết: “Những tình huống liên quan đến cảm xúc khiến chúng ta dễ chi tiêu quá mức. Nếu không thể tư duy hợp lý, chúng ta sẽ gặp vấn đề về tài chính”.
Dưới đây là cách thức mọi chuyện diễn ra: Vỏ não trước trán là một phần não bộ liên quan đến tư duy logic, bao gồm lập kế hoạch, kiểm soát xung động… và cân đối ngân sách. Nhưng khi cơ thể bị đặt trong một tình huống nhạy cảm, hạch hạnh nhân (trung tâm cảm xúc của não) bắt đầu hoạt động và tác động đến vỏ não trước trán. Kết quả là lý trí biến mất, cảm xúc chi phối và có thể khiến chúng ta đưa ra những quyết định tài chính tồi tệ. Sau đây là cách giúp bạn tránh khỏi 9 bẫy chi tiêu nguy hiểm nhất.
1. Bẫy Chi Tiêu: Bạn Đang Có Tâm Trạng Xấu
Có một lý do chính đáng khiến 62% mọi người cảm thấy hạnh phúc khi chi tiêu lúc tâm trạng xấu là vì việc này giúp cải thiện tâm trạng hiệu quả. Một nghiên cứu mới từ Đại học Michigan cho thấy những người đi mua sắm sau khi xem một đoạn clip bạo lực cảm thấy hạnh phúc hơn nhiều so với những người không mua sắm. Các nhà nghiên cứu cho rằng việc đưa ra quyết định mua hàng giúp họ khôi phục cảm giác tự chủ để cải thiện tâm trạng.
Chi tiền cũng đã được chứng minh rằng có thể giúp tăng hormone endorphin. Vậy vấn đề là gì? Dù bạn ngay lập tức có cảm giác dễ chịu sau khi mua sắm, cảm giác này sẽ nhanh chóng phai nhạt. Bạn sẽ bắt đầu cảm thấy vỡ vụn, sự xấu hổ và ray rứt vì đã chi tiêu quá tay khiến bạn cảm thấy tồi tệ hơn.
Mẹo đối phó: Hãy thay thế việc mua sắm bằng một hoạt động giải trí lành mạnh khác: đi bộ, tập yoga, nghe nhạc – bất cứ điều gì giúp bạn cảm thấy lạc quan hơn. Maggie Baker, nhà tâm lý học chuyên tư vấn về tài chính và là tác giả của cuốn sách “Điên vì tiền” nói: “Bạn cần một số hoạt động giải tỏa cảm xúc. Ngoài ra, hãy thử viết nhật ký hoặc trò chuyện với một người bạn. Trút bầu tâm sự có thể giúp bạn xác định nguồn căn của nỗi buồn và làm thế nào để tâm trạng trở nên tốt hơn”.
2. Bẫy Chi Tiêu: Bạn Đang Đi Du Lịch
Khi đi du lịch, bạn có cảm giác như đang thoát ly khỏi đời thực, vì vậy bạn không thực tế về tài chính như bình thường. Thêm vào đó, bạn bị vây quanh bởi rất nhiều dịch vụ du lịch đắt đỏ, và điều này tạo nên một cơn bão càn quét ngân sách hoàn hảo. Baker nói: “Du lịch dễ đem lại cảm giác thư giãn về thể chất, tinh thần và tài chính. Bạn sẽ dễ bị cuốn theo cảm giác đó”.
Mẹo đối phó: Bạn có thể cho phép mình chi tiêu nhiều hơn một chút so với bình thường trong một kỳ nghỉ… trong khi vẫn giữ chừng mực. Baker khuyên bạn nên “dành thêm khoảng 10% ngân sách cho việc chi tiêu”. (đồng nghĩa với việc bạn phải để dành một số tiền từ vài tuần trước khi đến kỳ nghỉ hoặc trích từ quỹ tiết kiệm để có ngân sách du lịch.)
Khi đã xác định một số tiền hợp lý để sử dụng mỗi ngày, bạn có thể chi 19 đô la để thưởng thức một ly rượu vang tuyệt hảo super Tuscan mà không cảm thấy tội lỗi – nhưng nhớ là không được chi tiêu quá đà bằng cách quẹt cháy thẻ tín dụng như giới thượng lưu trong cả tuần. Nếu bạn vẫn thấy mình chi tiêu quá mức, hãy cân nhắc một chuyến đi theo tour trọn gói để giúp bản thân tránh đưa ra những quyết định tài chính tồi tệ.
3. Bẫy chi tiêu: Bạn Tìm Được Một Chương Trình Ưu Đãi Tuyệt Vời
Thật là một cảm giác sung sướng khó tả khi mua được một đôi giày trị giá 100 đô la chỉ với 15 đô la. Khi mua được một món đồ giá hời, bạn cảm thấy như mình vừa thắng một cuộc chơi. Nghĩ rằng những người khác trả giá gốc trong khi mình chỉ phải chi một số tiền ít hơn nhiều khiến việc này khó lòng cưỡng lại được.
Mẹo đối phó: Trước khi quyết định mua hàng, hãy tạm dừng một lúc và cân nhắc. Tập trung vào những gì bạn đang chi tiêu, không phải những gì bạn đang tiết kiệm. Baker cho biết: “Dù món đồ được giảm giá đến 80%, những sự thật là bạn vẫn phải tốn tiền mua nó, vì vậy hãy tự hỏi liệu bạn có thực sự cần nó hay không”. Hãy thử mẹo này: Giả sử những đôi giày đó không được giảm giá. Bạn vẫn khao khát mua chúng như lúc này hay không? Nếu câu trả lời là không, hãy bước đi và đừng luyến tiếc gì.
4. Bẫy Chi Tiêu: Bạn Cảm Thấy Nhàm Chán
Chắc hẳn bạn từng nghe một câu nói kinh điển “Nhàn cư vi bất thiện?”. Điều này đúng cả trong mua sắm – sự nhàm chán chắc chắn không tốt cho ngân sách của bạn. Một trong những điều nguy hiểm nhất là những khoảng thời gian nhàn rỗi bất ngờ, và một số người chọn cách giết thời gian bằng việc mua sắm.
Và mua sắm chưa bao giờ dễ dàng hơn trong thời buổi công nghệ hiện đại khi mà bạn có thể mua hàng nhanh chóng chỉ bằng một chiếc điện thoại. Chỉ với một vài thao tác đơn giản trên màn hình cảm ứng, bằng cách nào đó bạn sẽ cảm thấy hình thức mua hàng này không đem lại cảm giác tiêu tiền thật như khi trực tiếp móc ví hoặc quẹt thẻ tín dụng để thanh toán.
Mẹo đối phó: Hãy tận dụng khoảng thời gian nhàn rỗi đó một cách khôn ngoan hơn. Nếu bạn có một tiếng đồng hồ rảnh rỗi và cảm thấy muốn mua sắm online, hãy đi tập yoga, gặp gỡ bạn bè hoặc bắt đầu một dự án mới.
5. Bẫy Chi Tiêu: Bạn Đi Chơi Cùng Bạn Bè
Mặc dù bạn không còn là học sinh trung học nữa, nhưng vẫn khó có thể ngừng so sánh với bạn bè đồng trang lứa. Theo kịp bạn bè là một phần trong gen của chúng ta theo nghĩa đen.
Trở lại thời tiền sử, bị một tập thể cô lập là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với sự sống còn. Nỗi lo sợ bị tẩy chay vẫn là một phần của bản năng con người trong thời hiện đại. Khi bạn bè của bạn gọi một ly cocktail 14 đô la và chi tiêu cho hàng tá ứng dụng, lẽ tự nhiên là bạn cũng muốn hành động tương tự.
Mẹo đối phó: Trước khi đi ra ngoài, hãy định sẵn một số tiền nhất định để chi tiêu, để hạn chế khả năng mất kiểm soát. Sau đó, tránh tình huống khó xử khi yêu cầu tách hóa đơn bằng cách giải thích trước cho mọi người, trước cả thời điểm gọi món.
Nếu đợi đến cuối bữa ăn, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy lo lắng. Các kích thích tố căng thẳng có thể lấp đầy vỏ não trước trán, ngăn cản bạn đưa ra quyết định sáng suốt. Ngay lập tức hãy nói rằng bạn đang tiết kiệm tiền mua nhà (hoặc một thứ gì khác) để có thể thoải mái lựa chọn những món vừa túi tiền.
6. Bẫy Chi Tiêu: Bạn Phải Mua Một Món Quà Cưới
Mọi người thường chi tiêu rộng rãi hơn bình thường khi mua quà cho một sự kiện quan trọng như đám cưới, đầy tháng, thôi nôi, lễ kỷ niệm. Baker giải thích: “Bạn bị tác động từ bên ngoài để cố gắng thể hiện, bởi vì bạn đang suy nghĩ về cách mà mọi người nhìn mình. Bạn không muốn món quà của mình chỉ có giá trị 10 đô la trong khi những người khác chi đến 100 đô la.”
Mẹo đối phó: Để tạo ấn tượng tuyệt vời trong khi vẫn cân đối được ngân sách, hãy tập trung vào tính sáng tạo thay vì giá trị vật chất của món quà. Bạn có thể tự tay thiết kế một món quà hoặc săn tìm một món quà rẻ tiền nhưng vẫn thể hiện nét độc đáo trong tính cách của người nhận. Hãy nghĩ về những điều như thế này: Một album ảnh lãng mạn về quá trình tán tỉnh yêu đương của một cặp đôi hạnh phúc qua năm tháng, hoặc một bài thơ được lồng vào một chiếc khung tuyệt đẹp mà bạn sáng tác tặng riêng cho người đó.
Ví dụ, tại đám cưới của tôi, người bạn đã mai mối cho vợ chồng tôi đến với nhau đã thiết kế một bộ sưu tập những email tán tỉnh, hẹn hò ban đầu của chúng tôi. Đó là một ý tưởng dễ dàng, chu đáo mà có lẽ chỉ cần chi ra tối đa 50 đô la để thực hiện. Và trong dịp đầy tháng con đầu lòng của tôi, mẹ tôi đã sơn lại chiếc nôi mà bà thường dùng để ru tôi ngủ khi còn nhỏ. Không cần phải nói, đó là món quà ý nghĩa nhất mà tôi nhận được. (và cũng được trầm trồ khen ngợi nhất trong bữa tiệc.)
7. Bẫy Chi Tiêu: Bạn Đang Ăn Kiêng
Nỗ lực chống lại sự thèm ăn có thể khiến bạn gặp khó khăn trong việc kiểm soát chi tiêu. Bạn cần tự kiểm soát để thành thạo về việc quản lý tài chính. Nhưng tính kỷ luật là một nguồn lực có giới hạn. Mỗi người chúng ta có một giới hạn tự chủ mỗi ngày, và bạn càng cố gắng khắt khe với bản thân – dù là ép mình đi đến phòng tập thể dục lúc 6:30 sáng hoặc cưỡng lại thôi thúc muốn ăn một dĩa pho-mát tuyệt cú mèo – bạn càng khó chống lại những cám dỗ khác, chẳng hạn như mua sắm.
Mẹo đối phó: May mắn thay, bạn có thể tăng cường khả năng tự chủ của mình. Hãy chọn một hoạt động nhẹ nhàng khiến bạn cảm thấy thoải mái, như đi dạo hoặc xem phim”. (Nhấn mạnh ở đây là “nhẹ nhàng” – tránh bất cứ hoạt động nào quá mạnh hoặc kích động, chẳng hạn như xe đạp nhanh hoặc đọc sách “Chiến tranh và Hòa bình”). Gác lại ý định mua sắm sau những hoạt động thư giãn này, hoặc vào đầu ngày khi khả năng tự chủ của bạn vẫn chưa bị cạn kiệt.
8. Bẫy Chi Tiêu: Sắp Đến Sinh Nhật Của Cô Bạn Thân
Bạn yêu cô ấy, vì vậy bạn muốn tặng cho cô nàng một món quà tuyệt vời nhất. Để quản lý chi tiêu tốt, bạn phải luôn thận trọng. Những buổi tiệc ăn mừng là một cơ hội để ném sự thận trọng đó sang một bên và vung tiền quá mức. Không muốn làm bạn mất hứng, nhưng hãy nhớ rằng bất cứ khi nào cảm thấy đặc biệt hứng khởi, bạn cũng dễ mắc sai lầm trong chi tiêu.
Mẹo đối phó: Kiểm soát việc phung phí bằng cách suy nghĩ trên quan điểm của đối phương. Hãy tự hỏi rằng: “Cô ấy có thực sự muốn bạn chi tiêu quá nhiều đến mức đẩy bản thân vào hoàn cảnh khó khăn về mặt tài chính trong dịp này hay không?”. Bạn có thể tiêu nhiều tiền hơn một chút so với ngân sách cho phép, nhưng đừng phung phí quá mức.
9. Bẫy Chi Tiêu: Một Người Thân Yêu Của Bạn Muốn Vay Tiền
Đây là một tình huống đặc biệt khó khăn. Bạn vô cùng quan tâm đến cô ấy (hoặc anh ấy) và có thể lo lắng về hạnh phúc của người này. Nếu cho vay tiền có thể giúp cải thiện cuộc sống của họ, thật khó để từ chối. Điều đầu tiên mà các nhà lập kế hoạch tài chính tham khảo ý kiến của tôi là làm thế nào tư vấn cho những khách hàng lớn tuổi cách từ chối yêu cầu hỗ trợ tài chính từ con cái của họ. Nhưng cho người thân vay tiền thường đẩy bạn vào cảnh “cháy túi”.
Mẹo đối phó: Bạn có hai lựa chọn: Đầu tiên, hãy xác định số tiền mà bạn có thể hỗ trợ mà không gây ảnh hưởng đến tài chính của bạn. Lựa chọn thứ hai sẽ khó khăn hơn nhiều, nếu tình huống này lặp đi lặp lại, sẽ có lúc bạn nên cân nhắc việc dứt khoát từ chối.
Có thể bạn sẽ mất đi một mối quan hệ, nhưng bạn phải đặt ra một số ranh giới đúng đắn trong tình yêu. Hãy nghĩ về điều này: “Có thực là bạn đang giúp người này hay không? Đưa tiền cho một người phụ thuộc về tài chính cũng giống như đưa rượu cho người nghiện rượu vậy.”
Nếu đối phương luôn xem bạn là “phao cứu sinh”, họ sẽ không thể chữa lành cho đến khi tự mình thoát ra. Lập ra một kế hoạch hoàn toàn thoát ly khỏi sự vay mượn của một người từ 3 đến 6 tháng. Sau đó, tùy tình hình, bạn có thể tìm cho cô ấy một nhà hoạch định tài chính, cố vấn nghề nghiệp, hoặc nhà trị liệu để hướng dẫn cô ấy tháo gỡ khó khăn.
LILA
Chi tiêu quá đà là vấn đề không của riêng ai, và các loại bẫy chi tiêu trong cuộc sống nhiều hơn bạn nghĩ. Cho dù bạn có cẩn trọng đến mấy trong chi tiêu, sẽ có những lúc “túi tiền” của bạn có nguy cơ bị tấn công.
Nhà tâm lý học tài chính Brad Klontz, quản lý đối tác tại Occidental Asset Management cho biết: “Những tình huống liên quan đến cảm xúc khiến chúng ta dễ chi tiêu quá mức. Nếu không thể tư duy hợp lý, chúng ta sẽ gặp vấn đề về tài chính”.
Dưới đây là cách thức mọi chuyện diễn ra: Vỏ não trước trán là một phần não bộ liên quan đến tư duy logic, bao gồm lập kế hoạch, kiểm soát xung động… và cân đối ngân sách. Nhưng khi cơ thể bị đặt trong một tình huống nhạy cảm, hạch hạnh nhân (trung tâm cảm xúc của não) bắt đầu hoạt động và tác động đến vỏ não trước trán. Kết quả là lý trí biến mất, cảm xúc chi phối và có thể khiến chúng ta đưa ra những quyết định tài chính tồi tệ. Sau đây là cách giúp bạn tránh khỏi 9 bẫy chi tiêu nguy hiểm nhất.
1. Bẫy Chi Tiêu: Bạn Đang Có Tâm Trạng Xấu
Có một lý do chính đáng khiến 62% mọi người cảm thấy hạnh phúc khi chi tiêu lúc tâm trạng xấu là vì việc này giúp cải thiện tâm trạng hiệu quả. Một nghiên cứu mới từ Đại học Michigan cho thấy những người đi mua sắm sau khi xem một đoạn clip bạo lực cảm thấy hạnh phúc hơn nhiều so với những người không mua sắm. Các nhà nghiên cứu cho rằng việc đưa ra quyết định mua hàng giúp họ khôi phục cảm giác tự chủ để cải thiện tâm trạng.
Chi tiền cũng đã được chứng minh rằng có thể giúp tăng hormone endorphin. Vậy vấn đề là gì? Dù bạn ngay lập tức có cảm giác dễ chịu sau khi mua sắm, cảm giác này sẽ nhanh chóng phai nhạt. Bạn sẽ bắt đầu cảm thấy vỡ vụn, sự xấu hổ và ray rứt vì đã chi tiêu quá tay khiến bạn cảm thấy tồi tệ hơn.
Mẹo đối phó: Hãy thay thế việc mua sắm bằng một hoạt động giải trí lành mạnh khác: đi bộ, tập yoga, nghe nhạc – bất cứ điều gì giúp bạn cảm thấy lạc quan hơn. Maggie Baker, nhà tâm lý học chuyên tư vấn về tài chính và là tác giả của cuốn sách “Điên vì tiền” nói: “Bạn cần một số hoạt động giải tỏa cảm xúc. Ngoài ra, hãy thử viết nhật ký hoặc trò chuyện với một người bạn. Trút bầu tâm sự có thể giúp bạn xác định nguồn căn của nỗi buồn và làm thế nào để tâm trạng trở nên tốt hơn”.
2. Bẫy Chi Tiêu: Bạn Đang Đi Du Lịch
Khi đi du lịch, bạn có cảm giác như đang thoát ly khỏi đời thực, vì vậy bạn không thực tế về tài chính như bình thường. Thêm vào đó, bạn bị vây quanh bởi rất nhiều dịch vụ du lịch đắt đỏ, và điều này tạo nên một cơn bão càn quét ngân sách hoàn hảo. Baker nói: “Du lịch dễ đem lại cảm giác thư giãn về thể chất, tinh thần và tài chính. Bạn sẽ dễ bị cuốn theo cảm giác đó”.
Mẹo đối phó: Bạn có thể cho phép mình chi tiêu nhiều hơn một chút so với bình thường trong một kỳ nghỉ… trong khi vẫn giữ chừng mực. Baker khuyên bạn nên “dành thêm khoảng 10% ngân sách cho việc chi tiêu”. (đồng nghĩa với việc bạn phải để dành một số tiền từ vài tuần trước khi đến kỳ nghỉ hoặc trích từ quỹ tiết kiệm để có ngân sách du lịch.)
Khi đã xác định một số tiền hợp lý để sử dụng mỗi ngày, bạn có thể chi 19 đô la để thưởng thức một ly rượu vang tuyệt hảo super Tuscan mà không cảm thấy tội lỗi – nhưng nhớ là không được chi tiêu quá đà bằng cách quẹt cháy thẻ tín dụng như giới thượng lưu trong cả tuần. Nếu bạn vẫn thấy mình chi tiêu quá mức, hãy cân nhắc một chuyến đi theo tour trọn gói để giúp bản thân tránh đưa ra những quyết định tài chính tồi tệ.
3. Bẫy chi tiêu: Bạn Tìm Được Một Chương Trình Ưu Đãi Tuyệt Vời
Thật là một cảm giác sung sướng khó tả khi mua được một đôi giày trị giá 100 đô la chỉ với 15 đô la. Khi mua được một món đồ giá hời, bạn cảm thấy như mình vừa thắng một cuộc chơi. Nghĩ rằng những người khác trả giá gốc trong khi mình chỉ phải chi một số tiền ít hơn nhiều khiến việc này khó lòng cưỡng lại được.
Mẹo đối phó: Trước khi quyết định mua hàng, hãy tạm dừng một lúc và cân nhắc. Tập trung vào những gì bạn đang chi tiêu, không phải những gì bạn đang tiết kiệm. Baker cho biết: “Dù món đồ được giảm giá đến 80%, những sự thật là bạn vẫn phải tốn tiền mua nó, vì vậy hãy tự hỏi liệu bạn có thực sự cần nó hay không”. Hãy thử mẹo này: Giả sử những đôi giày đó không được giảm giá. Bạn vẫn khao khát mua chúng như lúc này hay không? Nếu câu trả lời là không, hãy bước đi và đừng luyến tiếc gì.
4. Bẫy Chi Tiêu: Bạn Cảm Thấy Nhàm Chán
Chắc hẳn bạn từng nghe một câu nói kinh điển “Nhàn cư vi bất thiện?”. Điều này đúng cả trong mua sắm – sự nhàm chán chắc chắn không tốt cho ngân sách của bạn. Một trong những điều nguy hiểm nhất là những khoảng thời gian nhàn rỗi bất ngờ, và một số người chọn cách giết thời gian bằng việc mua sắm.
Và mua sắm chưa bao giờ dễ dàng hơn trong thời buổi công nghệ hiện đại khi mà bạn có thể mua hàng nhanh chóng chỉ bằng một chiếc điện thoại. Chỉ với một vài thao tác đơn giản trên màn hình cảm ứng, bằng cách nào đó bạn sẽ cảm thấy hình thức mua hàng này không đem lại cảm giác tiêu tiền thật như khi trực tiếp móc ví hoặc quẹt thẻ tín dụng để thanh toán.
Mẹo đối phó: Hãy tận dụng khoảng thời gian nhàn rỗi đó một cách khôn ngoan hơn. Nếu bạn có một tiếng đồng hồ rảnh rỗi và cảm thấy muốn mua sắm online, hãy đi tập yoga, gặp gỡ bạn bè hoặc bắt đầu một dự án mới.
5. Bẫy Chi Tiêu: Bạn Đi Chơi Cùng Bạn Bè
Mặc dù bạn không còn là học sinh trung học nữa, nhưng vẫn khó có thể ngừng so sánh với bạn bè đồng trang lứa. Theo kịp bạn bè là một phần trong gen của chúng ta theo nghĩa đen.
Trở lại thời tiền sử, bị một tập thể cô lập là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với sự sống còn. Nỗi lo sợ bị tẩy chay vẫn là một phần của bản năng con người trong thời hiện đại. Khi bạn bè của bạn gọi một ly cocktail 14 đô la và chi tiêu cho hàng tá ứng dụng, lẽ tự nhiên là bạn cũng muốn hành động tương tự.
Mẹo đối phó: Trước khi đi ra ngoài, hãy định sẵn một số tiền nhất định để chi tiêu, để hạn chế khả năng mất kiểm soát. Sau đó, tránh tình huống khó xử khi yêu cầu tách hóa đơn bằng cách giải thích trước cho mọi người, trước cả thời điểm gọi món.
Nếu đợi đến cuối bữa ăn, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy lo lắng. Các kích thích tố căng thẳng có thể lấp đầy vỏ não trước trán, ngăn cản bạn đưa ra quyết định sáng suốt. Ngay lập tức hãy nói rằng bạn đang tiết kiệm tiền mua nhà (hoặc một thứ gì khác) để có thể thoải mái lựa chọn những món vừa túi tiền.
6. Bẫy Chi Tiêu: Bạn Phải Mua Một Món Quà Cưới
Mọi người thường chi tiêu rộng rãi hơn bình thường khi mua quà cho một sự kiện quan trọng như đám cưới, đầy tháng, thôi nôi, lễ kỷ niệm. Baker giải thích: “Bạn bị tác động từ bên ngoài để cố gắng thể hiện, bởi vì bạn đang suy nghĩ về cách mà mọi người nhìn mình. Bạn không muốn món quà của mình chỉ có giá trị 10 đô la trong khi những người khác chi đến 100 đô la.”
Mẹo đối phó: Để tạo ấn tượng tuyệt vời trong khi vẫn cân đối được ngân sách, hãy tập trung vào tính sáng tạo thay vì giá trị vật chất của món quà. Bạn có thể tự tay thiết kế một món quà hoặc săn tìm một món quà rẻ tiền nhưng vẫn thể hiện nét độc đáo trong tính cách của người nhận. Hãy nghĩ về những điều như thế này: Một album ảnh lãng mạn về quá trình tán tỉnh yêu đương của một cặp đôi hạnh phúc qua năm tháng, hoặc một bài thơ được lồng vào một chiếc khung tuyệt đẹp mà bạn sáng tác tặng riêng cho người đó.
Ví dụ, tại đám cưới của tôi, người bạn đã mai mối cho vợ chồng tôi đến với nhau đã thiết kế một bộ sưu tập những email tán tỉnh, hẹn hò ban đầu của chúng tôi. Đó là một ý tưởng dễ dàng, chu đáo mà có lẽ chỉ cần chi ra tối đa 50 đô la để thực hiện. Và trong dịp đầy tháng con đầu lòng của tôi, mẹ tôi đã sơn lại chiếc nôi mà bà thường dùng để ru tôi ngủ khi còn nhỏ. Không cần phải nói, đó là món quà ý nghĩa nhất mà tôi nhận được. (và cũng được trầm trồ khen ngợi nhất trong bữa tiệc.)
7. Bẫy Chi Tiêu: Bạn Đang Ăn Kiêng
Nỗ lực chống lại sự thèm ăn có thể khiến bạn gặp khó khăn trong việc kiểm soát chi tiêu. Bạn cần tự kiểm soát để thành thạo về việc quản lý tài chính. Nhưng tính kỷ luật là một nguồn lực có giới hạn. Mỗi người chúng ta có một giới hạn tự chủ mỗi ngày, và bạn càng cố gắng khắt khe với bản thân – dù là ép mình đi đến phòng tập thể dục lúc 6:30 sáng hoặc cưỡng lại thôi thúc muốn ăn một dĩa pho-mát tuyệt cú mèo – bạn càng khó chống lại những cám dỗ khác, chẳng hạn như mua sắm.
Mẹo đối phó: May mắn thay, bạn có thể tăng cường khả năng tự chủ của mình. Hãy chọn một hoạt động nhẹ nhàng khiến bạn cảm thấy thoải mái, như đi dạo hoặc xem phim”. (Nhấn mạnh ở đây là “nhẹ nhàng” – tránh bất cứ hoạt động nào quá mạnh hoặc kích động, chẳng hạn như xe đạp nhanh hoặc đọc sách “Chiến tranh và Hòa bình”). Gác lại ý định mua sắm sau những hoạt động thư giãn này, hoặc vào đầu ngày khi khả năng tự chủ của bạn vẫn chưa bị cạn kiệt.
8. Bẫy Chi Tiêu: Sắp Đến Sinh Nhật Của Cô Bạn Thân
Bạn yêu cô ấy, vì vậy bạn muốn tặng cho cô nàng một món quà tuyệt vời nhất. Để quản lý chi tiêu tốt, bạn phải luôn thận trọng. Những buổi tiệc ăn mừng là một cơ hội để ném sự thận trọng đó sang một bên và vung tiền quá mức. Không muốn làm bạn mất hứng, nhưng hãy nhớ rằng bất cứ khi nào cảm thấy đặc biệt hứng khởi, bạn cũng dễ mắc sai lầm trong chi tiêu.
Mẹo đối phó: Kiểm soát việc phung phí bằng cách suy nghĩ trên quan điểm của đối phương. Hãy tự hỏi rằng: “Cô ấy có thực sự muốn bạn chi tiêu quá nhiều đến mức đẩy bản thân vào hoàn cảnh khó khăn về mặt tài chính trong dịp này hay không?”. Bạn có thể tiêu nhiều tiền hơn một chút so với ngân sách cho phép, nhưng đừng phung phí quá mức.
9. Bẫy Chi Tiêu: Một Người Thân Yêu Của Bạn Muốn Vay Tiền
Đây là một tình huống đặc biệt khó khăn. Bạn vô cùng quan tâm đến cô ấy (hoặc anh ấy) và có thể lo lắng về hạnh phúc của người này. Nếu cho vay tiền có thể giúp cải thiện cuộc sống của họ, thật khó để từ chối. Điều đầu tiên mà các nhà lập kế hoạch tài chính tham khảo ý kiến của tôi là làm thế nào tư vấn cho những khách hàng lớn tuổi cách từ chối yêu cầu hỗ trợ tài chính từ con cái của họ. Nhưng cho người thân vay tiền thường đẩy bạn vào cảnh “cháy túi”.
Mẹo đối phó: Bạn có hai lựa chọn: Đầu tiên, hãy xác định số tiền mà bạn có thể hỗ trợ mà không gây ảnh hưởng đến tài chính của bạn. Lựa chọn thứ hai sẽ khó khăn hơn nhiều, nếu tình huống này lặp đi lặp lại, sẽ có lúc bạn nên cân nhắc việc dứt khoát từ chối.
Có thể bạn sẽ mất đi một mối quan hệ, nhưng bạn phải đặt ra một số ranh giới đúng đắn trong tình yêu. Hãy nghĩ về điều này: “Có thực là bạn đang giúp người này hay không? Đưa tiền cho một người phụ thuộc về tài chính cũng giống như đưa rượu cho người nghiện rượu vậy.”
Nếu đối phương luôn xem bạn là “phao cứu sinh”, họ sẽ không thể chữa lành cho đến khi tự mình thoát ra. Lập ra một kế hoạch hoàn toàn thoát ly khỏi sự vay mượn của một người từ 3 đến 6 tháng. Sau đó, tùy tình hình, bạn có thể tìm cho cô ấy một nhà hoạch định tài chính, cố vấn nghề nghiệp, hoặc nhà trị liệu để hướng dẫn cô ấy tháo gỡ khó khăn.
LILA