NHỮNG ĐỨA TRẺ CHẲNG CÓ ĐƯỢC NGÂY THƠ

NHỮNG ĐỨA TRẺ CHẲNG CÓ ĐƯỢC NGÂY THƠ

 

Rồi đến một ngày, những đứa trẻ chẳng biết ngây thơ sẽ đứng trước xã hội một cách ngạo mạn, đau đớn và độc ác để đòi hỏi quyền lợi của mình bằng bạo lực như chính cha mẹ chúng đã làm trên thân thể và tinh thần của chúng. 

Phải chăng xã hội Á Đông từ lâu đã quá đề cao tính thiêng liêng của việc sinh con mà quên rằng con người cần ít nhất 18 năm để được giáo dưỡng và hoàn thiện về nhân cách. Trẻ con không tự sinh ra và lớn lên, chúng cần được nuôi dạy và bảo vệ một cách toàn diện. Bởi sẽ chẳng có thiên tài nào được tạo ra trừ khi cha mẹ biết ý thức về hành vi và trách nhiệm của mình trước con cái.  

Nỗi đau được báo trước

Về Châu Đốc một buổi chiều tháng 7, lòng tôi cảm thấy thật thanh thản. Tôi quyết định đi dạo quanh các khu chùa để tìm chút kỉ niệm cũng như tri ân với mảnh đất thiêng liêng này. Chợt tôi gặp một nhóm các bé khoảng dưới 10 tuổi đến mời tôi mua chim phóng sanh. 

Có một em trong nhóm giấu chú chim nhỏ phía sau và thách tôi đoán xem chú chim kia còn bay được hay đã chết. Nếu tôi đoán sai thì tôi cho em tiền hoặc mua giúp em những chú chim khác. Tôi nhìn nụ cười của các em mà không thể trả lời được câu hỏi. 

Gió từ đâu ùa vào làm cay khóe mắt, tự dưng tôi thương các em, thương cho số phận của những chú chim còn sống dưới gọng sắt. Tôi hiểu mỗi em vì mưu sinh mà nên nỗi. Nhưng hỡi ơi, những bậc làm cha mẹ các em chỉ biết đứng nhìn rồi khuất đi để con vô cảm kiếm tiền trên nỗi đau của bao sinh linh khác. 

Tâm hồn của những đứa trẻ cũng giống như thân xác của những chú chim đang bị nhốt trong chiếc lòng sắt lạnh lẽo. Chỉ đợi một lời nói ra của tôi, dù đúng hay sai, thì số phận chú chim sẽ được định đoạt nhưng sự thật thì chính ý nghĩ của các em đã giết chết chú chim kia tự lúc nào.

Phải chăng “Người không vì mình trời tru đất diệt” nên mới có những ông bố bà mẹ dạy con đạp lên nỗi đau của kẻ khác để sống. Hay đúng hơn đồng tiền có sức mạnh vạn năng, nó thay mặt cho cả những người làm ba mẹ đẩy những đứa trẻ ngơ ngác đi gian lận với đời. Tôi tự hỏi rồi đây ba mẹ các em sẽ được gì sao những lọc lừa ngụy tạo của con, hay “sống sao được vậy” chấp gì việc nhân nghĩa ở đời.

Chuyến đi của tôi từ đó kết thúc, các em lấy tiền xong thì hồ hởi bỏ chạy khoe chiến tích để lại tôi với cơ thể cứng đơ của chú chim con. Nụ cười mãn nguyện của em làm tôi thức tỉnh. Chính em đã thành công vì đã dụ được người đàn bà đi qua hơn nửa đời mà còn ngây dại. Hay tất cả những người phố thị giống tôi đều dễ dàng say, bởi ai cũng bơ vơ, trơ trọi giữa bộn bề nên trong lòng luôn khao khát tìm về cái cũ, cái chân quê nhưng có ngờ ngày đó chỉ còn trong dĩ vãng.

Con hư tại ai?

Câu hỏi đặt ra là trẻ con học được gì từ người lớn? Tình yêu thương hay sự vô cảm, là trách nhiệm với gia đình, xã hội hay sự vô tâm đến nghẹn lời tất cả điều tùy thuộc vào những gì các bé nhìn thấy, lắng nghe, và cảm nhận từ chính cách đối nhân xử thế trong gia đình.

Trong nhóm bạn tôi có vợ chồng Nhàn là giàu có nhất. Một phần do gia đình hai bên khá giả, phần hai vợ chồng rất mê kiếm tiền nên vật chất đối với họ không thiếu. Nhàn sinh cho Quyền một bé trai sau khi đi khấn vái khắp nơi vì hai bé đầu điều là gái.

Lực từ nhỏ lại không thích giao tiếp, sống cô lập và tách biệt với mọi người. Đi học thì em không thích chơi với các bạn, hay nói dối bị té ngã để ba mẹ cho nghỉ học và đổ lỗi nhà trường không quan tâm. 

Do biết mẹ dị ứng với mèo nên em nảy ra ý định ăn cắp bé mèo trong xóm mang về để chọc tức mẹ. Khi bị phát hiện thay vì răn dạy con nhận lỗi Quyền lại hung hăng bao che cho con bằng giọng điệu thách thức.

Tuổi thơ của em là vô số lần trộm tiền của ba để dẫn bạn bè đi ăn nhà hàng, chơi games, chẳng may bị phát hiện em đỗ hết cho cô giúp việc để cô bị đuổi. Hỏi ra em chẳng hề thấy mình có lỗi vì có bao giờ ba mẹ chỉ cho em thế nào là lỗi lầm và đâu là giới hạn của phải trái, đúng sai.

Lực ngang nhiên bỡn cợt trên nỗi đau của kẻ khác, lời xin lỗi hay một câu nói hàm ơn cũng là những thứ xa xỉ. Từ nhỏ em được dạy rằng “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn” nên ngay cả việc em học trường nào, có được lên lớp hay không cũng được quy đổi ra tiền, còn những thứ không giải quyết được bằng tiền thì sẽ giữ im lặng cho qua như một cái cớ đã rồi.

Nào ngờ thói đời biết đùa, sau tiếng cười tan em tự dưng thấy mình trống rỗng, chẳng còn biết bản thân là ai, muốn gì và cần gì trong cuộc sống. Nhiều lần em tự làm đau mình để cảm nhận sự tồn tại, nỗi đau sẽ khiến em thức tỉnh và có ý thức hơn với những việc đang làm.

Hôm đó ở trường, do có vài mâu thuẫn với bạn, Lực lấy cây gậy bóng bầu dục đánh vào đầu bạn đến bất tỉnh. Cậu bé đứng đó mặc cho bạn quằn quại với cơn đau mà không chạy đi tìm thầy cô đến giúp. Đến khi có người phát hiện thì bạn của Lực đã qua đời.

Chiếc còng sắt cột chặt cuộc đời em, đứa con trai 14 tuổi đứng đó với chiếc áo trắng thư sinh ngày còn đi học. Em biết mình sai, em ước gì mình được một lần ngồi ăn cơm với cả gia đình, ước gì hôm đó em không quá vô cảm, ước gì bạn em sống lại để em được yêu thương và làm lại từ đầu.  

Còn ba mẹ em nghẹn ngào trong nước mắt, phải chi mình quan tâm hơn tới con, phải chi mình có thể làm gì đó đổi lấy tự do cho con. Bỗng dưng tôi nhớ lại lời Quyền “Con có muốn hái sao trên trời anh cũng hái” vậy mà giờ chỉ cách con trong gang tấc mà lời hứa đó hóa hư không.

Sẽ có những án mạng xảy ra mà thủ phạm là những đứa trẻ tốt bụng, tử tế trong mắt cha mẹ hay đúng hơn cha mẹ chưa bao giờ chấp nhận lỗi lầm của con. Thương con vô điều kiện hay quá nuông chiều con để rồi chính cha mẹ đã trao cho con tấm kim bài “miễn tử” được phép lưu manh bước vào đời mà chưa một lần bận tâm đến hậu quả mà con phải gánh chịu.

Vỗ về nỗi đau để không là quá muộn

Tất cả trẻ em sinh ra đều có khả năng thấu cảm trước nỗi đau như nhau nhưng rồi khả năng đó sẽ mai một dần sau khi các em bước qua năm thứ 4 của cuộc đời nếu không có sự dạy dỗ đúng cách của gia đình.

Những giọt nước mắt muộn màng của ba mẹ rồi sẽ nhỏ xuống từng hồi nhưng nỗi đau sẽ không bao giờ có cơ hội lành lại. Trên khắp quê hương thân yêu của chúng ta còn biết bao những đứa trẻ mà tuổi thơ của chúng bị chính cha mẹ đánh cắp vì nhiều lý do khác nhau. 

Chưa bao giờ tôi thấy làm con nít lại khổ như vậy bởi trong kí ức của tôi, tuổi thơ là lứa tuổi vô âu vô lo, hồn nhiên và đầy mê hoặc. Chính người lớn đã chắp vá những giấc mơ, đánh tráo khái niệm, hô biến các em thành những chú “gà công nghiệp” nhằm phục vụ lợi ích của bản thân hơn là nuôi dưỡng và bảo bọc các em bằng tình yêu thương và trách nhiệm.

Có những đứa trẻ bị bỏ rơi ngay từ thuở mới lọt lòng, nhưng cũng có em bị “mồ côi” cả khi ba mẹ bên cạnh. Để rồi có bao nhiêu nỗi đau, nỗi tuyệt vọng và mong muốn được các em giữ kín trong lòng. 

Mỗi lần nhìn thấy một ai đó giống em, tôi lại hy vọng rằng câu chuyện tôi kể trên không là sự thật. Sau đó là những tiếng thở dài cho những phận đời còn lại – là cha, là mẹ, là ẩn ức tuổi thơ, là nỗi cô đơn bế tắc của những đứa trẻ chẳng được ngây thơ nhưng đầy tuyệt vọng.

MIA NGUYỄN

Rồi đến một ngày, những đứa trẻ chẳng biết ngây thơ sẽ đứng trước xã hội một cách ngạo mạn, đau đớn và độc ác để đòi hỏi quyền lợi của mình bằng bạo lực như chính cha mẹ chúng đã làm trên thân thể và tinh thần của chúng. 

Phải chăng xã hội Á Đông từ lâu đã quá đề cao tính thiêng liêng của việc sinh con mà quên rằng con người cần ít nhất 18 năm để được giáo dưỡng và hoàn thiện về nhân cách. Trẻ con không tự sinh ra và lớn lên, chúng cần được nuôi dạy và bảo vệ một cách toàn diện. Bởi sẽ chẳng có thiên tài nào được tạo ra trừ khi cha mẹ biết ý thức về hành vi và trách nhiệm của mình trước con cái.  

Nỗi đau được báo trước

Về Châu Đốc một buổi chiều tháng 7, lòng tôi cảm thấy thật thanh thản. Tôi quyết định đi dạo quanh các khu chùa để tìm chút kỉ niệm cũng như tri ân với mảnh đất thiêng liêng này. Chợt tôi gặp một nhóm các bé khoảng dưới 10 tuổi đến mời tôi mua chim phóng sanh. 

Có một em trong nhóm giấu chú chim nhỏ phía sau và thách tôi đoán xem chú chim kia còn bay được hay đã chết. Nếu tôi đoán sai thì tôi cho em tiền hoặc mua giúp em những chú chim khác. Tôi nhìn nụ cười của các em mà không thể trả lời được câu hỏi. 

Gió từ đâu ùa vào làm cay khóe mắt, tự dưng tôi thương các em, thương cho số phận của những chú chim còn sống dưới gọng sắt. Tôi hiểu mỗi em vì mưu sinh mà nên nỗi. Nhưng hỡi ơi, những bậc làm cha mẹ các em chỉ biết đứng nhìn rồi khuất đi để con vô cảm kiếm tiền trên nỗi đau của bao sinh linh khác. 

Tâm hồn của những đứa trẻ cũng giống như thân xác của những chú chim đang bị nhốt trong chiếc lòng sắt lạnh lẽo. Chỉ đợi một lời nói ra của tôi, dù đúng hay sai, thì số phận chú chim sẽ được định đoạt nhưng sự thật thì chính ý nghĩ của các em đã giết chết chú chim kia tự lúc nào.

Phải chăng “Người không vì mình trời tru đất diệt” nên mới có những ông bố bà mẹ dạy con đạp lên nỗi đau của kẻ khác để sống. Hay đúng hơn đồng tiền có sức mạnh vạn năng, nó thay mặt cho cả những người làm ba mẹ đẩy những đứa trẻ ngơ ngác đi gian lận với đời. Tôi tự hỏi rồi đây ba mẹ các em sẽ được gì sao những lọc lừa ngụy tạo của con, hay “sống sao được vậy” chấp gì việc nhân nghĩa ở đời.

Chuyến đi của tôi từ đó kết thúc, các em lấy tiền xong thì hồ hởi bỏ chạy khoe chiến tích để lại tôi với cơ thể cứng đơ của chú chim con. Nụ cười mãn nguyện của em làm tôi thức tỉnh. Chính em đã thành công vì đã dụ được người đàn bà đi qua hơn nửa đời mà còn ngây dại. Hay tất cả những người phố thị giống tôi đều dễ dàng say, bởi ai cũng bơ vơ, trơ trọi giữa bộn bề nên trong lòng luôn khao khát tìm về cái cũ, cái chân quê nhưng có ngờ ngày đó chỉ còn trong dĩ vãng.

Con hư tại ai?

Câu hỏi đặt ra là trẻ con học được gì từ người lớn? Tình yêu thương hay sự vô cảm, là trách nhiệm với gia đình, xã hội hay sự vô tâm đến nghẹn lời tất cả điều tùy thuộc vào những gì các bé nhìn thấy, lắng nghe, và cảm nhận từ chính cách đối nhân xử thế trong gia đình.

Trong nhóm bạn tôi có vợ chồng Nhàn là giàu có nhất. Một phần do gia đình hai bên khá giả, phần hai vợ chồng rất mê kiếm tiền nên vật chất đối với họ không thiếu. Nhàn sinh cho Quyền một bé trai sau khi đi khấn vái khắp nơi vì hai bé đầu điều là gái.

Lực từ nhỏ lại không thích giao tiếp, sống cô lập và tách biệt với mọi người. Đi học thì em không thích chơi với các bạn, hay nói dối bị té ngã để ba mẹ cho nghỉ học và đổ lỗi nhà trường không quan tâm. 

Do biết mẹ dị ứng với mèo nên em nảy ra ý định ăn cắp bé mèo trong xóm mang về để chọc tức mẹ. Khi bị phát hiện thay vì răn dạy con nhận lỗi Quyền lại hung hăng bao che cho con bằng giọng điệu thách thức.

Tuổi thơ của em là vô số lần trộm tiền của ba để dẫn bạn bè đi ăn nhà hàng, chơi games, chẳng may bị phát hiện em đỗ hết cho cô giúp việc để cô bị đuổi. Hỏi ra em chẳng hề thấy mình có lỗi vì có bao giờ ba mẹ chỉ cho em thế nào là lỗi lầm và đâu là giới hạn của phải trái, đúng sai.

Lực ngang nhiên bỡn cợt trên nỗi đau của kẻ khác, lời xin lỗi hay một câu nói hàm ơn cũng là những thứ xa xỉ. Từ nhỏ em được dạy rằng “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn” nên ngay cả việc em học trường nào, có được lên lớp hay không cũng được quy đổi ra tiền, còn những thứ không giải quyết được bằng tiền thì sẽ giữ im lặng cho qua như một cái cớ đã rồi.

Nào ngờ thói đời biết đùa, sau tiếng cười tan em tự dưng thấy mình trống rỗng, chẳng còn biết bản thân là ai, muốn gì và cần gì trong cuộc sống. Nhiều lần em tự làm đau mình để cảm nhận sự tồn tại, nỗi đau sẽ khiến em thức tỉnh và có ý thức hơn với những việc đang làm.

Hôm đó ở trường, do có vài mâu thuẫn với bạn, Lực lấy cây gậy bóng bầu dục đánh vào đầu bạn đến bất tỉnh. Cậu bé đứng đó mặc cho bạn quằn quại với cơn đau mà không chạy đi tìm thầy cô đến giúp. Đến khi có người phát hiện thì bạn của Lực đã qua đời.

Chiếc còng sắt cột chặt cuộc đời em, đứa con trai 14 tuổi đứng đó với chiếc áo trắng thư sinh ngày còn đi học. Em biết mình sai, em ước gì mình được một lần ngồi ăn cơm với cả gia đình, ước gì hôm đó em không quá vô cảm, ước gì bạn em sống lại để em được yêu thương và làm lại từ đầu.  

Còn ba mẹ em nghẹn ngào trong nước mắt, phải chi mình quan tâm hơn tới con, phải chi mình có thể làm gì đó đổi lấy tự do cho con. Bỗng dưng tôi nhớ lại lời Quyền “Con có muốn hái sao trên trời anh cũng hái” vậy mà giờ chỉ cách con trong gang tấc mà lời hứa đó hóa hư không.

Sẽ có những án mạng xảy ra mà thủ phạm là những đứa trẻ tốt bụng, tử tế trong mắt cha mẹ hay đúng hơn cha mẹ chưa bao giờ chấp nhận lỗi lầm của con. Thương con vô điều kiện hay quá nuông chiều con để rồi chính cha mẹ đã trao cho con tấm kim bài “miễn tử” được phép lưu manh bước vào đời mà chưa một lần bận tâm đến hậu quả mà con phải gánh chịu.

Vỗ về nỗi đau để không là quá muộn

Tất cả trẻ em sinh ra đều có khả năng thấu cảm trước nỗi đau như nhau nhưng rồi khả năng đó sẽ mai một dần sau khi các em bước qua năm thứ 4 của cuộc đời nếu không có sự dạy dỗ đúng cách của gia đình.

Những giọt nước mắt muộn màng của ba mẹ rồi sẽ nhỏ xuống từng hồi nhưng nỗi đau sẽ không bao giờ có cơ hội lành lại. Trên khắp quê hương thân yêu của chúng ta còn biết bao những đứa trẻ mà tuổi thơ của chúng bị chính cha mẹ đánh cắp vì nhiều lý do khác nhau. 

Chưa bao giờ tôi thấy làm con nít lại khổ như vậy bởi trong kí ức của tôi, tuổi thơ là lứa tuổi vô âu vô lo, hồn nhiên và đầy mê hoặc. Chính người lớn đã chắp vá những giấc mơ, đánh tráo khái niệm, hô biến các em thành những chú “gà công nghiệp” nhằm phục vụ lợi ích của bản thân hơn là nuôi dưỡng và bảo bọc các em bằng tình yêu thương và trách nhiệm.

Có những đứa trẻ bị bỏ rơi ngay từ thuở mới lọt lòng, nhưng cũng có em bị “mồ côi” cả khi ba mẹ bên cạnh. Để rồi có bao nhiêu nỗi đau, nỗi tuyệt vọng và mong muốn được các em giữ kín trong lòng. 

Mỗi lần nhìn thấy một ai đó giống em, tôi lại hy vọng rằng câu chuyện tôi kể trên không là sự thật. Sau đó là những tiếng thở dài cho những phận đời còn lại – là cha, là mẹ, là ẩn ức tuổi thơ, là nỗi cô đơn bế tắc của những đứa trẻ chẳng được ngây thơ nhưng đầy tuyệt vọng.

MIA NGUYỄN

KHI MẸ THÙ GHÉT CON GÁI MÌNH

  Khi mẹ thù ghét con gái mình – một hiện tượng tưởng chừng phi lý, nhưng lại tồn tại âm thầm trong nhiều gia đình, nơi tình mẫu tử lẽ ra phải là điểm tựa yêu thương lại trở thành nơi khởi nguồn của tổn thương. Mối quan hệ rạn nứt ấy không đơn thuần là xung đột...

EMDR – HÀNH TRÌNH CHỮA LÀNH SAU SANG CHẤN

Đối với những người từng trải qua xâm hại tình dục, đặc biệt là cưỡng hiếp, ký ức không chỉ tồn tại trong tâm trí như một đoạn phim kinh hoàng, mà còn khắc sâu vào cơ thể như một phản xạ sinh tồn. Họ không đơn giản chỉ là “nạn nhân” – họ là những con người đang vật...

NHỮNG LINH HỒN KHÔNG THUỘC VỀ AI

  Có những người đàn bà sinh ra đã mang trong mình một thế giới riêng, không thuộc về bất kỳ ai. Họ là những tâm hồn tự do, đầy tham vọng, quyết liệt và dữ dội. Nhưng cũng chính trong sự mãnh liệt ấy, họ ẩn giấu sự mong manh, dịu dàng mà không phải ai cũng nhận...

NHỮNG ĐỨA TRẺ MANG GÁNH NỢ VÔ HÌNH

Trong những mái ấm tưởng như an toàn, đôi khi lại tồn tại những đứa trẻ lớn lên cùng với nỗi đau âm thầm – nỗi đau của việc bị bạo hành, bị ngược đãi bởi chính những người đáng lẽ ra phải yêu thương và bảo vệ chúng nhất. Đối với những đứa trẻ ấy, tổn thương không chỉ...

GUILTY PLEASURE – NGHIỆN VUI TẠM THỜI

  Guilty pleasure là thuật ngữ dùng để chỉ những hoạt động mang lại khoái cảm tức thì nhưng đi kèm cảm giác tội lỗi hoặc xấu hổ. Từ góc nhìn khoa học thần kinh, khi con người tham gia vào các hoạt động như xem nội dung kích thích tình dục, chơi game hoặc lướt...

NGỪNG DẠY CON BẰNG SỰ XẤU HỔ

Xấu hổ không chỉ là một cảm xúc thoáng qua mà còn là trạng thái tâm lý có thể ăn sâu vào tâm trí và cơ thể trẻ nhỏ. Ngay từ khi lên ba, trẻ đã có thể cảm nhận được sự xấu hổ khi bị trách móc, đánh đập, đổ lỗi hoặc sỉ nhục. Những cha mẹ xấu hổ sẽ nuôi dạy con bằng sự...

PHỤ NỮ VÀ CỰC KHOÁI

Rối loạn cực khoái ở phụ nữ không đơn thuần là vấn đề thể chất, mà chủ yếu xuất phát từ những yếu tố tâm lý và xã hội. Cơ thể phụ nữ phản ứng với kích thích tình dục theo cách phi tuyến tính, mang tính tự động. Không giống như nam giới, phụ nữ có thể đạt cực khoái mà...

RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý Ở NGƯỜI TRỬƠNG THÀNH (ADHD)

Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) ở người trưởng thành là một tình trạng thần kinh ảnh hưởng đến khả năng tập trung, kiểm soát xung động và điều tiết cảm xúc. Người mắc ADHD thường dễ bị phân tâm, khó duy trì sự chú ý, hành động bốc đồng và thường tìm kiếm sự kích...

AI KHÔNG THÍCH TẾT?

  Khuôn khổ của một đứa trẻ ngoan  Gần đến Tết, tâm trạng của em cứ lên xuống thất thường. Em sắp được về nhà với vòng tay mẹ sau một năm xa nhà miệt mài học tập. Em nhớ mẹ, nhớ cha, nhớ cả đứa em gái “mít ướt, đụng đâu khóc đó”. Em nhớ những bữa ăn gia đình quây...

TÌM NGƯỜI TỐT HƠN ANH

Tôi nhớ một buổi tối nọ, cô bạn tôi sau khi uống say mèm, đã gục mặt vào lòng tôi và rơi những giọt nước mắt vừa bất lực, vừa đau đớn vì mới chia tay bạn trai sau ba năm gắn bó. Cô ấy nức nở rằng: “Anh ấy bảo tao hãy tìm người tốt hơn. Nhưng anh đâu biết rằng tao sẽ...

SANG CHẤN VÀ NỖI ĐAU LIÊN THẾ HỆ

Sang chấn và nỗi đau liên thế hệ là những hiện tượng tâm lý tinh vi, âm ỉ và vô hình, nhưng lại có sức ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống của nhiều cá nhân và cộng đồng. Dưới góc nhìn của khoa học thần kinh, sang chấn tâm lý không đơn thuần chỉ là phản ứng nhất thời...

KHI MẸ THÙ GHÉT CON GÁI MÌNH

  Khi mẹ thù ghét con gái mình – một hiện tượng tưởng chừng phi lý, nhưng lại tồn tại âm thầm trong nhiều gia đình, nơi tình mẫu tử lẽ ra phải là điểm tựa yêu thương lại trở thành nơi khởi nguồn của tổn thương. Mối quan hệ rạn nứt ấy không đơn thuần là xung đột...

EMDR – HÀNH TRÌNH CHỮA LÀNH SAU SANG CHẤN

Đối với những người từng trải qua xâm hại tình dục, đặc biệt là cưỡng hiếp, ký ức không chỉ tồn tại trong tâm trí như một đoạn phim kinh hoàng, mà còn khắc sâu vào cơ thể như một phản xạ sinh tồn. Họ không đơn giản chỉ là “nạn nhân” – họ là những con người đang vật...

NHỮNG LINH HỒN KHÔNG THUỘC VỀ AI

  Có những người đàn bà sinh ra đã mang trong mình một thế giới riêng, không thuộc về bất kỳ ai. Họ là những tâm hồn tự do, đầy tham vọng, quyết liệt và dữ dội. Nhưng cũng chính trong sự mãnh liệt ấy, họ ẩn giấu sự mong manh, dịu dàng mà không phải ai cũng nhận...

NHỮNG ĐỨA TRẺ MANG GÁNH NỢ VÔ HÌNH

Trong những mái ấm tưởng như an toàn, đôi khi lại tồn tại những đứa trẻ lớn lên cùng với nỗi đau âm thầm – nỗi đau của việc bị bạo hành, bị ngược đãi bởi chính những người đáng lẽ ra phải yêu thương và bảo vệ chúng nhất. Đối với những đứa trẻ ấy, tổn thương không chỉ...

GUILTY PLEASURE – NGHIỆN VUI TẠM THỜI

  Guilty pleasure là thuật ngữ dùng để chỉ những hoạt động mang lại khoái cảm tức thì nhưng đi kèm cảm giác tội lỗi hoặc xấu hổ. Từ góc nhìn khoa học thần kinh, khi con người tham gia vào các hoạt động như xem nội dung kích thích tình dục, chơi game hoặc lướt...

GIẢM HAM MUỐN TÌNH DỤC Ở PHỤ NỮ

Giảm ham muốn tình dục ở phụ nữ là một trong những rối loạn chức năng tình dục phổ biến và được ghi nhận rõ rệt nhất, đặc biệt ở phụ nữ trung niên. Theo thống kê, có đến 40% phụ nữ và 30% nam giới mắc ít nhất một dạng rối loạn chức năng tình dục trong đời, trong đó...

NGỪNG DẠY CON BẰNG SỰ XẤU HỔ

Xấu hổ không chỉ là một cảm xúc thoáng qua mà còn là trạng thái tâm lý có thể ăn sâu vào tâm trí và cơ thể trẻ nhỏ. Ngay từ khi lên ba, trẻ đã có thể cảm nhận được sự xấu hổ khi bị trách móc, đánh đập, đổ lỗi hoặc sỉ nhục. Những cha mẹ xấu hổ sẽ nuôi dạy con bằng sự...

NGOẠI TÌNH VÀ RỐI LOẠN CHỨC NĂNG TÌNH DỤC Ở PHỤ NỮ

Ngoại tình không chỉ là một hành vi phản bội trong mối quan hệ mà còn là một nguyên nhân sâu xa góp phần gây ra rối loạn chức năng tình dục ở phụ nữ. Khi một người phụ nữ trải qua hoặc phát hiện sự phản bội, cảm giác mất niềm tin, tổn thương lòng tự trọng và sự xấu hổ...

PHỤ NỮ VÀ CỰC KHOÁI

Rối loạn cực khoái ở phụ nữ không đơn thuần là vấn đề thể chất, mà chủ yếu xuất phát từ những yếu tố tâm lý và xã hội. Cơ thể phụ nữ phản ứng với kích thích tình dục theo cách phi tuyến tính, mang tính tự động. Không giống như nam giới, phụ nữ có thể đạt cực khoái mà...