NGƯỜI ĐẸP VÀ QUÁI THÚ

NGƯỜI ĐẸP VÀ QUÁI THÚ

Người đẹp và Quái thú – Beauty and The Beast, bản hoạt hình được Walt Disney công chiếu năm 1991, là câu chuyện cổ tích kể về mối tình đẹp, thơ mộng nhưng cũng lắm trắc trở giữa Belle dũng cảm, tử tế, kiên nhẫn, vị tha, thông minh, hiếu thảo, không ham mê vật chất và chàng hoàng tử xấu tính, vì phạm sai lầm mà bị phù phép trở nên xấu xí. Belle từng là một nhân vật nữ phá cách, thoát khỏi lối mòn của những nàng công chúa Disney lúc bấy giờ – dành toàn bộ thời gian để tìm kiếm “hoàng tử”. Cô thông minh, bướng bỉnh và kiên cường, cô thích học hỏi, cô yêu những cuốn sách.

 

Bộ phim truyền tải rất nhiều thông điệp giá trị, nhưng cũng ẩn chứa khuôn mẫu nhân vật có thể đưa ra những gợi ý gây vấn đề. Đó là khuôn mẫu về “thuần thú sư” – người dùng tình yêu và sự tử tế của mình để cảm hóa/thay đổi/thuần hóa người bạn đời/đối tác “quái thú”, có nhiều vấn đề (hung hăng, thô lỗ, lạnh lùng,…). Và trong câu chuyện của Belle, điều này được thể hiện rõ ở chi tiết “quái thú” hung tợn, thô lỗ hay nổi giận được Belle cảm hóa, học cách dùng thìa, cách vuốt ve chim, bộc lộ sự cảm thông và hy sinh khi để cô về thăm nhà.

 

Xin lưu ý rằng tôi không có mong muốn chỉ trích hay phê phán tác phẩm Người đẹp và Quái thú. Bài viết chỉ mượn tác phẩm như một đầu đề giúp mọi người dễ hình dung hơn về những nội dung mà tôi sẽ đề cập sau đó. 

 

“Người đẹp và Quái thú” là một khuôn mẫu thường thấy ở nhiều tác phẩm mang phong cách lãng mạn, chẳng hạn như Năm mươi sắc thái (Fifty Shades), Vườn sao băng (Boys Over Flowers), Nương nương khang, Kiss me liar. Hay trong tiểu thuyết lãng mạn Trung Quốc, những nhân vật có phẩm chất như săn sóc, bao dung, vị tha, chữa lành thường sẽ va phải một đối tác lạnh lùng, ác độc, hư hỏng. Lời dẫn truyện thường sẽ được gợi ý theo kiểu: “quái thú” lạnh lùng vì “giai nhân” mà nở nụ cười, “giai nhân” là người duy nhất được “quái thú” đối xử tốt. Mối quan hệ của họ sẽ trông như giai nhân và ác long. Giai nhân thì chỉ chọn ác long mà không chọn kỵ sĩ. Nghe thì có vẻ nghịch lý nhưng tôi nghĩ điều này rất phổ biến trong xã hội.

 

Tôi từng gặp rất nhiều người tự bước vào mối quan hệ rắc rối này và tôi tin bạn cũng có thể từng nhìn thấy hoặc từng nghe thấy điều này. Họ là những người cực kỳ siêng năng trong việc thay đổi đối tác của mình. Đối tác mà họ chọn trông có vẻ thua kém họ về nhiều mặt. Họ nghĩ rằng sau khi kết hôn mọi chuyện sẽ tốt hơn, sau khi kết hôn có thể dùng trách nhiệm đối với gia đình để thay đổi bạn đời hoặc sau khi có con bạn đời sẽ trở nên trưởng thành hơn như ý họ muốn. Tương tự, ta cũng có thể thấy những người nỗ lực kiểm soát đối tác/bạn đời khỏi những thú vui không lành mạnh.

 

Thoạt nhìn mối quan hệ khập khiễng này trông có vẻ không phải vấn đề gì quá nghiêm trọng. Vì ta dễ dàng nhìn thấy nó ở xung quanh ta, người ngoài nhìn vào chỉ có thể nói: cả hai chưa hết duyên, hết nợ. Nhưng theo góc nhìn của tôi, tất cả đều là một ví dụ cụ thể cho những mối quan hệ đồng phụ thuộc (Codependent Relationship). Khi mà một người trong mối quan hệ “hư hỏng” và người kia nỗ lực trong việc “sửa chữa”. Khát khao “sửa chữa” và tự gánh trách nhiệm “sửa chữa” có thể kéo chính “người cứu rỗi” xuống. “Người cứu rỗi” có thể rơi vào tình trạng không có khả năng từ chối, thiết lập giới hạn; ưu tiên nhu cầu của người khác hơn mình; ám ảnh với việc kiểm soát; thường xuyên nghi ngờ, tức giận; phủ nhận, phớt lờ cảm xúc của bản thân;…

 

Mối quan hệ của các nhân vật trong Người đẹp và Quái thú, Năm mươi sắc thái hay các tiểu thuyết tình cảm khác có thể không phải là mối quan hệ đồng phụ thuộc nhưng có khả năng gợi ý cho một mối quan hệ đồng phụ thuộc bởi tính lãng mạn của nó.

 

Trong những huyễn tưởng đó, “người cứu rỗi”  lúc nào nghĩ về đối tác “quái thú” rồi sẽ hóa thành “hoàng tử” dưới tình yêu của họ. Bạn đời rồi sẽ không còn vô tâm nữa, sẽ cùng họ xây dựng tổ ấm, sẽ trở thành phiên bản mà họ mong muốn, hay cuộc đời họ sẽ trở nên tốt hơn nếu người bạn đời chưa-đủ-tốt thay đổi. Thay vì tìm và yêu những người đúng gu, họ chọn những người “hư hỏng” rồi đau khổ vì không thể “sửa chữa” nổi.

 

Tất cả những đau khổ của ta bắt đầu từ mong muốn thay đổi người khác.

 

Đồng hành cùng nhau vượt qua những khó khăn, cám dỗ là điều quý giá và đáng trân trọng. Ở đây tôi không hề khuyến khích việc bỏ mặc hay thờ ơ trước khó khăn của người khác. Nhưng hãy lưu tâm đến cả đối tác nữa: sự giúp đỡ của bạn liệu có được người kia đón nhận, hay người kia có nỗ lực hành động để thay đổi không. Đừng bắt đầu cuộc giải cứu một mình. Tình yêu lành mạnh là nắm tay nhau tiến về phía trước, không phải dừng di chuyển rồi túm chặt lấy nhau trong đau khổ, hay một người đuổi một người chạy.

 

Nếu điều đó xảy ra nghĩa là bạn đang ở trong một mối quan hệ đồng phụ thuộc. Lưu ý rằng sự đồng phụ thuộc không chỉ xảy ra trong tình yêu mà còn có tình thân, tình bạn. Phục hồi từ tình trạng đồng phụ thuộc bao gồm việc tìm ra mối liên hệ giữa trải nghiệm thời thơ ấu với hành vi, suy nghĩ gây vấn đề; cảm nhận một lần nữa những nỗi đau, mất mát, giận dữ bị đè nén; điều chỉnh lại giá trị, hệ thống niềm tin, học cách thức ứng xử hiệu quả trong mối quan hệ.

 

Mối quan hệ đồng phụ thuộc gây đau khổ cho cả hai người, đôi khi còn ảnh hưởng đến những người xung quanh. Nhưng chúng ta lại có rất ít hiểu biết về nó và dễ dàng đi vào mối quan hệ độc hại này, bởi dư âm vọng về từ tổn thương thời thơ ấu và cả xu hướng lãng mạn hóa theo kiểu “Người đẹp và Quái thú”. Mong rằng mỗi chúng ta đều “lành lặn”, đều ổn với chính mình trước khi bước vào mối quan hệ lãng mạn và cũng hãy dũng cảm rời đi, can đảm nhìn lại, để học hỏi và bước tiếp sau những gì đã qua bạn nhé!

THẢO VY 

Người đẹp và Quái thú – Beauty and The Beast, bản hoạt hình được Walt Disney công chiếu năm 1991, là câu chuyện cổ tích kể về mối tình đẹp, thơ mộng nhưng cũng lắm trắc trở giữa Belle dũng cảm, tử tế, kiên nhẫn, vị tha, thông minh, hiếu thảo, không ham mê vật chất và chàng hoàng tử xấu tính, vì phạm sai lầm mà bị phù phép trở nên xấu xí. Belle từng là một nhân vật nữ phá cách, thoát khỏi lối mòn của những nàng công chúa Disney lúc bấy giờ – dành toàn bộ thời gian để tìm kiếm “hoàng tử”. Cô thông minh, bướng bỉnh và kiên cường, cô thích học hỏi, cô yêu những cuốn sách.

 

Bộ phim truyền tải rất nhiều thông điệp giá trị, nhưng cũng ẩn chứa khuôn mẫu nhân vật có thể đưa ra những gợi ý gây vấn đề. Đó là khuôn mẫu về “thuần thú sư” – người dùng tình yêu và sự tử tế của mình để cảm hóa/thay đổi/thuần hóa người bạn đời/đối tác “quái thú”, có nhiều vấn đề (hung hăng, thô lỗ, lạnh lùng,…). Và trong câu chuyện của Belle, điều này được thể hiện rõ ở chi tiết “quái thú” hung tợn, thô lỗ hay nổi giận được Belle cảm hóa, học cách dùng thìa, cách vuốt ve chim, bộc lộ sự cảm thông và hy sinh khi để cô về thăm nhà.

 

Xin lưu ý rằng tôi không có mong muốn chỉ trích hay phê phán tác phẩm Người đẹp và Quái thú. Bài viết chỉ mượn tác phẩm như một đầu đề giúp mọi người dễ hình dung hơn về những nội dung mà tôi sẽ đề cập sau đó. 

 

“Người đẹp và Quái thú” là một khuôn mẫu thường thấy ở nhiều tác phẩm mang phong cách lãng mạn, chẳng hạn như Năm mươi sắc thái (Fifty Shades), Vườn sao băng (Boys Over Flowers), Nương nương khang, Kiss me liar. Hay trong tiểu thuyết lãng mạn Trung Quốc, những nhân vật có phẩm chất như săn sóc, bao dung, vị tha, chữa lành thường sẽ va phải một đối tác lạnh lùng, ác độc, hư hỏng. Lời dẫn truyện thường sẽ được gợi ý theo kiểu: “quái thú” lạnh lùng vì “giai nhân” mà nở nụ cười, “giai nhân” là người duy nhất được “quái thú” đối xử tốt. Mối quan hệ của họ sẽ trông như giai nhân và ác long. Giai nhân thì chỉ chọn ác long mà không chọn kỵ sĩ. Nghe thì có vẻ nghịch lý nhưng tôi nghĩ điều này rất phổ biến trong xã hội.

 

Tôi từng gặp rất nhiều người tự bước vào mối quan hệ rắc rối này và tôi tin bạn cũng có thể từng nhìn thấy hoặc từng nghe thấy điều này. Họ là những người cực kỳ siêng năng trong việc thay đổi đối tác của mình. Đối tác mà họ chọn trông có vẻ thua kém họ về nhiều mặt. Họ nghĩ rằng sau khi kết hôn mọi chuyện sẽ tốt hơn, sau khi kết hôn có thể dùng trách nhiệm đối với gia đình để thay đổi bạn đời hoặc sau khi có con bạn đời sẽ trở nên trưởng thành hơn như ý họ muốn. Tương tự, ta cũng có thể thấy những người nỗ lực kiểm soát đối tác/bạn đời khỏi những thú vui không lành mạnh.

 

Thoạt nhìn mối quan hệ khập khiễng này trông có vẻ không phải vấn đề gì quá nghiêm trọng. Vì ta dễ dàng nhìn thấy nó ở xung quanh ta, người ngoài nhìn vào chỉ có thể nói: cả hai chưa hết duyên, hết nợ. Nhưng theo góc nhìn của tôi, tất cả đều là một ví dụ cụ thể cho những mối quan hệ đồng phụ thuộc (Codependent Relationship). Khi mà một người trong mối quan hệ “hư hỏng” và người kia nỗ lực trong việc “sửa chữa”. Khát khao “sửa chữa” và tự gánh trách nhiệm “sửa chữa” có thể kéo chính “người cứu rỗi” xuống. “Người cứu rỗi” có thể rơi vào tình trạng không có khả năng từ chối, thiết lập giới hạn; ưu tiên nhu cầu của người khác hơn mình; ám ảnh với việc kiểm soát; thường xuyên nghi ngờ, tức giận; phủ nhận, phớt lờ cảm xúc của bản thân;…

 

Mối quan hệ của các nhân vật trong Người đẹp và Quái thú, Năm mươi sắc thái hay các tiểu thuyết tình cảm khác có thể không phải là mối quan hệ đồng phụ thuộc nhưng có khả năng gợi ý cho một mối quan hệ đồng phụ thuộc bởi tính lãng mạn của nó.

 

Trong những huyễn tưởng đó, “người cứu rỗi”  lúc nào nghĩ về đối tác “quái thú” rồi sẽ hóa thành “hoàng tử” dưới tình yêu của họ. Bạn đời rồi sẽ không còn vô tâm nữa, sẽ cùng họ xây dựng tổ ấm, sẽ trở thành phiên bản mà họ mong muốn, hay cuộc đời họ sẽ trở nên tốt hơn nếu người bạn đời chưa-đủ-tốt thay đổi. Thay vì tìm và yêu những người đúng gu, họ chọn những người “hư hỏng” rồi đau khổ vì không thể “sửa chữa” nổi.

 

Tất cả những đau khổ của ta bắt đầu từ mong muốn thay đổi người khác.

 

Đồng hành cùng nhau vượt qua những khó khăn, cám dỗ là điều quý giá và đáng trân trọng. Ở đây tôi không hề khuyến khích việc bỏ mặc hay thờ ơ trước khó khăn của người khác. Nhưng hãy lưu tâm đến cả đối tác nữa: sự giúp đỡ của bạn liệu có được người kia đón nhận, hay người kia có nỗ lực hành động để thay đổi không. Đừng bắt đầu cuộc giải cứu một mình. Tình yêu lành mạnh là nắm tay nhau tiến về phía trước, không phải dừng di chuyển rồi túm chặt lấy nhau trong đau khổ, hay một người đuổi một người chạy.

 

Nếu điều đó xảy ra nghĩa là bạn đang ở trong một mối quan hệ đồng phụ thuộc. Lưu ý rằng sự đồng phụ thuộc không chỉ xảy ra trong tình yêu mà còn có tình thân, tình bạn. Phục hồi từ tình trạng đồng phụ thuộc bao gồm việc tìm ra mối liên hệ giữa trải nghiệm thời thơ ấu với hành vi, suy nghĩ gây vấn đề; cảm nhận một lần nữa những nỗi đau, mất mát, giận dữ bị đè nén; điều chỉnh lại giá trị, hệ thống niềm tin, học cách thức ứng xử hiệu quả trong mối quan hệ.

 

Mối quan hệ đồng phụ thuộc gây đau khổ cho cả hai người, đôi khi còn ảnh hưởng đến những người xung quanh. Nhưng chúng ta lại có rất ít hiểu biết về nó và dễ dàng đi vào mối quan hệ độc hại này, bởi dư âm vọng về từ tổn thương thời thơ ấu và cả xu hướng lãng mạn hóa theo kiểu “Người đẹp và Quái thú”. Mong rằng mỗi chúng ta đều “lành lặn”, đều ổn với chính mình trước khi bước vào mối quan hệ lãng mạn và cũng hãy dũng cảm rời đi, can đảm nhìn lại, để học hỏi và bước tiếp sau những gì đã qua bạn nhé!

THẢO VY 

SANG CHẤN VÀ NỖI ĐAU LIÊN THẾ HỆ

Sang chấn và nỗi đau liên thế hệ là những hiện tượng tâm lý tinh vi, âm ỉ và vô hình, nhưng lại có sức ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống của nhiều cá nhân và cộng đồng. Dưới góc nhìn của khoa học thần kinh, sang chấn tâm lý không đơn thuần chỉ là phản ứng nhất thời...

GUILTY PLEASURE – NGHIỆN VUI TẠM THỜI

  Guilty pleasure là thuật ngữ dùng để chỉ những hoạt động mang lại khoái cảm tức thì nhưng đi kèm cảm giác tội lỗi hoặc xấu hổ. Từ góc nhìn khoa học thần kinh, khi con người tham gia vào các hoạt động như xem nội dung kích thích tình dục, chơi game hoặc lướt...

GỬI NHỮNG NGƯỜI TỰ TÔN CÔ ĐỘC

  Người tự tôn không dễ khuất phục. Họ mang trong mình một ngọn lửa kiêu hãnh, một ý chí không thể bị bẻ gãy, ngay cả khi phải đối diện với thế gian đầy rẫy những thử thách và áp bức. Nhưng cũng chính vì thế, họ là những kẻ cô độc giữa trần đời. Nỗi đau của người...

KHÔNG NGỪNG PHÁT TRIỂN BẢN THÂN

Nếu bạn cần một câu thần chú để hiện thực hóa giấc mơ hạnh phúc, bài viết về việc phát triển bản thân này sẽ đem đến câu trả lời cho bạn. Không có niềm vui nào hơn là cảm nhận thấy bản thân mình tiến bộ mỗi ngày và nhận lại được những giá trị tích cực từ cuộc sống cho...

GIẢI TỎA CĂNG THẲNG

  Trạng thái căng thẳng trong cuộc sống chính là “kẻ thù không đội trời chung” đối với mọi người. Ngay khi cảm giác này xuất hiện, nhiều người sa lầy vào mục tiêu loại bỏ nó nhưng lại không nhận ra rằng chính điều này lại khiến tâm trạng của mình tồi tệ hơn. Thật...

SANG CHẤN VÀ NỖI ĐAU LIÊN THẾ HỆ

Sang chấn và nỗi đau liên thế hệ là những hiện tượng tâm lý tinh vi, âm ỉ và vô hình, nhưng lại có sức ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống của nhiều cá nhân và cộng đồng. Dưới góc nhìn của khoa học thần kinh, sang chấn tâm lý không đơn thuần chỉ là phản ứng nhất thời...

KHI MẸ THÙ GHÉT CON GÁI MÌNH

  Khi mẹ thù ghét con gái mình – một hiện tượng tưởng chừng phi lý, nhưng lại tồn tại âm thầm trong nhiều gia đình, nơi tình mẫu tử lẽ ra phải là điểm tựa yêu thương lại trở thành nơi khởi nguồn của tổn thương. Mối quan hệ rạn nứt ấy không đơn thuần là xung đột...

EMDR – HÀNH TRÌNH CHỮA LÀNH SAU SANG CHẤN

Đối với những người từng trải qua xâm hại tình dục, đặc biệt là cưỡng hiếp, ký ức không chỉ tồn tại trong tâm trí như một đoạn phim kinh hoàng, mà còn khắc sâu vào cơ thể như một phản xạ sinh tồn. Họ không đơn giản chỉ là “nạn nhân” – họ là những con người đang vật...

NHỮNG LINH HỒN KHÔNG THUỘC VỀ AI

  Có những người đàn bà sinh ra đã mang trong mình một thế giới riêng, không thuộc về bất kỳ ai. Họ là những tâm hồn tự do, đầy tham vọng, quyết liệt và dữ dội. Nhưng cũng chính trong sự mãnh liệt ấy, họ ẩn giấu sự mong manh, dịu dàng mà không phải ai cũng nhận...

NHỮNG ĐỨA TRẺ MANG GÁNH NỢ VÔ HÌNH

Trong những mái ấm tưởng như an toàn, đôi khi lại tồn tại những đứa trẻ lớn lên cùng với nỗi đau âm thầm – nỗi đau của việc bị bạo hành, bị ngược đãi bởi chính những người đáng lẽ ra phải yêu thương và bảo vệ chúng nhất. Đối với những đứa trẻ ấy, tổn thương không chỉ...

GUILTY PLEASURE – NGHIỆN VUI TẠM THỜI

  Guilty pleasure là thuật ngữ dùng để chỉ những hoạt động mang lại khoái cảm tức thì nhưng đi kèm cảm giác tội lỗi hoặc xấu hổ. Từ góc nhìn khoa học thần kinh, khi con người tham gia vào các hoạt động như xem nội dung kích thích tình dục, chơi game hoặc lướt...

GIẢM HAM MUỐN TÌNH DỤC Ở PHỤ NỮ

Giảm ham muốn tình dục ở phụ nữ là một trong những rối loạn chức năng tình dục phổ biến và được ghi nhận rõ rệt nhất, đặc biệt ở phụ nữ trung niên. Theo thống kê, có đến 40% phụ nữ và 30% nam giới mắc ít nhất một dạng rối loạn chức năng tình dục trong đời, trong đó...

NGỪNG DẠY CON BẰNG SỰ XẤU HỔ

Xấu hổ không chỉ là một cảm xúc thoáng qua mà còn là trạng thái tâm lý có thể ăn sâu vào tâm trí và cơ thể trẻ nhỏ. Ngay từ khi lên ba, trẻ đã có thể cảm nhận được sự xấu hổ khi bị trách móc, đánh đập, đổ lỗi hoặc sỉ nhục. Những cha mẹ xấu hổ sẽ nuôi dạy con bằng sự...

NGOẠI TÌNH VÀ RỐI LOẠN CHỨC NĂNG TÌNH DỤC Ở PHỤ NỮ

Ngoại tình không chỉ là một hành vi phản bội trong mối quan hệ mà còn là một nguyên nhân sâu xa góp phần gây ra rối loạn chức năng tình dục ở phụ nữ. Khi một người phụ nữ trải qua hoặc phát hiện sự phản bội, cảm giác mất niềm tin, tổn thương lòng tự trọng và sự xấu hổ...

PHỤ NỮ VÀ CỰC KHOÁI

Rối loạn cực khoái ở phụ nữ không đơn thuần là vấn đề thể chất, mà chủ yếu xuất phát từ những yếu tố tâm lý và xã hội. Cơ thể phụ nữ phản ứng với kích thích tình dục theo cách phi tuyến tính, mang tính tự động. Không giống như nam giới, phụ nữ có thể đạt cực khoái mà...