NGƯNG MƠ TƯỞNG VỀ MỘT NỮA
NGƯNG MƠ TƯỞNG VỀ MỘT NỮA
Khái niệm “một nửa” có lẽ đã quá quen thuộc với chúng ta, và có lẽ ai ai cũng từng một lần mơ về “một nửa”.
“Thiếu một nửa, tôi đi tìm một nửa
Một nửa nắng vàng, một nửa mưa bay
Một nửa khuya, một nửa chiều, nửa gió
Ai sẽ là một nửa của tôi đây?”
(Trích: “Một nửa” – Nguyễn Nhật Ánh)
Điều mà tôi đúc kết được từ những đổ vỡ của bạn bè xung quanh (và của chính mình), đó là không nên mong muốn tìm kiếm một người bạn đời theo kiểu “một nửa”. Trên thực tế, công thức này đã được chứng minh: bạn càng đăng nhiều bài viết trên Instagram thể hiện những mục tiêu tìm kiếm người bạn đời của mình và kể về việc bạn đã tìm được “một nửa” ngay khi gặp nhau như thế nào, khả năng tan vỡ của bạn càng cao.
Dưới đây là 8 lý do tại sao bạn không bao giờ nên đặt kỳ vọng vào người bạn đời của mình trở thành “một nửa”
1. Bạn có thể quá chú trọng sự hấp dẫn tình dục hoặc thể xác
Khi nói về khái niệm “một nửa”, mọi người thường hình dung đến cảnh tượng một chàng “bạch mã hoàng tử” xuất hiện và ngay lập tức khiến họ bị hút hồn. Dù rõ ràng là sự thu hút đóng vai trò rất quan trọng, niềm tin vào cảm giác ban đầu ấy không có nghĩa là mối quan hệ của bạn sẽ tốt đẹp.
Tiến sĩ Suzanne Degges-White cho biết: “Trong khi chỉ mất khoảng 10 giây để xác định xem mình có bị ai đó hấp dẫn giới tính hay không, bạn phải cần nhiều thời gian hơn để xác định một người có phải là đối tác lâu dài hay không. Dù hứng thú tình dục đóng vai trò quan trọng một mối quan hệ lành mạnh, nếu sự kết nối về mặt cảm xúc không vượt qua được sự hấp dẫn thể xác, mối quan hệ này sẽ không đứng vững nổi trước vô vàn khó khăn thách thức mỗi ngày.”
2. Bạn không thể tin tưởng vào giai đoạn trăng mật của mối quan hệ
Trên thực tế, khi bạn nghe ai đó dõng dạc tuyên bố đã tìm được “một nửa” của mình, thường là khi họ mới bắt đầu mối quan hệ, khi cả hai đều yêu thương nhau vô bờ bến và không có chỗ cho xung đột xảy ra.
Trong giai đoạn trăng mật này, hai người có thể cảm thấy hoàn toàn hưng phấn như thể không thể tưởng tượng đến việc mình có thể yêu thương ai khác nhiều hơn người ấy. Tiến sĩ Degges-White nói: “Endorphins và oxytocin dâng trào trong từng tế bào của cơ thể và bạn cảm thấy như thể mình đang ở thời kỳ đỉnh cao và thăng hoa nhất”.
Nhưng than ôi, có một lý do sinh học khiến bạn cảm thấy vô cùng bị ám ảnh và choáng ngợp bởi “người ấy”, và hầu như không liên quan gì đến sự tương thích của cả hai trong tương lai. Đó là do hệ thống gen giúp chúng ta tìm kiếm những đối tượng tiềm năng phục vụ cho mục đích duy trì nòi giống – dù bạn không hề sẵn sàng hoặc hứng thú với việc sinh con, cơ chế di truyền vẫn hướng bạn theo kết quả cuối cùng này.
Thật không may, các phán đoán của bạn khi lần đầu gặp một đối tượng tiềm năng có thể được thúc đẩy bởi tư duy “giao phối ngắn hạn”, trong khi tiềm năng của một đối tác lâu dài vẫn không phải là một yếu tố được xem xét.
3. Việc này khiến đối phương không bao giờ có thể sống thật với chính mình
Dù bạn tìm thấy người có thể đáp ứng chính xác những kỳ vọng của bạn về mọi thứ, mong muốn về một mối quan hệ luôn luôn hợp nhau sẽ khiến bạn thất vọng về sau này. Bởi do ban đầu, ta chọn “một nửa” dựa trên giả thiết rằng họ giống ta – chúng ta thích những người giống mình.
Tuy nhiên, trong mối quan hệ trưởng thành và lâu dài, chúng tôi kết luận rằng người bạn đời chính là một cá thể riêng biệt và mang những đặc điểm khác vào mối quan hệ. Chỉ khi chúng ta có thể nhìn nhận và tôn trọng con người thật sự của đối phương, mối quan hệ này mới có thể tạo điều kiện cho cả hai sống thật với chính mình hơn.”
Khi bạn tin rằng bất kỳ sự sai lệch nào so với tiêu chuẩn tương thích của bạn sẽ loại bỏ một người khỏi vị trí “một nửa” chỉ có nghĩa là bạn không bao giờ đáp ứng được kỳ vọng của mình và luôn theo đuổi một bóng hình không tồn tại.
4. Ngoài ra, chuyện đối phương không bao giờ làm bạn khó chịu là điều bất khả thi
Đương nhiên cũng có một vài đặc điểm không thể chấp nhận được khi tìm kiếm đối tác tiềm năng, nhưng có một số đặc điểm kỳ lạ và khó chịu mà bạn có thể học cách chấp nhận để phát triển một mối quan hệ.
Thời điểm trước khi bắt đầu những thay đổi thử thách hơn trong cuộc sống như “sống thử” hoặc cùng chăm sóc một chú cún – “người ấy” có thể và sẽ không ngừng làm những điều hoàn toàn kinh ngạc và chọc khoáy bạn. Nếu bạn theo đuổi tiêu chuẩn người yêu hoàn hảo theo kiểu sẽ không bao giờ nhắn tin cụt lủn thay vì nói những câu đầy đủ lãng mạn, bạn sẽ không sẵn sàng đối mặt với những phiền toái nhỏ phát sinh.
5. Bạn không thể dự đoán được mối quan hệ sẽ đi về đâu
Tuyên bố rằng mình đã tìm thấy “một nửa” nghĩa là bạn tự vẽ ra một con đường trải đầy hoa hồng. Khi nghĩ rằng mình đã tìm thấy “một nửa”, bạn đã tạo ra nhiều giả định về một chuyện tình màu hồng trước khi bắt đầu mối quan hệ. Đáng tiếc là ngay cả những mối quan hệ lâu dài tốt đẹp nhất cũng sẽ phải đối mặt với một số thách thức dù cả hai chết mê chết mệt nhau vào thời gian đầu.
Ngoài ra, nếu chuyện tình này tan vỡ (vì không ai có thể đoán trước được điều gì), bạn sẽ đau khổ hơn nhiều so với việc xem xét mối quan hệ của mình một cách thực tế.
6. Áp lực duy trì mối quan hệ với “một nửa” khiến bạn không sống thật với bản thân
Chúng ta càng cố gượng ép một điều gì đó – đặc biệt là các mối quan hệ lãng mạn – dường như nguy cơ thất bại càng cao. Chăm chăm vào việc duy trì những suy nghĩ ban đầu của mình chỉ khiến bạn phớt lờ những vấn đề báo động đỏ, hoặc thậm chí đơn giản là những khoảnh khắc mà bạn thực sự không vui.
Nhìn chung, rất khó để khiến một người thích mình khi họ không thích, và có thể khá mệt mỏi khi phải cố gắng và trở thành một người khác chỉ vì nỗi sợ hãi mất đi ai đó.”
7. Không bao giờ để mắt tới bất kỳ ai khác là một tiêu chuẩn bất khả thi
Một điều đã được chứng minh qua thời gian là sự chung thủy không dành cho tất cả mọi người, nhưng toàn bộ ý nghĩa của cụm từ “một nửa” chính là một người duy nhất mà bạn quan tâm trong suốt quãng đời còn lại. Rất ít người thực sự miễn nhiễm với cảm giác bị thu hút bởi người khác – đó là một phản xạ sinh lý và cảm xúc này thực sự xảy ra cho dù bạn có muốn hay không.
Việc giả định rằng người ấy của bạn cả đời không thể bị thu hút bởi ai khác chỉ khiến cả hai nói dối lẫn nhau (có khả năng dẫn đến những màn vụng trộm).
8. Có những điểm chung ít liên quan đến tình dục hơn là điều quan trọng nhất
Sự kết nối cảm xúc mơ hồ có thể thuyết phục bạn rằng người này khiến bạn có những cảm xúc khác với bất kỳ ai, nhưng điều này thực sự không thể dự đoán được liệu bạn có hẹn hò lâu hơn một năm hay không.
Thay vào đó, nhiều nhà tâm lý học ở Mĩ gợi ý bản thân bạn hãy tự hỏi rằng mục tiêu dài hạn, giá trị hàng ngày, niềm tin cốt lõi và cách cả hai tận hưởng thời gian rảnh rỗi có phù hợp với nhau không. Và tất nhiên, bạn phải xem xét những cảm xúc khi ở cạnh nhau mà không liên quan đến tình dục.
Không người nào có thể tìm thấy “một nửa” chỉ bằng một lần gặp gỡ trong quán bar. Dĩ nhiên, nếu cả hai gặp nhau trong lúc say rượu, rồi tiến tới hẹn hò, kết hôn, có con, và trải qua hơn 60 năm thăng trầm cùng nhau mà vẫn không hối hận, thì có vẻ như bạn thực sự đã tìm được “một nửa” vào đêm hôm đó. Nhưng sự thật vẫn là: bạn trở thành bạn đời của nhau khi cả hai đều chọn sống vì mối quan hệ đó mỗi ngày. Và thành thật mà nói, điều này hiếm có và bí ẩn hơn bất kỳ thứ gì khác.
LILA
Khái niệm “một nửa” có lẽ đã quá quen thuộc với chúng ta, và có lẽ ai ai cũng từng một lần mơ về “một nửa”.
“Thiếu một nửa, tôi đi tìm một nửa
Một nửa nắng vàng, một nửa mưa bay
Một nửa khuya, một nửa chiều, nửa gió
Ai sẽ là một nửa của tôi đây?”
(Trích: “Một nửa” – Nguyễn Nhật Ánh)
Điều mà tôi đúc kết được từ những đổ vỡ của bạn bè xung quanh (và của chính mình), đó là không nên mong muốn tìm kiếm một người bạn đời theo kiểu “một nửa”. Trên thực tế, công thức này đã được chứng minh: bạn càng đăng nhiều bài viết trên Instagram thể hiện những mục tiêu tìm kiếm người bạn đời của mình và kể về việc bạn đã tìm được “một nửa” ngay khi gặp nhau như thế nào, khả năng tan vỡ của bạn càng cao.
Dưới đây là 8 lý do tại sao bạn không bao giờ nên đặt kỳ vọng vào người bạn đời của mình trở thành “một nửa”
1. Bạn có thể quá chú trọng sự hấp dẫn tình dục hoặc thể xác
Khi nói về khái niệm “một nửa”, mọi người thường hình dung đến cảnh tượng một chàng “bạch mã hoàng tử” xuất hiện và ngay lập tức khiến họ bị hút hồn. Dù rõ ràng là sự thu hút đóng vai trò rất quan trọng, niềm tin vào cảm giác ban đầu ấy không có nghĩa là mối quan hệ của bạn sẽ tốt đẹp.
Tiến sĩ Suzanne Degges-White cho biết: “Trong khi chỉ mất khoảng 10 giây để xác định xem mình có bị ai đó hấp dẫn giới tính hay không, bạn phải cần nhiều thời gian hơn để xác định một người có phải là đối tác lâu dài hay không. Dù hứng thú tình dục đóng vai trò quan trọng một mối quan hệ lành mạnh, nếu sự kết nối về mặt cảm xúc không vượt qua được sự hấp dẫn thể xác, mối quan hệ này sẽ không đứng vững nổi trước vô vàn khó khăn thách thức mỗi ngày.”
2. Bạn không thể tin tưởng vào giai đoạn trăng mật của mối quan hệ
Trên thực tế, khi bạn nghe ai đó dõng dạc tuyên bố đã tìm được “một nửa” của mình, thường là khi họ mới bắt đầu mối quan hệ, khi cả hai đều yêu thương nhau vô bờ bến và không có chỗ cho xung đột xảy ra.
Trong giai đoạn trăng mật này, hai người có thể cảm thấy hoàn toàn hưng phấn như thể không thể tưởng tượng đến việc mình có thể yêu thương ai khác nhiều hơn người ấy. Tiến sĩ Degges-White nói: “Endorphins và oxytocin dâng trào trong từng tế bào của cơ thể và bạn cảm thấy như thể mình đang ở thời kỳ đỉnh cao và thăng hoa nhất”.
Nhưng than ôi, có một lý do sinh học khiến bạn cảm thấy vô cùng bị ám ảnh và choáng ngợp bởi “người ấy”, và hầu như không liên quan gì đến sự tương thích của cả hai trong tương lai. Đó là do hệ thống gen giúp chúng ta tìm kiếm những đối tượng tiềm năng phục vụ cho mục đích duy trì nòi giống – dù bạn không hề sẵn sàng hoặc hứng thú với việc sinh con, cơ chế di truyền vẫn hướng bạn theo kết quả cuối cùng này.
Thật không may, các phán đoán của bạn khi lần đầu gặp một đối tượng tiềm năng có thể được thúc đẩy bởi tư duy “giao phối ngắn hạn”, trong khi tiềm năng của một đối tác lâu dài vẫn không phải là một yếu tố được xem xét.
3. Việc này khiến đối phương không bao giờ có thể sống thật với chính mình
Dù bạn tìm thấy người có thể đáp ứng chính xác những kỳ vọng của bạn về mọi thứ, mong muốn về một mối quan hệ luôn luôn hợp nhau sẽ khiến bạn thất vọng về sau này. Bởi do ban đầu, ta chọn “một nửa” dựa trên giả thiết rằng họ giống ta – chúng ta thích những người giống mình.
Tuy nhiên, trong mối quan hệ trưởng thành và lâu dài, chúng tôi kết luận rằng người bạn đời chính là một cá thể riêng biệt và mang những đặc điểm khác vào mối quan hệ. Chỉ khi chúng ta có thể nhìn nhận và tôn trọng con người thật sự của đối phương, mối quan hệ này mới có thể tạo điều kiện cho cả hai sống thật với chính mình hơn.”
Khi bạn tin rằng bất kỳ sự sai lệch nào so với tiêu chuẩn tương thích của bạn sẽ loại bỏ một người khỏi vị trí “một nửa” chỉ có nghĩa là bạn không bao giờ đáp ứng được kỳ vọng của mình và luôn theo đuổi một bóng hình không tồn tại.
4. Ngoài ra, chuyện đối phương không bao giờ làm bạn khó chịu là điều bất khả thi
Đương nhiên cũng có một vài đặc điểm không thể chấp nhận được khi tìm kiếm đối tác tiềm năng, nhưng có một số đặc điểm kỳ lạ và khó chịu mà bạn có thể học cách chấp nhận để phát triển một mối quan hệ.
Thời điểm trước khi bắt đầu những thay đổi thử thách hơn trong cuộc sống như “sống thử” hoặc cùng chăm sóc một chú cún – “người ấy” có thể và sẽ không ngừng làm những điều hoàn toàn kinh ngạc và chọc khoáy bạn. Nếu bạn theo đuổi tiêu chuẩn người yêu hoàn hảo theo kiểu sẽ không bao giờ nhắn tin cụt lủn thay vì nói những câu đầy đủ lãng mạn, bạn sẽ không sẵn sàng đối mặt với những phiền toái nhỏ phát sinh.
5. Bạn không thể dự đoán được mối quan hệ sẽ đi về đâu
Tuyên bố rằng mình đã tìm thấy “một nửa” nghĩa là bạn tự vẽ ra một con đường trải đầy hoa hồng. Khi nghĩ rằng mình đã tìm thấy “một nửa”, bạn đã tạo ra nhiều giả định về một chuyện tình màu hồng trước khi bắt đầu mối quan hệ. Đáng tiếc là ngay cả những mối quan hệ lâu dài tốt đẹp nhất cũng sẽ phải đối mặt với một số thách thức dù cả hai chết mê chết mệt nhau vào thời gian đầu.
Ngoài ra, nếu chuyện tình này tan vỡ (vì không ai có thể đoán trước được điều gì), bạn sẽ đau khổ hơn nhiều so với việc xem xét mối quan hệ của mình một cách thực tế.
6. Áp lực duy trì mối quan hệ với “một nửa” khiến bạn không sống thật với bản thân
Chúng ta càng cố gượng ép một điều gì đó – đặc biệt là các mối quan hệ lãng mạn – dường như nguy cơ thất bại càng cao. Chăm chăm vào việc duy trì những suy nghĩ ban đầu của mình chỉ khiến bạn phớt lờ những vấn đề báo động đỏ, hoặc thậm chí đơn giản là những khoảnh khắc mà bạn thực sự không vui.
Nhìn chung, rất khó để khiến một người thích mình khi họ không thích, và có thể khá mệt mỏi khi phải cố gắng và trở thành một người khác chỉ vì nỗi sợ hãi mất đi ai đó.”
7. Không bao giờ để mắt tới bất kỳ ai khác là một tiêu chuẩn bất khả thi
Một điều đã được chứng minh qua thời gian là sự chung thủy không dành cho tất cả mọi người, nhưng toàn bộ ý nghĩa của cụm từ “một nửa” chính là một người duy nhất mà bạn quan tâm trong suốt quãng đời còn lại. Rất ít người thực sự miễn nhiễm với cảm giác bị thu hút bởi người khác – đó là một phản xạ sinh lý và cảm xúc này thực sự xảy ra cho dù bạn có muốn hay không.
Việc giả định rằng người ấy của bạn cả đời không thể bị thu hút bởi ai khác chỉ khiến cả hai nói dối lẫn nhau (có khả năng dẫn đến những màn vụng trộm).
8. Có những điểm chung ít liên quan đến tình dục hơn là điều quan trọng nhất
Sự kết nối cảm xúc mơ hồ có thể thuyết phục bạn rằng người này khiến bạn có những cảm xúc khác với bất kỳ ai, nhưng điều này thực sự không thể dự đoán được liệu bạn có hẹn hò lâu hơn một năm hay không.
Thay vào đó, nhiều nhà tâm lý học ở Mĩ gợi ý bản thân bạn hãy tự hỏi rằng mục tiêu dài hạn, giá trị hàng ngày, niềm tin cốt lõi và cách cả hai tận hưởng thời gian rảnh rỗi có phù hợp với nhau không. Và tất nhiên, bạn phải xem xét những cảm xúc khi ở cạnh nhau mà không liên quan đến tình dục.
Không người nào có thể tìm thấy “một nửa” chỉ bằng một lần gặp gỡ trong quán bar. Dĩ nhiên, nếu cả hai gặp nhau trong lúc say rượu, rồi tiến tới hẹn hò, kết hôn, có con, và trải qua hơn 60 năm thăng trầm cùng nhau mà vẫn không hối hận, thì có vẻ như bạn thực sự đã tìm được “một nửa” vào đêm hôm đó. Nhưng sự thật vẫn là: bạn trở thành bạn đời của nhau khi cả hai đều chọn sống vì mối quan hệ đó mỗi ngày. Và thành thật mà nói, điều này hiếm có và bí ẩn hơn bất kỳ thứ gì khác.
LILA