MÂU THUẪN TRỞ THÀNH MỘT BÀ MẸ
MÂU THUẪN TRỞ THÀNH MỘT BÀ MẸ
Là một nhà tâm lý với chuyên môn điều trị về những vấn đề sinh sản, tôi vẫn thường nghe các bà mẹ rụt rè giải bày về một điều mà họ không bao giờ chia sẻ với bạn bè hay chồng mình, rằng: “Đôi khi, tôi chỉ ước gì cuộc sống cũ trước đây của mình quay trở lại”. Có khi họ tự hỏi: “Tôi có phải là một bà mẹ tồi tệ không, vì nhiều lúc tôi chỉ muốn được ngủ trưa hơn là phải chăm sóc con cái?”
Những suy nghĩ, tự vấn mơ hồ này vốn hoàn toàn tự nhiên, nhưng nhiều bà mẹ lại cảm thấy vô cùng hổ thẹn về chúng. Tôi gọi đây là trạng thái tâm lý kéo – đẩy của việc làm mẹ. Đôi khi, bạn cảm thấy tâm trí mình không ngừng bị lôi kéo về phía mong muốn của những đứa con và trách nhiệm của việc làm mẹ, nhưng cũng có những lúc, bạn chỉ muốn đẩy tất cả đi thật xa.
Làm mẹ cũng giống như tất cả những trải nghiệm phức tạp khác, là sự pha trộn của hai thái cực cảm xúc tích cực và tiêu cực. Bạn yêu quý con mình biết bao, nhưng điều này chẳng thể thay đổi sự thật rằng việc chăm sóc con cái lắm lúc thật mệt mỏi. Đối với nhiều bà mẹ, những khoảnh khắc mà họ muốn được nghỉ ngơi trong một ngày dường như trở nên thật đáng sợ, bởi nó có thể khiến họ tự hỏi: “Liệu tôi có bị mắc kẹt với loại mong muốn này mãi mãi không? Lỡ tôi mắc phải lỗi nào đó thì có phải là tôi không yêu con mình hay không?”
Những suy nghĩ tự vấn và mâu thuẫn nội tâm thường xuất hiện khi bạn cảm thấy tâm trí của mình không còn gói gọn trong việc chăm sóc con trẻ nữa. Nó bắt đầu dạo quanh bản thân bạn, với những người khác trong cuộc sống của bạn, và bạn không biết làm thế nào để có thể quán xuyến tất cả mọi thứ. Dường như lựa chọn nào cũng không công bằng với những người còn lại. Phải làm thế nào để không cảm thấy có lỗi khi bạn hủy bỏ cuộc họp ở công ty để chạy đến phòng khám của bác sĩ nhi khoa? Hoặc phải làm thế nào khi bạn đang chăm sóc con mình, nhưng tâm trí vẫn luẩn quẩn nghĩ suy về việc cần gọi điện lại cho cô bạn thân, viết email báo cáo cho cấp trên, ăn tối cùng người bạn đời, hoặc vô cùng đơn giản là ngủ?
Cảm giác có lỗi, cũng như sự lo lắng và mâu thuẫn trong tâm can, dường như là một trạng thái vốn có và gắn liền với việc làm mẹ. Đôi khi, nó xuất phát từ việc bạn luôn so sánh bản thân với một hình mẫu người mẹ phi thực tế nào đó. Và cũng có khi, nó là dấu hiệu nhắc nhở rằng bạn cần phải đánh giá lại các lựa chọn của mình. Ví dụ, nếu bạn thường xuyên cảm thấy có lỗi vì đến nhà trẻ muộn để đón con mình, hãy sắp xếp lại lịch trình của bản thân, hoặc nhờ một ai đó khác đến nhà trẻ và thay bạn đón cô con gái nhỏ ấy.
Hổ thẹn lại là một cảm giác khác. Nếu cảm giác có lỗi chỉ là cảm thấy tồi tệ về những điều bạn đã làm, thì hổ thẹn chính là cảm thấy tồi tệ về việc bản thân bạn là một người như thế nào. Những bệnh nhân của tôi thường có cảm giác hổ thẹn khi cho rằng “tôi chẳng có năng lực gì để trở thành một người mẹ tốt cả”, và suy nghĩ này có thể khiến họ tự cô lập mình khỏi sự hỗ trợ của các bà mẹ khác.
Đa phần những bệnh nhân mà tôi chữa trị đều mang kỳ vọng không thực tế về quá trình nuôi nấng con cái. Một số người cho rằng trở thành mẹ chính là khởi đầu cho một giai đoạn mới trong đời, khi mà họ sẽ đến phòng tập thể dục lúc 5 giờ sáng trước khi em bé thức dậy hoặc gửi lời cảm ơn trong vòng 24 giờ kể từ khi em bé nhận được quà mừng tuổi. Vài người khác tin rằng mình có thể tiếp tục những thói quen trong cuộc sống trước đây – hoàn thành mọi công việc với một sinh linh nhỏ nằm gọn trên lưng. Bạn biết không, một khi thanh mốc mà bạn được đặt ra ở vị trí càng cao, bạn sẽ càng cảm thấy mình thất bại khi bản thân không có cách nào chạm đến nó. Và khi bạn cứ mãi giữ chặt hình mẫu “người mẹ lý tưởng” như thế, bạn cuối cùng sẽ trút nỗi thất vọng và giận dữ lên đứa trẻ của chính mình.
Chúng ta thường có cảm giác thành tựu khi hoàn thành thật tốt một việc nào đó. Nhưng cảm giác đó vốn không tồn tại trong quá trình chăm sóc trẻ con. Các bà mẹ sẽ chẳng có tí cảm giác thành tựu nào khi tìm thấy tã lót bị bẩn chỉ trong vài phút, hay khi con của họ gào khóc kêu đói dù họ vừa cho nó ăn hai giờ trước đó.
Chìa khóa là bạn hãy tập trung vào những thành tựu nhỏ mà mình đã hoàn thành. Danh sách thành tựu ưu tiên của bạn có thể thay đổi mỗi ngày. Và có vài ngày, điều ưu tiên duy nhất mà bạn có chính là “tồn tại”. Một bệnh nhân của tôi đã nói: “Hãy học cách chấp nhận rằng bạn chẳng thể nào quán xuyến tất cả. Nếu một ngày của bạn chấm dứt với việc nằm dài trên giường và trằn trọc rằng “Rốt cuộc hôm nay mình đã làm được gì?”, hãy nhớ là bạn đã hoàn thành được rất nhiều thứ như giữ cho đứa con mình còn được sống, được lớn lên, được ăn no và luôn sạch sẽ nhất có thể”.
Hầu hết những người phụ nữ vừa sinh con đều có suy nghĩ rằng những bà mẹ khác ắt hẳn đang làm tốt hơn mình rất nhiều. Họ nhìn những bà mẹ khác và không ngừng loay hoay với suy nghĩ “mình đúng là nằm dưới mức mong đợi biết bao”. Hãy nhớ rằng cảm xúc lộn xộn, hỗn loạn trong thời kỳ đầu làm mẹ là một thứ diễn ra rất phổ biến – không chỉ với bạn. Và bạn không thể dễ dàng nhìn thấy điều đó chỉ từ hình ảnh “người mẹ lý tưởng” ở bên ngoài.
CATHERINE
Là một nhà tâm lý với chuyên môn điều trị về những vấn đề sinh sản, tôi vẫn thường nghe các bà mẹ rụt rè giải bày về một điều mà họ không bao giờ chia sẻ với bạn bè hay chồng mình, rằng: “Đôi khi, tôi chỉ ước gì cuộc sống cũ trước đây của mình quay trở lại”. Có khi họ tự hỏi: “Tôi có phải là một bà mẹ tồi tệ không, vì nhiều lúc tôi chỉ muốn được ngủ trưa hơn là phải chăm sóc con cái?”
Những suy nghĩ, tự vấn mơ hồ này vốn hoàn toàn tự nhiên, nhưng nhiều bà mẹ lại cảm thấy vô cùng hổ thẹn về chúng. Tôi gọi đây là trạng thái tâm lý kéo – đẩy của việc làm mẹ. Đôi khi, bạn cảm thấy tâm trí mình không ngừng bị lôi kéo về phía mong muốn của những đứa con và trách nhiệm của việc làm mẹ, nhưng cũng có những lúc, bạn chỉ muốn đẩy tất cả đi thật xa.
Làm mẹ cũng giống như tất cả những trải nghiệm phức tạp khác, là sự pha trộn của hai thái cực cảm xúc tích cực và tiêu cực. Bạn yêu quý con mình biết bao, nhưng điều này chẳng thể thay đổi sự thật rằng việc chăm sóc con cái lắm lúc thật mệt mỏi. Đối với nhiều bà mẹ, những khoảnh khắc mà họ muốn được nghỉ ngơi trong một ngày dường như trở nên thật đáng sợ, bởi nó có thể khiến họ tự hỏi: “Liệu tôi có bị mắc kẹt với loại mong muốn này mãi mãi không? Lỡ tôi mắc phải lỗi nào đó thì có phải là tôi không yêu con mình hay không?”
Những suy nghĩ tự vấn và mâu thuẫn nội tâm thường xuất hiện khi bạn cảm thấy tâm trí của mình không còn gói gọn trong việc chăm sóc con trẻ nữa. Nó bắt đầu dạo quanh bản thân bạn, với những người khác trong cuộc sống của bạn, và bạn không biết làm thế nào để có thể quán xuyến tất cả mọi thứ. Dường như lựa chọn nào cũng không công bằng với những người còn lại. Phải làm thế nào để không cảm thấy có lỗi khi bạn hủy bỏ cuộc họp ở công ty để chạy đến phòng khám của bác sĩ nhi khoa? Hoặc phải làm thế nào khi bạn đang chăm sóc con mình, nhưng tâm trí vẫn luẩn quẩn nghĩ suy về việc cần gọi điện lại cho cô bạn thân, viết email báo cáo cho cấp trên, ăn tối cùng người bạn đời, hoặc vô cùng đơn giản là ngủ?
Cảm giác có lỗi, cũng như sự lo lắng và mâu thuẫn trong tâm can, dường như là một trạng thái vốn có và gắn liền với việc làm mẹ. Đôi khi, nó xuất phát từ việc bạn luôn so sánh bản thân với một hình mẫu người mẹ phi thực tế nào đó. Và cũng có khi, nó là dấu hiệu nhắc nhở rằng bạn cần phải đánh giá lại các lựa chọn của mình. Ví dụ, nếu bạn thường xuyên cảm thấy có lỗi vì đến nhà trẻ muộn để đón con mình, hãy sắp xếp lại lịch trình của bản thân, hoặc nhờ một ai đó khác đến nhà trẻ và thay bạn đón cô con gái nhỏ ấy.
Hổ thẹn lại là một cảm giác khác. Nếu cảm giác có lỗi chỉ là cảm thấy tồi tệ về những điều bạn đã làm, thì hổ thẹn chính là cảm thấy tồi tệ về việc bản thân bạn là một người như thế nào. Những bệnh nhân của tôi thường có cảm giác hổ thẹn khi cho rằng “tôi chẳng có năng lực gì để trở thành một người mẹ tốt cả”, và suy nghĩ này có thể khiến họ tự cô lập mình khỏi sự hỗ trợ của các bà mẹ khác.
Đa phần những bệnh nhân mà tôi chữa trị đều mang kỳ vọng không thực tế về quá trình nuôi nấng con cái. Một số người cho rằng trở thành mẹ chính là khởi đầu cho một giai đoạn mới trong đời, khi mà họ sẽ đến phòng tập thể dục lúc 5 giờ sáng trước khi em bé thức dậy hoặc gửi lời cảm ơn trong vòng 24 giờ kể từ khi em bé nhận được quà mừng tuổi. Vài người khác tin rằng mình có thể tiếp tục những thói quen trong cuộc sống trước đây – hoàn thành mọi công việc với một sinh linh nhỏ nằm gọn trên lưng. Bạn biết không, một khi thanh mốc mà bạn được đặt ra ở vị trí càng cao, bạn sẽ càng cảm thấy mình thất bại khi bản thân không có cách nào chạm đến nó. Và khi bạn cứ mãi giữ chặt hình mẫu “người mẹ lý tưởng” như thế, bạn cuối cùng sẽ trút nỗi thất vọng và giận dữ lên đứa trẻ của chính mình.
Chúng ta thường có cảm giác thành tựu khi hoàn thành thật tốt một việc nào đó. Nhưng cảm giác đó vốn không tồn tại trong quá trình chăm sóc trẻ con. Các bà mẹ sẽ chẳng có tí cảm giác thành tựu nào khi tìm thấy tã lót bị bẩn chỉ trong vài phút, hay khi con của họ gào khóc kêu đói dù họ vừa cho nó ăn hai giờ trước đó.
Chìa khóa là bạn hãy tập trung vào những thành tựu nhỏ mà mình đã hoàn thành. Danh sách thành tựu ưu tiên của bạn có thể thay đổi mỗi ngày. Và có vài ngày, điều ưu tiên duy nhất mà bạn có chính là “tồn tại”. Một bệnh nhân của tôi đã nói: “Hãy học cách chấp nhận rằng bạn chẳng thể nào quán xuyến tất cả. Nếu một ngày của bạn chấm dứt với việc nằm dài trên giường và trằn trọc rằng “Rốt cuộc hôm nay mình đã làm được gì?”, hãy nhớ là bạn đã hoàn thành được rất nhiều thứ như giữ cho đứa con mình còn được sống, được lớn lên, được ăn no và luôn sạch sẽ nhất có thể”.
Hầu hết những người phụ nữ vừa sinh con đều có suy nghĩ rằng những bà mẹ khác ắt hẳn đang làm tốt hơn mình rất nhiều. Họ nhìn những bà mẹ khác và không ngừng loay hoay với suy nghĩ “mình đúng là nằm dưới mức mong đợi biết bao”. Hãy nhớ rằng cảm xúc lộn xộn, hỗn loạn trong thời kỳ đầu làm mẹ là một thứ diễn ra rất phổ biến – không chỉ với bạn. Và bạn không thể dễ dàng nhìn thấy điều đó chỉ từ hình ảnh “người mẹ lý tưởng” ở bên ngoài.
CATHERINE