HIỂU RÕ CÔ NÀNG “KINH NGUYỆT” CỦA BẠN
HIỂU RÕ CÔ NÀNG “KINH NGUYỆT” CỦA BẠN
Kinh nguyệt có lẽ là vấn đề thường tình nhưng đôi khi lại bí ẩn đối với chị em phụ nữ. Trong thế giới hoàn hảo, thời kỳ kinh nguyệt chỉ là một đốm nhỏ trong cuộc sống hàng ngày của bạn.
Khoảng thời gian “đèn đỏ” sẽ đến mỗi tháng một lần vào cùng một thời điểm và chỉ khiến bạn hơi khó chịu một chút trong khoảng một tuần. Sau đó thì bạn tiếp tục 21 ngày còn lại của tháng hoàn toàn nhẹ nhõm và không bị quấy rầy.
Nhưng tôi sẽ nhắc bạn nhớ rằng thế giới này không có khái niệm “hoàn hảo”. Cho nên thời kỳ kinh nguyệt chính là thứ không thể đoán trước được, lộn xộn và hoàn toàn phiền phức và còn có thể thay đổi cuộc sống của chúng ta. Thêm vào đó, nó khác nhau đối với tất cả phụ nữ, vì vậy khái niệm “bình thường” không hề tồn tại khi nói đến vấn đề kinh nguyệt.
Đó là lý do tại sao việc biết điều gì là bình thường đối với bản thân mình lại rất quan trọng – và trước tiên là biết chuyện gì đang thực sự diễn ra trong thời kỳ kinh nguyệt. Vì vậy, bài viết này rất quan trọng để kiểm tra kiến thức của bạn và chắc chắn giúp bạn học thêm được vài điều mới mẻ.
Chủ đề mà nhiều người quan tâm nhất khi nói đến kinh nguyệt có thể kể đến khả năng mang thai khi quan hệ tình dục trong thời kỳ kinh nguyệt. Không chắc là bạn sẽ mang thai khi quan hệ tình dục trong “ngày đèn đỏ”, nhưng không thể loại trừ hoàn toàn khả năng đó. Về mặt lý thuyết, nếu bạn rụng trứng trong vòng vài ngày kể từ khi quan hệ tình dục không an toàn, có khả năng tinh trùng (có thể sống trong âm đạo trong tối đa 5 ngày) sẽ thụ tinh với trứng và bạn biết kết quả rồi đấy.
Theo Diana Hoppe, một bác sĩ phụ khoa ở Encinitas, California, trừ khi bạn muốn tăng khả năng mắc hội chứng sốc độc tố (TSS), bạn cần phải thay băng vệ sinh ít nhất 8 giờ một lần. Đúng là khả năng mắc chứng TSS là siêu hiếm, nhưng nếu bạn đang trong thời kỳ kinh nguyệt và không thể nhớ lần cuối mình thay băng vệ sinh là khi nào, và bắt đầu cảm thấy bất kỳ triệu chứng giống cảm cúm nào (sốt, nôn mửa, tiêu chảy, phát ban), hãy đến gặp bác sĩ CÀNG SỚM CÀNG TỐT.
Theo Lauren Streicher, Phó Giáo sư lâm sàng về sản phụ khoa tại Đại học Tây Bắc của Feinberg School of Medicine, máu mà bạn thấy trong thời gian dùng thuốc ngừa thai không thực sự là của thời kỳ kinh nguyệt thông thường mà thực ra là do quá trình rút bớt hormone trong cơ thể do tác dụng của thuốc. Vì vậy, bạn đã bỏ qua chu kỳ kinh nguyệt khi sử dụng biện pháp ngừa thai. Nhưng đúng là bạn có thể ngưng dùng thuốc ngừa thai nếu muốn thời kỳ kinh nguyệt đến trước.
Ngày đầu tiên của thời gian hành kinh cũng là ngày thứ nhất trong một chu kỳ kinh nguyệt kéo dài 28 ngày. Thời gian hành kinh thường kéo dài khoảng 4 đến 8 ngày. Sau đó khoảng một tuần, ngày thứ 14 là thời điểm bắt đầu rụng trứng (đó là thời điểm nhiều khả năng thụ thai). Vào ngày 15-24, trứng mới được giải phóng và bắt đầu đi xuống các ống dẫn trứng đến tử cung, nếu trứng không được thụ tinh vào ngày thứ 28, nó sẽ bong ra và rời khỏi cơ thể (cùng với lớp lót tử cung). Sau đó, quá trình này quay trở lại ngày đầu tiên.
Theo Susan Wysocki, một chuyên viên y tá và thành viên hội đồng của Hiệp hội Y tế tình dục Mỹ, không phải mọi phụ nữ đều thấy xuất hiện cục máu đông trong thời gian hành kinh, nhưng nếu bạn bắt gặp vài cục máu đông thì cũng không có gì bất thường cả. Cô nói thêm: “Cơ thể con người được cấu tạo theo cách mà cùng với sự giúp đỡ của một số chất trong cơ thể, máu sẽ đông lại để chúng ta không bị chảy máu đến chết”.
Một số “cục máu đông” cũng có thể là mô tử cung không được chia nhỏ. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên thấy cục máu đông có kích thước quá to thì đó cũng có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn như u xơ tử cung, các vấn đề liên quan đến nội tiết tố hoặc các bệnh khác. Lúc này bạn nên đi khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và được chẩn đoán chính xác.
Ngoài ra, bạn cũng có thể phải đối mặt với một số cơn đau co thắt trong thời gian hành kinh (do prostaglandin – chất kích thích tử cung co thắt để giúp đẩy lớp niêm mạc ra ngoài). Nhưng cảm giác co thắt vô cùng đau đớn này làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn mỗi tháng có thể là một dấu hiệu của một chứng bệnh nghiêm trọng hơn như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, xơ gan, hoặc bệnh viêm vùng chậu.
Không có bất cứ nguyên tắc đúng sai nào ở đây, nhưng một số nghiên cứu (tiêu biểu là một nghiên cứu năm 1971 được công bố trên tạp chí Nature) cho thấy thời kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ có thể được đồng bộ hóa nhờ các hóa chất không mùi gọi là kích thích tố. Một lý do khác mà bạn có thể có thời kỳ kinh nguyệt tương tự với cô bạn sống cùng nhà với mình là vì những người sống gần nhau có thể có chế độ ăn tương tự, thói quen tập thể dục, chu kỳ ngủ / thức và những căng thẳng chung có thể ảnh hưởng đến kinh nguyệt.
Cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng, cần nhớ rằng có rất nhiều lý do khiến bạn bị trễ hoặc mất kinh bao gồm: sụt cân nặng hoặc tập thể dục quá mức, căng thẳng, bất thường tuyến giáp, hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), kiểm soát sinh sản, mãn kinh sớm và các bệnh mãn tính khác như bệnh celiac (chứng không dung nạp gluten). Hãy đi khám bác sỹ sớm khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.
LILA
Kinh nguyệt có lẽ là vấn đề thường tình nhưng đôi khi lại bí ẩn đối với chị em phụ nữ. Trong thế giới hoàn hảo, thời kỳ kinh nguyệt chỉ là một đốm nhỏ trong cuộc sống hàng ngày của bạn.
Khoảng thời gian “đèn đỏ” sẽ đến mỗi tháng một lần vào cùng một thời điểm và chỉ khiến bạn hơi khó chịu một chút trong khoảng một tuần. Sau đó thì bạn tiếp tục 21 ngày còn lại của tháng hoàn toàn nhẹ nhõm và không bị quấy rầy.
Nhưng tôi sẽ nhắc bạn nhớ rằng thế giới này không có khái niệm “hoàn hảo”. Cho nên thời kỳ kinh nguyệt chính là thứ không thể đoán trước được, lộn xộn và hoàn toàn phiền phức và còn có thể thay đổi cuộc sống của chúng ta. Thêm vào đó, nó khác nhau đối với tất cả phụ nữ, vì vậy khái niệm “bình thường” không hề tồn tại khi nói đến vấn đề kinh nguyệt.
Đó là lý do tại sao việc biết điều gì là bình thường đối với bản thân mình lại rất quan trọng – và trước tiên là biết chuyện gì đang thực sự diễn ra trong thời kỳ kinh nguyệt. Vì vậy, bài viết này rất quan trọng để kiểm tra kiến thức của bạn và chắc chắn giúp bạn học thêm được vài điều mới mẻ.
Chủ đề mà nhiều người quan tâm nhất khi nói đến kinh nguyệt có thể kể đến khả năng mang thai khi quan hệ tình dục trong thời kỳ kinh nguyệt. Không chắc là bạn sẽ mang thai khi quan hệ tình dục trong “ngày đèn đỏ”, nhưng không thể loại trừ hoàn toàn khả năng đó. Về mặt lý thuyết, nếu bạn rụng trứng trong vòng vài ngày kể từ khi quan hệ tình dục không an toàn, có khả năng tinh trùng (có thể sống trong âm đạo trong tối đa 5 ngày) sẽ thụ tinh với trứng và bạn biết kết quả rồi đấy.
Theo Diana Hoppe, một bác sĩ phụ khoa ở Encinitas, California, trừ khi bạn muốn tăng khả năng mắc hội chứng sốc độc tố (TSS), bạn cần phải thay băng vệ sinh ít nhất 8 giờ một lần. Đúng là khả năng mắc chứng TSS là siêu hiếm, nhưng nếu bạn đang trong thời kỳ kinh nguyệt và không thể nhớ lần cuối mình thay băng vệ sinh là khi nào, và bắt đầu cảm thấy bất kỳ triệu chứng giống cảm cúm nào (sốt, nôn mửa, tiêu chảy, phát ban), hãy đến gặp bác sĩ CÀNG SỚM CÀNG TỐT.
Theo Lauren Streicher, Phó Giáo sư lâm sàng về sản phụ khoa tại Đại học Tây Bắc của Feinberg School of Medicine, máu mà bạn thấy trong thời gian dùng thuốc ngừa thai không thực sự là của thời kỳ kinh nguyệt thông thường mà thực ra là do quá trình rút bớt hormone trong cơ thể do tác dụng của thuốc. Vì vậy, bạn đã bỏ qua chu kỳ kinh nguyệt khi sử dụng biện pháp ngừa thai. Nhưng đúng là bạn có thể ngưng dùng thuốc ngừa thai nếu muốn thời kỳ kinh nguyệt đến trước.
Ngày đầu tiên của thời gian hành kinh cũng là ngày thứ nhất trong một chu kỳ kinh nguyệt kéo dài 28 ngày. Thời gian hành kinh thường kéo dài khoảng 4 đến 8 ngày. Sau đó khoảng một tuần, ngày thứ 14 là thời điểm bắt đầu rụng trứng (đó là thời điểm nhiều khả năng thụ thai). Vào ngày 15-24, trứng mới được giải phóng và bắt đầu đi xuống các ống dẫn trứng đến tử cung, nếu trứng không được thụ tinh vào ngày thứ 28, nó sẽ bong ra và rời khỏi cơ thể (cùng với lớp lót tử cung). Sau đó, quá trình này quay trở lại ngày đầu tiên.
Theo Susan Wysocki, một chuyên viên y tá và thành viên hội đồng của Hiệp hội Y tế tình dục Mỹ, không phải mọi phụ nữ đều thấy xuất hiện cục máu đông trong thời gian hành kinh, nhưng nếu bạn bắt gặp vài cục máu đông thì cũng không có gì bất thường cả. Cô nói thêm: “Cơ thể con người được cấu tạo theo cách mà cùng với sự giúp đỡ của một số chất trong cơ thể, máu sẽ đông lại để chúng ta không bị chảy máu đến chết”.
Một số “cục máu đông” cũng có thể là mô tử cung không được chia nhỏ. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên thấy cục máu đông có kích thước quá to thì đó cũng có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn như u xơ tử cung, các vấn đề liên quan đến nội tiết tố hoặc các bệnh khác. Lúc này bạn nên đi khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và được chẩn đoán chính xác.
Ngoài ra, bạn cũng có thể phải đối mặt với một số cơn đau co thắt trong thời gian hành kinh (do prostaglandin – chất kích thích tử cung co thắt để giúp đẩy lớp niêm mạc ra ngoài). Nhưng cảm giác co thắt vô cùng đau đớn này làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn mỗi tháng có thể là một dấu hiệu của một chứng bệnh nghiêm trọng hơn như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, xơ gan, hoặc bệnh viêm vùng chậu.
Không có bất cứ nguyên tắc đúng sai nào ở đây, nhưng một số nghiên cứu (tiêu biểu là một nghiên cứu năm 1971 được công bố trên tạp chí Nature) cho thấy thời kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ có thể được đồng bộ hóa nhờ các hóa chất không mùi gọi là kích thích tố. Một lý do khác mà bạn có thể có thời kỳ kinh nguyệt tương tự với cô bạn sống cùng nhà với mình là vì những người sống gần nhau có thể có chế độ ăn tương tự, thói quen tập thể dục, chu kỳ ngủ / thức và những căng thẳng chung có thể ảnh hưởng đến kinh nguyệt.
Cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng, cần nhớ rằng có rất nhiều lý do khiến bạn bị trễ hoặc mất kinh bao gồm: sụt cân nặng hoặc tập thể dục quá mức, căng thẳng, bất thường tuyến giáp, hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), kiểm soát sinh sản, mãn kinh sớm và các bệnh mãn tính khác như bệnh celiac (chứng không dung nạp gluten). Hãy đi khám bác sỹ sớm khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.
LILA