KIỂM SOÁT CẢM XÚC KHI YÊU
KIỂM SOÁT CẢM XÚC KHI YÊU
Tất nhiên rồi, kiểm soát cảm xúc và hành động của bản thân là một chuyện nói dễ hơn làm. Trong suốt cuộc đời, chúng ta mang theo quá nhiều thứ áp lực và gánh nặng khiến bản thân đôi khi phản ứng quá nhanh và quá mức.
Điều này chỉ khiến các mối quan hệ của chúng ta trở nên tồi tệ hơn. Bạn biết rồi đấy, chuyện bé xé ra to. Một chuyện hiểu lầm nho nhỏ có thể trở thành vấn đề to tát đối với các cặp vợ chồng. Những gì lẽ ra có thể thảo luận và giải quyết bằng sự sáng suốt lại vượt khỏi tầm kiểm soát và biến mối quan hệ trở nên kịch tính hơn cả đoạn cao trào trong một vở kịch opera.
Việc này không phải lúc nào cũng là lỗi của cả hai người, đôi khi vấn đề khởi xướng từ một người nhưng người còn lại thiếu khả năng kiểm soát cảm xúc và khiến ngọn núi lửa phun trào. Bạn không thể kiểm soát cảm xúc và hành động một mình được, cả hai bên phải cố gắng để có thể ở bên nhau một cách thoải mái, hòa hợp.
Rất khó để hành động như một người lớn khi người bạn yêu lại cư xử như một đứa trẻ hư hỏng không ngừng giậm chân, giãy nảy khi tức giận. Những lúc như vậy, điều quan trọng nhất là bạn không “châm thêm dầu vào lửa” bằng cách “bộc phát” cơn giận của mình.
Không có ích gì khi làm vậy, điều duy nhất bạn nhận được là bị đổ lỗi một phần cho những gì tồi tệ sắp xảy ra. Chắc chắn, trong mọi tình huống, đối phương vẫn có thể cố gắng đổ lỗi cho bạn, nhưng ít nhất bạn biết rằng mình không có gì phải xin lỗi và không cần phải xấu hổ về điều gì. Hãy chừa việc đó lại cho họ.
Nhưng làm thế nào để có thể kiểm soát cảm xúc và phản ứng của bạn? Bạn có thể áp dụng ba phương pháp hữu ích sau.
Thứ nhất, hãy lên kế hoạch trước. Bạn thậm chí có thể nói trước với người bạn đời của mình về điều này. Hãy nói rằng khi bạn tức giận, bạn có xu hướng xúc phạm đối phương và la hét ầm ĩ. Việc trao đổi trước như vậy có thể giúp người bạn đời của bạn thấu hiểu phần nào và chuẩn bị sẵn tâm lý cho những xung đột không mong muốn.
Lần sau khi cảm thấy giận dữ, hãy đi dạo xung quanh khu phố hoặc ngồi ở một nơi yên tĩnh và cố gắng thư giãn, hít thở thật sâu. Hãy dành thời gian để làm tâm trạng dịu lại, từ đó bạn có thể bình tĩnh hơn. Hãy đến phòng gym, hoặc dành thời gian làm bất cứ việc gì khác mà bạn thích để thoát khỏi cảm giác tiêu cực và giải phóng tâm trí.
Thứ hai, hãy tự hỏi bản thân rằng liệu vấn đề đang khiến bạn tức giận có đáng để ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ của bạn hay không? Điều này có đáng để gây ra nỗi đau và vết thương lòng cho người bạn yêu và có thể là cho chính mình hay không?
Hãy tự hỏi bản thân rằng bạn có thực sự tin rằng họ đã làm hoặc nói bất cứ điều gì khiến bạn rất khó chịu đó hay không. Họ có thực sự làm điều đó hay chỉ là bạn đang cáo buộc họ? Đây có phải là một sự hiểu lầm hay là do quan điểm của cả hai khác nhau? Mục đích thực sự của bạn trong việc này là gì và bạn muốn đạt được điều gì hơn nữa?
Khi bắt đầu nghĩ về hậu quả trong tương lai, bạn có thể buông bỏ những cảm xúc tiêu cực và thay vào đó là tập trung vào vận dụng lối tư duy hợp lý hơn.
Thứ ba, thay vì tập trung vào suy nghĩ những gì nên nói tiếp theo hoặc cái tôi của bản thân, bạn chỉ cần dành thời gian để lắng nghe. Đừng nói về chính mình, ngay cả khi họ đang nói về bạn. Nếu đối phương góp ý rằng họ muốn bạn hạn chế việc cười đùa vì họ cảm thấy bạn không đủ nghiêm túc, đừng bỏ ngoài tai điều này.
Tại sao bạn lại làm như vậy? Nếu người yêu của bạn nói rằng có điều gì đó ở bạn khiến họ cảm thấy không dễ chịu thì ít nhất bạn cũng phải lắng nghe cảm xúc của họ, đúng không? Bạn có thể không như vậy, nhưng cho dù bạn có làm hay không thì họ vẫn đã có cảm giác khó chịu về bạn.
Chẳng phải việc điều chỉnh một chút để đem lại cảm giác dễ chịu cho đối phương sẽ giúp ích hơn rất nhiều sao? Thực ra cảm giác chiến thắng thực sự trong một cuộc tranh luận không phải là phân định rạch ròi ai đúng ai sai, mà chính là cả hai người đều cảm thấy tâm trạng tốt hơn và giải quyết được vấn đề.
Thành thật mà nói, trong một vài tình huống, cảm xúc có thể lấn át cả lý trí, không loại trừ bất cứ ai kể cả những chuyên gia tâm lý với nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu về hành vi, cảm xúc của con người. Nhưng nếu bạn không ngừng học hỏi và cố gắng luyện tập, bạn có thể nắm vững kỹ năng kiểm soát cảm xúc và phản ứng của mình. Điều này đem lại lợi ích cho bạn ở nhiều mặt trong cuộc sống chứ không chỉ trong mối quan hệ lứa đôi.
LILA
Tất nhiên rồi, kiểm soát cảm xúc và hành động của bản thân là một chuyện nói dễ hơn làm. Trong suốt cuộc đời, chúng ta mang theo quá nhiều thứ áp lực và gánh nặng khiến bản thân đôi khi phản ứng quá nhanh và quá mức.
Điều này chỉ khiến các mối quan hệ của chúng ta trở nên tồi tệ hơn. Bạn biết rồi đấy, chuyện bé xé ra to. Một chuyện hiểu lầm nho nhỏ có thể trở thành vấn đề to tát đối với các cặp vợ chồng. Những gì lẽ ra có thể thảo luận và giải quyết bằng sự sáng suốt lại vượt khỏi tầm kiểm soát và biến mối quan hệ trở nên kịch tính hơn cả đoạn cao trào trong một vở kịch opera.
Việc này không phải lúc nào cũng là lỗi của cả hai người, đôi khi vấn đề khởi xướng từ một người nhưng người còn lại thiếu khả năng kiểm soát cảm xúc và khiến ngọn núi lửa phun trào. Bạn không thể kiểm soát cảm xúc và hành động một mình được, cả hai bên phải cố gắng để có thể ở bên nhau một cách thoải mái, hòa hợp.
Rất khó để hành động như một người lớn khi người bạn yêu lại cư xử như một đứa trẻ hư hỏng không ngừng giậm chân, giãy nảy khi tức giận. Những lúc như vậy, điều quan trọng nhất là bạn không “châm thêm dầu vào lửa” bằng cách “bộc phát” cơn giận của mình.
Không có ích gì khi làm vậy, điều duy nhất bạn nhận được là bị đổ lỗi một phần cho những gì tồi tệ sắp xảy ra. Chắc chắn, trong mọi tình huống, đối phương vẫn có thể cố gắng đổ lỗi cho bạn, nhưng ít nhất bạn biết rằng mình không có gì phải xin lỗi và không cần phải xấu hổ về điều gì. Hãy chừa việc đó lại cho họ.
Nhưng làm thế nào để có thể kiểm soát cảm xúc và phản ứng của bạn? Bạn có thể áp dụng ba phương pháp hữu ích sau.
Thứ nhất, hãy lên kế hoạch trước. Bạn thậm chí có thể nói trước với người bạn đời của mình về điều này. Hãy nói rằng khi bạn tức giận, bạn có xu hướng xúc phạm đối phương và la hét ầm ĩ. Việc trao đổi trước như vậy có thể giúp người bạn đời của bạn thấu hiểu phần nào và chuẩn bị sẵn tâm lý cho những xung đột không mong muốn.
Lần sau khi cảm thấy giận dữ, hãy đi dạo xung quanh khu phố hoặc ngồi ở một nơi yên tĩnh và cố gắng thư giãn, hít thở thật sâu. Hãy dành thời gian để làm tâm trạng dịu lại, từ đó bạn có thể bình tĩnh hơn. Hãy đến phòng gym, hoặc dành thời gian làm bất cứ việc gì khác mà bạn thích để thoát khỏi cảm giác tiêu cực và giải phóng tâm trí.
Thứ hai, hãy tự hỏi bản thân rằng liệu vấn đề đang khiến bạn tức giận có đáng để ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ của bạn hay không? Điều này có đáng để gây ra nỗi đau và vết thương lòng cho người bạn yêu và có thể là cho chính mình hay không?
Hãy tự hỏi bản thân rằng bạn có thực sự tin rằng họ đã làm hoặc nói bất cứ điều gì khiến bạn rất khó chịu đó hay không. Họ có thực sự làm điều đó hay chỉ là bạn đang cáo buộc họ? Đây có phải là một sự hiểu lầm hay là do quan điểm của cả hai khác nhau? Mục đích thực sự của bạn trong việc này là gì và bạn muốn đạt được điều gì hơn nữa?
Khi bắt đầu nghĩ về hậu quả trong tương lai, bạn có thể buông bỏ những cảm xúc tiêu cực và thay vào đó là tập trung vào vận dụng lối tư duy hợp lý hơn.
Thứ ba, thay vì tập trung vào suy nghĩ những gì nên nói tiếp theo hoặc cái tôi của bản thân, bạn chỉ cần dành thời gian để lắng nghe. Đừng nói về chính mình, ngay cả khi họ đang nói về bạn. Nếu đối phương góp ý rằng họ muốn bạn hạn chế việc cười đùa vì họ cảm thấy bạn không đủ nghiêm túc, đừng bỏ ngoài tai điều này.
Tại sao bạn lại làm như vậy? Nếu người yêu của bạn nói rằng có điều gì đó ở bạn khiến họ cảm thấy không dễ chịu thì ít nhất bạn cũng phải lắng nghe cảm xúc của họ, đúng không? Bạn có thể không như vậy, nhưng cho dù bạn có làm hay không thì họ vẫn đã có cảm giác khó chịu về bạn.
Chẳng phải việc điều chỉnh một chút để đem lại cảm giác dễ chịu cho đối phương sẽ giúp ích hơn rất nhiều sao? Thực ra cảm giác chiến thắng thực sự trong một cuộc tranh luận không phải là phân định rạch ròi ai đúng ai sai, mà chính là cả hai người đều cảm thấy tâm trạng tốt hơn và giải quyết được vấn đề.
Thành thật mà nói, trong một vài tình huống, cảm xúc có thể lấn át cả lý trí, không loại trừ bất cứ ai kể cả những chuyên gia tâm lý với nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu về hành vi, cảm xúc của con người. Nhưng nếu bạn không ngừng học hỏi và cố gắng luyện tập, bạn có thể nắm vững kỹ năng kiểm soát cảm xúc và phản ứng của mình. Điều này đem lại lợi ích cho bạn ở nhiều mặt trong cuộc sống chứ không chỉ trong mối quan hệ lứa đôi.
LILA