KHOẢNG CÁCH NÀO CHO TÌNH YÊU
KHOẢNG CÁCH NÀO CHO TÌNH YÊU
Tôi có hai anh bạn cứ gặp nhau là than phiền về cô vợ của mình và ao ước rằng vợ của mình giống vợ người kia.
Anh Lâm ngán ngẩm với cô vợ kiểm soát và lệ thuộc quá mức vào mình. Mỗi buổi sáng thức dậy, anh sẽ phải dành ra mười lăm phút để liệt kê chi tiết lịch trình một ngày của mình với vợ: đi đâu, làm gì, với ai… Những lúc anh có chuyến đi công tác, hoặc là phải đặt thêm vé máy bay cho vợ đi chung, hoặc là ngày nào anh cũng phải dỗ cô đi ngủ hằng giờ đồng hồ qua màn hình máy tính.
Anh Tùng có một cô vợ ngược hoàn toàn với anh Lâm và anh cũng không vui vẻ với điều đó. Cô vợ của anh lại quá độc lập, từ khi lấy nhau đến giờ đã bảy năm nhưng cô chưa bao giờ nhờ anh giúp đỡ điều gì. Thậm chí cô cũng hiếm khi chia sẻ cảm xúc với anh, chỉ khi nào anh cố gắng gặng hỏi và tỏ ra hờn dỗi khi bị cô bỏ rơi thì cô mới thèm liếc mắt qua nhìn anh một cái. Ông bà ta ngày xưa có câu: “Ớt nào mà ớt chẳng cay/ Gái nào mà gái chẳng hay ghen chồng”, nhưng anh chưa từng thấy cô vợ của mình ghen tuông với bất cứ cô gái nào xung quanh anh, thậm chí cô còn mỉm cười khúc khích khi anh thấy anh thả yêu thích hình cô nàng nóng bỏng trên mạng xã hội.
Trong tình yêu, ta bị hấp dẫn với những người có tính cách, cá tính riêng biệt và nổi trội. Cá tính xoay quanh hai cực giữa nhu cầu thuộc về và nhu cầu tự lập.
Nhu cầu phụ thuộc mang đến cho ta cảm giác an toàn. Từ thuở hồng hoang con người đã biết một khi mất đi sự kết nối với người khác thì sẽ không thể sinh tồn dưới áp lực từ xã hội. Ta cần người khác để tồn tại về cả thể chất lẫn tinh thần. Đối với mối quan hệ gắn bó, nhu cầu được thuộc về mãnh liệt hơn hết. Ta khao khát được “chạm” vào tâm hồn và thể xác của người bạn đời bởi khi đó lượng hormone oxytocin – hormone gắn kết sẽ tăng cao khiến ta thư thái, thỏa mãn và an toàn.
Nhu cầu độc lập cho phép ta khám phá những điều mới mẻ và phát triển. Ngay từ nhỏ chúng ta đã mong muốn được tự mình trải nghiệm những điều kỳ thú xung quanh. Khi cấu trúc bàn tay dần hoàn thiện được khả năng cầm nắm, ta vơ tất cả mọi thứ trong tầm với và cho vào miệng. Lớn hơn một chút khi cấu trúc khung xương chân đủ cứng cáp, ta không muốn ba mẹ hay ông bà cứ bế mình trên tay, ta giãy dụa đòi tự đi đến nơi bản thân hứng thú. Cho đến khi ta nhận ra rằng ta không cần ai giải đáp giúp ta những câu hỏi “tại sao” nữa mà tự chúng ta có thể tìm hiểu những điều mình thắc mắc, ta say mê với hành trình phản ánh hiện thực khách quan và xây dựng bản thân. Nhu cầu tự lập cho phép ta tách bản thân ra khỏi tập thể, cộng đồng và có thể ý thức được chính mình. Trong tình yêu, nhu cầu độc lập giúp cho ta có cái nhìn chất lượng hơn đối với mối quan hệ của mình: chúng ta có những điều gì chưa tốt cần cải thiện và còn những điều gì cần phải làm chung với nhau để vun vén một tình yêu lý tưởng.
Như vậy, cả hai nhu cầu độc lập và phụ thuộc đều cần thiết cho bản thân ta và cho mối quan hệ đôi lứa. Cá tính tình yêu của ta thành hình nhờ vào sức căng của hai cực vừa đối lập, vừa bổ sung này. Chúng ta xây dựng mối quan hệ lành mạnh dựa trên chỉ dẫn của cảm xúc và lý trí. Ta vừa được sưởi ấm và vừa có động lực để xây dựng, tự hoàn thiện trên chặng hành trình phát triển không ngừng nghỉ của bản thân. Vậy nên, khi sợi dây nhu cầu bị kéo lệch về một bên sẽ tạo ra những mối quan hệ kém lành mạnh. Cụ thể như trường hợp gia đình của anh Lâm và anh Tùng, với một người vợ có nhu cầu lệ thuộc quá mức và một người vợ nổi trội về nhu cầu độc lập, lâu dần những vấn đề này không được nhận thức và cải thiện sẽ đẩy hạnh phúc gia đình ra giữa bờ vực chia ly.
Khoảng cách giữa vợ chồng anh Lâm quá gần, thậm chí khe hở tự do giữa hai người không đủ cung cấp “không khí” cho anh có thể thoải mái “hô hấp”. Anh Lâm luôn có cảm giác bị bóp nghẹt khi phải đáp ứng nhu cầu của vợ mình. Một người quá lệ thuộc sẽ tạo ra một người phải hy sinh sự độc lập của để đổi lấy cảm giác an toàn cho người kia. Mối quan hệ này giống như cây tầm gửi và vật chủ. Cây ký sinh càng ngày càng phát triển và lấy đi rất nhiều chất dinh dưỡng trên cây mà nó bám vào. Người lệ thuộc sẽ không bao giờ cảm thấy đủ và luôn đòi hỏi tình yêu thương. Họ hình thành thái độ đeo dính người họ gắn bó, lo lắng cho người ấy và cố gắng kiểm soát tất cả mọi thứ của đối phương.
Ngược lại, khoảng cách của vợ chồng anh Tùng lại quá lớn khiến cho anh không có cảm giác an toàn và được thuộc về. Cô vợ của anh Tùng mải miết trên hành trình khám phá của mình mà bỏ quên người đồng hành của mình đang chới với ở phía xa. Một người cứ chạy theo lối riêng của mình và một người vẫn loay hoay trên hành trình chung của cả hai. Qua lăng kính của người vợ, cô ấy tự chủ trong mối quan hệ của mình, không làm phiền và cản trở đối phương phát triển bản thân. Nhưng dưới góc nhìn của người chồng, người vợ chỉ muốn tự do với những gì cô ấy trải nghiệm trong cuộc sống và không mong muốn sự tồn tại của anh phá hỏng đi những cảm xúc tuyệt vời ấy. Anh Tùng cảm thấy bản thân thừa thãi và vô dụng trong mối quan hệ của mình.
Điểm tương đồng từ hai trường hợp trên về chuyện tình yêu của một người độc lập, một người phụ thuộc và xoay quanh cảm xúc an toàn trong mối quan hệ. Không ai đo đếm được một lực kéo đúng đắn nhất để cân bằng nhu cầu thuộc về và nhu cầu tự do của bản thân, từ đó có thể lựa chọn khoảng cách phù hợp dành cho tình yêu của mình. Tuy nhiên điều ta có thể làm là cảm nhận nhu cầu của bản thân ở từng giai đoạn cuộc đời, san sẻ điều ấy cho nửa kia. Đồng thời ta cùng đối phương lắng nghe mong đợi và yêu thương những điều họ cảm nhận. Đôi khi câu trả lời cho những câu hỏi nâng niu tình yêu vĩnh cửu chỉ đơn giản một cuộc trò chuyện thấu hiểu và thật lòng.
HUYỀN TRANG
Tôi có hai anh bạn cứ gặp nhau là than phiền về cô vợ của mình và ao ước rằng vợ của mình giống vợ người kia.
Anh Lâm ngán ngẩm với cô vợ kiểm soát và lệ thuộc quá mức vào mình. Mỗi buổi sáng thức dậy, anh sẽ phải dành ra mười lăm phút để liệt kê chi tiết lịch trình một ngày của mình với vợ: đi đâu, làm gì, với ai… Những lúc anh có chuyến đi công tác, hoặc là phải đặt thêm vé máy bay cho vợ đi chung, hoặc là ngày nào anh cũng phải dỗ cô đi ngủ hằng giờ đồng hồ qua màn hình máy tính.
Anh Tùng có một cô vợ ngược hoàn toàn với anh Lâm và anh cũng không vui vẻ với điều đó. Cô vợ của anh lại quá độc lập, từ khi lấy nhau đến giờ đã bảy năm nhưng cô chưa bao giờ nhờ anh giúp đỡ điều gì. Thậm chí cô cũng hiếm khi chia sẻ cảm xúc với anh, chỉ khi nào anh cố gắng gặng hỏi và tỏ ra hờn dỗi khi bị cô bỏ rơi thì cô mới thèm liếc mắt qua nhìn anh một cái. Ông bà ta ngày xưa có câu: “Ớt nào mà ớt chẳng cay/ Gái nào mà gái chẳng hay ghen chồng”, nhưng anh chưa từng thấy cô vợ của mình ghen tuông với bất cứ cô gái nào xung quanh anh, thậm chí cô còn mỉm cười khúc khích khi anh thấy anh thả yêu thích hình cô nàng nóng bỏng trên mạng xã hội.
Trong tình yêu, ta bị hấp dẫn với những người có tính cách, cá tính riêng biệt và nổi trội. Cá tính xoay quanh hai cực giữa nhu cầu thuộc về và nhu cầu tự lập.
Nhu cầu phụ thuộc mang đến cho ta cảm giác an toàn. Từ thuở hồng hoang con người đã biết một khi mất đi sự kết nối với người khác thì sẽ không thể sinh tồn dưới áp lực từ xã hội. Ta cần người khác để tồn tại về cả thể chất lẫn tinh thần. Đối với mối quan hệ gắn bó, nhu cầu được thuộc về mãnh liệt hơn hết. Ta khao khát được “chạm” vào tâm hồn và thể xác của người bạn đời bởi khi đó lượng hormone oxytocin – hormone gắn kết sẽ tăng cao khiến ta thư thái, thỏa mãn và an toàn.
Nhu cầu độc lập cho phép ta khám phá những điều mới mẻ và phát triển. Ngay từ nhỏ chúng ta đã mong muốn được tự mình trải nghiệm những điều kỳ thú xung quanh. Khi cấu trúc bàn tay dần hoàn thiện được khả năng cầm nắm, ta vơ tất cả mọi thứ trong tầm với và cho vào miệng. Lớn hơn một chút khi cấu trúc khung xương chân đủ cứng cáp, ta không muốn ba mẹ hay ông bà cứ bế mình trên tay, ta giãy dụa đòi tự đi đến nơi bản thân hứng thú. Cho đến khi ta nhận ra rằng ta không cần ai giải đáp giúp ta những câu hỏi “tại sao” nữa mà tự chúng ta có thể tìm hiểu những điều mình thắc mắc, ta say mê với hành trình phản ánh hiện thực khách quan và xây dựng bản thân. Nhu cầu tự lập cho phép ta tách bản thân ra khỏi tập thể, cộng đồng và có thể ý thức được chính mình. Trong tình yêu, nhu cầu độc lập giúp cho ta có cái nhìn chất lượng hơn đối với mối quan hệ của mình: chúng ta có những điều gì chưa tốt cần cải thiện và còn những điều gì cần phải làm chung với nhau để vun vén một tình yêu lý tưởng.
Như vậy, cả hai nhu cầu độc lập và phụ thuộc đều cần thiết cho bản thân ta và cho mối quan hệ đôi lứa. Cá tính tình yêu của ta thành hình nhờ vào sức căng của hai cực vừa đối lập, vừa bổ sung này. Chúng ta xây dựng mối quan hệ lành mạnh dựa trên chỉ dẫn của cảm xúc và lý trí. Ta vừa được sưởi ấm và vừa có động lực để xây dựng, tự hoàn thiện trên chặng hành trình phát triển không ngừng nghỉ của bản thân. Vậy nên, khi sợi dây nhu cầu bị kéo lệch về một bên sẽ tạo ra những mối quan hệ kém lành mạnh. Cụ thể như trường hợp gia đình của anh Lâm và anh Tùng, với một người vợ có nhu cầu lệ thuộc quá mức và một người vợ nổi trội về nhu cầu độc lập, lâu dần những vấn đề này không được nhận thức và cải thiện sẽ đẩy hạnh phúc gia đình ra giữa bờ vực chia ly.
Khoảng cách giữa vợ chồng anh Lâm quá gần, thậm chí khe hở tự do giữa hai người không đủ cung cấp “không khí” cho anh có thể thoải mái “hô hấp”. Anh Lâm luôn có cảm giác bị bóp nghẹt khi phải đáp ứng nhu cầu của vợ mình. Một người quá lệ thuộc sẽ tạo ra một người phải hy sinh sự độc lập của để đổi lấy cảm giác an toàn cho người kia. Mối quan hệ này giống như cây tầm gửi và vật chủ. Cây ký sinh càng ngày càng phát triển và lấy đi rất nhiều chất dinh dưỡng trên cây mà nó bám vào. Người lệ thuộc sẽ không bao giờ cảm thấy đủ và luôn đòi hỏi tình yêu thương. Họ hình thành thái độ đeo dính người họ gắn bó, lo lắng cho người ấy và cố gắng kiểm soát tất cả mọi thứ của đối phương.
Ngược lại, khoảng cách của vợ chồng anh Tùng lại quá lớn khiến cho anh không có cảm giác an toàn và được thuộc về. Cô vợ của anh Tùng mải miết trên hành trình khám phá của mình mà bỏ quên người đồng hành của mình đang chới với ở phía xa. Một người cứ chạy theo lối riêng của mình và một người vẫn loay hoay trên hành trình chung của cả hai. Qua lăng kính của người vợ, cô ấy tự chủ trong mối quan hệ của mình, không làm phiền và cản trở đối phương phát triển bản thân. Nhưng dưới góc nhìn của người chồng, người vợ chỉ muốn tự do với những gì cô ấy trải nghiệm trong cuộc sống và không mong muốn sự tồn tại của anh phá hỏng đi những cảm xúc tuyệt vời ấy. Anh Tùng cảm thấy bản thân thừa thãi và vô dụng trong mối quan hệ của mình.
Điểm tương đồng từ hai trường hợp trên về chuyện tình yêu của một người độc lập, một người phụ thuộc và xoay quanh cảm xúc an toàn trong mối quan hệ. Không ai đo đếm được một lực kéo đúng đắn nhất để cân bằng nhu cầu thuộc về và nhu cầu tự do của bản thân, từ đó có thể lựa chọn khoảng cách phù hợp dành cho tình yêu của mình. Tuy nhiên điều ta có thể làm là cảm nhận nhu cầu của bản thân ở từng giai đoạn cuộc đời, san sẻ điều ấy cho nửa kia. Đồng thời ta cùng đối phương lắng nghe mong đợi và yêu thương những điều họ cảm nhận. Đôi khi câu trả lời cho những câu hỏi nâng niu tình yêu vĩnh cửu chỉ đơn giản một cuộc trò chuyện thấu hiểu và thật lòng.
HUYỀN TRANG