KHI TRẺ CON TÒ MÒ “CHUYỆN NGƯỜI LỚN”
KHI TRẺ CON TÒ MÒ “CHUYỆN NGƯỜI LỚN”
Đến tận bây giờ, vẫn có nhiều phụ huynh mải mê bịt mắt con mình bằng những dải băng màu hồng, khiến chúng phải tự mò mẫm giữa biển đời mênh mông và rớt xuống vực thẳm lúc nào không hay. Chúng ta vẫn luôn dạy trẻ con cách qua đường để biết quý trọng mạng sống, vậy thì tại sao không thẳng thắn dạy chúng những kiến thức về giới tính để chúng biết quý trọng chính bản thân và không gặp phải những “tai nạn” đáng tiếc trên đường đời?
Giáo dục giới tính là quá trình cung cấp cho trẻ những hiểu biết tổng thể về giới tính, sự khác biệt nam nữ và đời sống tình dục lành mạnh. Giáo dục giới tính đúng cách sẽ giúp trẻ có những kiến thức cần thiết khi bước vào đời, từ đó có trách nhiệm bảo vệ bảo vệ sức khỏe sinh sản cũng như bảo vệ, trân trọng chính bản thân mình.
Nhiều phụ huynh thường né tránh, cho rằng trẻ con chưa hiểu được những vấn đề nhạy cảm này nên việc giáo dục giới tính chẳng khác nào “vẽ đường cho hươu chạy”. Thực chất, thà vẽ đường cho hươu chạy đúng còn hơn bỏ mặc khiến chúng có cái nhìn lệch lạc và phải nhận lấy những hệ lụy đáng tiếc về sau.
Ngay từ khi còn nhỏ, trẻ đã có nhận thức và tò mò về thế giới xung quanh lẫn sự khác biệt giữa nam và nữ. Sự né tránh hay quát mắng từ người lớn càng khiến trẻ tò mò và tự mình tìm hiểu. Điều này rất dễ làm trẻ có những tư tưởng lệch lạc và bắt chước những nguồn tin không chính xác, nhất là khi các nội dung mang tính đồi trụy đang tràn lan trên Internet như hiện nay.
Trong đời sống ngày nay, tuổi dậy thì đang ngày càng đến sớm. Việc trang bị những kiến thức giới tính cần thiết sẽ giúp trẻ hiểu về sự thay đổi cơ thể qua từng giai đoạn, giúp chúng tránh khỏi cảm giác bỡ ngỡ, sợ hãi và hoang mang. Những bài học giới tính còn dạy cho trẻ biết tự bảo vệ mình, tránh khỏi sự xâm hại của kẻ xấu.
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã trở thành đất nước có tỷ lệ phá thai cao thứ ba trên thế giới. Nguyên nhân của hành động này chủ yếu xuất phát từ việc thiếu kiến thức cần thiết về giới tính và tình dục của trẻ. Giáo dục giới tính sẽ cung cấp cho trẻ tư duy về đời sống tình dục lành mạnh, đồng thời biết bảo vệ sức khỏe sinh sản và tránh xa các tệ nạn xã hội.
Việc thẳng thắn giáo dục giới tính còn đem lại cho trẻ thái độ sống tích cực. Rất nhiều trẻ em nghĩ rằng những vấn đề về tình dục hay giới tính là rất xấu xa và có thể làm chúng nhận lấy sự khinh thường, ghét bỏ. Tư tưởng đó đã trở thành một rào cản giữa trẻ với những người xung quanh, khiến chúng sợ hãi và không dám nói với người lớn trước sự trêu chọc hoặc hăm dọa của kẻ xấu.
Trẻ em từ 2 đến 5 tuổi đã có nhận thức và sự tò mò về thế giới. Lúc này phụ huynh nên dạy trẻ hiểu thế nào là sự riêng tư từ thân thể và vật dụng cá nhân. Ví dụ như khi tắm, phụ huynh có thể dạy trẻ gọi tên các bộ phận riêng tư và nói cho biết đây là nơi rất đặc biệt. Trẻ phải biết trân trọng mình và hiểu rằng không ai được phép tùy ý chạm vào cơ thể, đặc biệt là khu vực riêng tư của trẻ.
Phụ huynh không nên né tránh hay quát mắng khi trẻ có những câu hỏi liên quan đến tình dục hay giới tính. Hãy thẳng thắn chia sẻ kiến thức với trẻ. Ví dụ như khi trẻ hỏi con được sinh ra như thế nào, đừng né tránh và bảo trẻ được “nhặt ngoài bãi rác” hay được “sinh ra từ nách” như nhiều bà mẹ hay nói đùa. Bạn không cần giải thích trần trụi với trẻ mà có thể cho trẻ xem một đoạn phim về chú nòng nọc đi tìm trứng, từ đó em bé được hình thành, qua một thời gian em bé ấy đã ra đời và lớn lên.
Giáo dục giới tính nên được thực hiện càng sớm càng tốt, tuy nhiên cần sự kiên nhẫn và thấu hiểu từ người lớn. Phụ huynh không nên vội vã thúc ép trẻ khi trẻ vẫn chưa sẵn sàng tiếp nhận các kiến thức ấy, cũng đừng đem lại cảm giác tù túng căng thẳng cho trẻ.
Bên cạnh kiên nhẫn giảng giải cho trẻ, hãy khéo léo thu hẹp khoảng cách đôi bên bằng cách cho trẻ hiểu rằng bạn luôn tin tưởng và đứng về phía chúng khi có ai làm tổn thương chúng. Việc này sẽ giúp trẻ thẳng thắn nói với bố mẹ khi có người cưỡng ép và xâm hại, tránh khả năng giấu giếm do sợ sệt, hoang mang như nhiều trường hợp thương tâm khác.
Khi trẻ lớn hơn, khoảng 7-12 tuổi, hãy dạy chúng về sự thay đổi cơ thể khi dậy thì để chúng có thể chuẩn bị tinh thần đón nhận. Sau khi trẻ đã hiểu về sự khác biệt giữa nam và nữ, người lớn nên dạy chúng về đời sống tính dục an toàn, giúp trẻ có cái nhìn đánh giá những nội dung trên Internet là đúng hay sai, có thực tế và lành mạnh hay không.
13-18 tuổi là độ tuổi “nổi loạn” khi tâm sinh lý của trẻ có sự thay đổi rõ rệt. Lúc này, phụ huynh nên quan tâm đến các mối quan hệ của trẻ. Thay vì mắng chửi, cấm đoán, hãy trở thành những người bạn thực thụ để cùng trẻ chia sẻ thẳng thắn và tìm cách tháo gỡ khó khăn.
Ngày nay, những kiến thức về giới tính đã trở thành hành trang không thể thiếu trong quá trình lớn lên và trưởng thành của một đứa trẻ. Nếu thật sự yêu thương trẻ, hãy giúp trẻ trang bị những kiến thức cần thiết để làm chủ bản thân và vững bước vào đời.
CATHERINE
Đến tận bây giờ, vẫn có nhiều phụ huynh mải mê bịt mắt con mình bằng những dải băng màu hồng, khiến chúng phải tự mò mẫm giữa biển đời mênh mông và rớt xuống vực thẳm lúc nào không hay. Chúng ta vẫn luôn dạy trẻ con cách qua đường để biết quý trọng mạng sống, vậy thì tại sao không thẳng thắn dạy chúng những kiến thức về giới tính để chúng biết quý trọng chính bản thân và không gặp phải những “tai nạn” đáng tiếc trên đường đời?
Giáo dục giới tính là quá trình cung cấp cho trẻ những hiểu biết tổng thể về giới tính, sự khác biệt nam nữ và đời sống tình dục lành mạnh. Giáo dục giới tính đúng cách sẽ giúp trẻ có những kiến thức cần thiết khi bước vào đời, từ đó có trách nhiệm bảo vệ bảo vệ sức khỏe sinh sản cũng như bảo vệ, trân trọng chính bản thân mình.
Nhiều phụ huynh thường né tránh, cho rằng trẻ con chưa hiểu được những vấn đề nhạy cảm này nên việc giáo dục giới tính chẳng khác nào “vẽ đường cho hươu chạy”. Thực chất, thà vẽ đường cho hươu chạy đúng còn hơn bỏ mặc khiến chúng có cái nhìn lệch lạc và phải nhận lấy những hệ lụy đáng tiếc về sau.
Ngay từ khi còn nhỏ, trẻ đã có nhận thức và tò mò về thế giới xung quanh lẫn sự khác biệt giữa nam và nữ. Sự né tránh hay quát mắng từ người lớn càng khiến trẻ tò mò và tự mình tìm hiểu. Điều này rất dễ làm trẻ có những tư tưởng lệch lạc và bắt chước những nguồn tin không chính xác, nhất là khi các nội dung mang tính đồi trụy đang tràn lan trên Internet như hiện nay.
Trong đời sống ngày nay, tuổi dậy thì đang ngày càng đến sớm. Việc trang bị những kiến thức giới tính cần thiết sẽ giúp trẻ hiểu về sự thay đổi cơ thể qua từng giai đoạn, giúp chúng tránh khỏi cảm giác bỡ ngỡ, sợ hãi và hoang mang. Những bài học giới tính còn dạy cho trẻ biết tự bảo vệ mình, tránh khỏi sự xâm hại của kẻ xấu.
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã trở thành đất nước có tỷ lệ phá thai cao thứ ba trên thế giới. Nguyên nhân của hành động này chủ yếu xuất phát từ việc thiếu kiến thức cần thiết về giới tính và tình dục của trẻ. Giáo dục giới tính sẽ cung cấp cho trẻ tư duy về đời sống tình dục lành mạnh, đồng thời biết bảo vệ sức khỏe sinh sản và tránh xa các tệ nạn xã hội.
Việc thẳng thắn giáo dục giới tính còn đem lại cho trẻ thái độ sống tích cực. Rất nhiều trẻ em nghĩ rằng những vấn đề về tình dục hay giới tính là rất xấu xa và có thể làm chúng nhận lấy sự khinh thường, ghét bỏ. Tư tưởng đó đã trở thành một rào cản giữa trẻ với những người xung quanh, khiến chúng sợ hãi và không dám nói với người lớn trước sự trêu chọc hoặc hăm dọa của kẻ xấu.
Trẻ em từ 2 đến 5 tuổi đã có nhận thức và sự tò mò về thế giới. Lúc này phụ huynh nên dạy trẻ hiểu thế nào là sự riêng tư từ thân thể và vật dụng cá nhân. Ví dụ như khi tắm, phụ huynh có thể dạy trẻ gọi tên các bộ phận riêng tư và nói cho biết đây là nơi rất đặc biệt. Trẻ phải biết trân trọng mình và hiểu rằng không ai được phép tùy ý chạm vào cơ thể, đặc biệt là khu vực riêng tư của trẻ.
Phụ huynh không nên né tránh hay quát mắng khi trẻ có những câu hỏi liên quan đến tình dục hay giới tính. Hãy thẳng thắn chia sẻ kiến thức với trẻ. Ví dụ như khi trẻ hỏi con được sinh ra như thế nào, đừng né tránh và bảo trẻ được “nhặt ngoài bãi rác” hay được “sinh ra từ nách” như nhiều bà mẹ hay nói đùa. Bạn không cần giải thích trần trụi với trẻ mà có thể cho trẻ xem một đoạn phim về chú nòng nọc đi tìm trứng, từ đó em bé được hình thành, qua một thời gian em bé ấy đã ra đời và lớn lên.
Giáo dục giới tính nên được thực hiện càng sớm càng tốt, tuy nhiên cần sự kiên nhẫn và thấu hiểu từ người lớn. Phụ huynh không nên vội vã thúc ép trẻ khi trẻ vẫn chưa sẵn sàng tiếp nhận các kiến thức ấy, cũng đừng đem lại cảm giác tù túng căng thẳng cho trẻ.
Bên cạnh kiên nhẫn giảng giải cho trẻ, hãy khéo léo thu hẹp khoảng cách đôi bên bằng cách cho trẻ hiểu rằng bạn luôn tin tưởng và đứng về phía chúng khi có ai làm tổn thương chúng. Việc này sẽ giúp trẻ thẳng thắn nói với bố mẹ khi có người cưỡng ép và xâm hại, tránh khả năng giấu giếm do sợ sệt, hoang mang như nhiều trường hợp thương tâm khác.
Khi trẻ lớn hơn, khoảng 7-12 tuổi, hãy dạy chúng về sự thay đổi cơ thể khi dậy thì để chúng có thể chuẩn bị tinh thần đón nhận. Sau khi trẻ đã hiểu về sự khác biệt giữa nam và nữ, người lớn nên dạy chúng về đời sống tính dục an toàn, giúp trẻ có cái nhìn đánh giá những nội dung trên Internet là đúng hay sai, có thực tế và lành mạnh hay không.
13-18 tuổi là độ tuổi “nổi loạn” khi tâm sinh lý của trẻ có sự thay đổi rõ rệt. Lúc này, phụ huynh nên quan tâm đến các mối quan hệ của trẻ. Thay vì mắng chửi, cấm đoán, hãy trở thành những người bạn thực thụ để cùng trẻ chia sẻ thẳng thắn và tìm cách tháo gỡ khó khăn.
Ngày nay, những kiến thức về giới tính đã trở thành hành trang không thể thiếu trong quá trình lớn lên và trưởng thành của một đứa trẻ. Nếu thật sự yêu thương trẻ, hãy giúp trẻ trang bị những kiến thức cần thiết để làm chủ bản thân và vững bước vào đời.
CATHERINE