KHI NGƯỜI LẮNG NGHE NGƯỜI
KHI NGƯỜI LẮNG NGHE NGƯỜI
Lắng nghe là một việc tưởng chừng đơn giản mà lại khó làm vô cùng, nhất là khi ta rơi vào trạng thái bị công kích. Lắng nghe trở nên quá xa xỉ khi cả hai cái đầu đều đang nóng bừng, ai cũng như con ngựa mất cương lao vút vào nhau mà xâu xé, làm tổn thương đối thủ.
Chúng ta có thể lặng hàng giờ để lắng nghe một bản nhạc, một tiếng chim hót, tiếng nước chảy róc rách qua khe suối… dù rằng sự mến mộ những thứ ấy chỉ đến từ một phía của riêng mình. Nhưng rất nhiều lần ta không đủ kiên nhẫn để lắng nghe một người mình đang yêu thương và yêu thương mình.
Nguyên nhân dẫn đến một cuộc trò chuyện không có sự lắng nghe mà mọi người vẫn biết đó chính là cái tôi của người trong cuộc. Đôi khi nó lớn đến mức vượt khỏi sự kiểm soát và lấn áp trí tuệ cảm xúc.
Mỗi người chúng ta ra đời, lớn khôn trong những hoàn cảnh khác nhau, có thể là tương tự nhưng trải nghiệm và điều mình đối mặt hàng ngày không thể hoàn toàn giống với người kia. Do đó những tranh cãi là chuyện không sớm thì muộn, không thể tránh khỏi.
Và để tiết chế những tổn thương hai phía mang lại cho nhau, người ta thường chọn phương pháp gọi là nhẫn nhịn. Nhưng nhẫn nhịn sai cách thì vấn đề vẫn không được tháo gỡ, chỉ là một phía đơn phương nuốt hết ấm ức vào lòng để cho qua chuyện, mà không biết rằng những bất mãn đó vẫn đang tích tụ ngầm trong lòng.
Từ thời xa xôi, phụ nữ được dạy phải là người “bớt lửa” trong những cuộc cãi vã thế này, nhưng đó chỉ là những nhẫn nhịn mang tính ép buộc, nó không thể làm cho những ấm ức tan đi hay sự việc được giải quyết triệt để mà chỉ tạo sự thỏa mãn chiến thắng từ phía đàn ông chỉ vì câu mang tính áp đặt và lỗi thời “đàn bà xây tổ ấm”.
Đề ra một nguyên tắc chung và tuân thủ theo khi phát sinh mâu thuẫn sẽ là phương án tốt nhất. Ví dụ: khi một người đang tức giận, người còn lại sẽ đi khỏi nơi đó, chờ đợi cơn giận ấy trôi qua và cùng ngồi lại nói chuyện. Đây là một thỏa thuận nên được thực hiện trước khi những mâu thuẫn đầu tiên bắt đầu trong đời sống hôn nhân.
Những bức xúc đó phải được xử lý hoặc bằng cách nào đó tạm gác lại trước khi bước vào giấc ngủ tiếp theo. Vì chúng ta đều biết, giấc ngủ sẽ khiến năng lượng được phục hồi, chất lượng giấc ngủ sẽ ảnh hưởng đến tinh thần và cảm xúc. Do đó, những cơn giận không được giải toả sẽ gây tác động tiêu cực đến đầu óc chúng ta, làm giảm khả năng tư duy cảm xúc và kiềm chế cái tôi.
Và khi đang nói chuyện về vấn đề hiện tại, tuyệt đối không được nhắc về những sai lầm trong quá khứ. Vì chúng đã được giải quyết trước đó, không có lí do gì để khơi gợi lại và được dùng để phán xét mâu thuẫn hiện tại. Việc nhắc lại sai lầm cũ của đối phương là điều thiếu tôn trọng đến cố gắng sửa sai của họ.
Những thỏa thuận này cũng nên được đề khi từ lúc các cặp đôi yêu nhau. Và sự tranh cãi là điều khuyến khích giữa hai người vì chỉ qua tranh cãi, tất cả những gì thuộc về bản chất con người mới được bộc lộ. Và ngay từ thời điểm đó, hãy xác lập những giới hạn và thỏa thuận để những cơn nóng giận không cuốn lấy những yêu thương trôi xa mãi mãi.
Sự tranh cãi sẽ giúp mỗi người hiểu được đối phương nhiều hơn và xác định được rằng người ấy có phù hợp để đồng hành với mình cả đời hay không.
Họ có tuân thủ những nguyên tắc được đặt ra khi xảy ra tranh cãi hay không? Họ có thể lắng nghe và hạ cái tôi xuống để cùng giải quyết vấn đề thay vì cố gắng bảo vệ lý lẽ của riêng mình hay chưa? Và những vấn đề này có thể cùng nhau cải thiện hay không?
Đây cũng là bước để chuẩn bị cho một cuộc sống hôn nhân sau này hạn chế được những điều quá sốc về đối phương, vì mâu thuẫn giữa những người sống cùng nhau là không thể tránh khỏi.
Có rất nhiều cặp đôi rất ít cãi vã trong giai đoạn hẹn hò, nhưng những đôi như thế thường lại gặp nhiều trắc trở sau khi cưới. Bởi vì lúc đó họ sẽ bỡ ngỡ khi gặp phải các tình huống cãi nhau này. Sự tổn thương và sốc văn hóa sẽ khiến hai người rất dễ xa nhau.
Khi người lắng nghe người, mọi chuyện đều có thể dàn xếp được để giữ gìn hòa bình trong thế giới yêu thương của hai người. Cõi trú ẩn mang nhiều ý nghĩa của một gia đình sẽ vì thế mà bình yên và hạnh phúc hơn.
Đọc giả có thể gửi chia sẻ câu hỏi, nhu cần tham vấn hoặc câu chuyện của bạn đến chúng tôi qua email: info@ladiesofvietnam.net, Zalo: +848 9934 4478. Chân thành cảm ơn và hẹn gặp các bạn trong những chương trình sắp tới.
LẠC NHIÊN
Lắng nghe là một việc tưởng chừng đơn giản mà lại khó làm vô cùng, nhất là khi ta rơi vào trạng thái bị công kích. Lắng nghe trở nên quá xa xỉ khi cả hai cái đầu đều đang nóng bừng, ai cũng như con ngựa mất cương lao vút vào nhau mà xâu xé, làm tổn thương đối thủ.
Chúng ta có thể lặng hàng giờ để lắng nghe một bản nhạc, một tiếng chim hót, tiếng nước chảy róc rách qua khe suối… dù rằng sự mến mộ những thứ ấy chỉ đến từ một phía của riêng mình. Nhưng rất nhiều lần ta không đủ kiên nhẫn để lắng nghe một người mình đang yêu thương và yêu thương mình.
Nguyên nhân dẫn đến một cuộc trò chuyện không có sự lắng nghe mà mọi người vẫn biết đó chính là cái tôi của người trong cuộc. Đôi khi nó lớn đến mức vượt khỏi sự kiểm soát và lấn áp trí tuệ cảm xúc.
Mỗi người chúng ta ra đời, lớn khôn trong những hoàn cảnh khác nhau, có thể là tương tự nhưng trải nghiệm và điều mình đối mặt hàng ngày không thể hoàn toàn giống với người kia. Do đó những tranh cãi là chuyện không sớm thì muộn, không thể tránh khỏi.
Và để tiết chế những tổn thương hai phía mang lại cho nhau, người ta thường chọn phương pháp gọi là nhẫn nhịn. Nhưng nhẫn nhịn sai cách thì vấn đề vẫn không được tháo gỡ, chỉ là một phía đơn phương nuốt hết ấm ức vào lòng để cho qua chuyện, mà không biết rằng những bất mãn đó vẫn đang tích tụ ngầm trong lòng.
Từ thời xa xôi, phụ nữ được dạy phải là người “bớt lửa” trong những cuộc cãi vã thế này, nhưng đó chỉ là những nhẫn nhịn mang tính ép buộc, nó không thể làm cho những ấm ức tan đi hay sự việc được giải quyết triệt để mà chỉ tạo sự thỏa mãn chiến thắng từ phía đàn ông chỉ vì câu mang tính áp đặt và lỗi thời “đàn bà xây tổ ấm”.
Đề ra một nguyên tắc chung và tuân thủ theo khi phát sinh mâu thuẫn sẽ là phương án tốt nhất. Ví dụ: khi một người đang tức giận, người còn lại sẽ đi khỏi nơi đó, chờ đợi cơn giận ấy trôi qua và cùng ngồi lại nói chuyện. Đây là một thỏa thuận nên được thực hiện trước khi những mâu thuẫn đầu tiên bắt đầu trong đời sống hôn nhân.
Những bức xúc đó phải được xử lý hoặc bằng cách nào đó tạm gác lại trước khi bước vào giấc ngủ tiếp theo. Vì chúng ta đều biết, giấc ngủ sẽ khiến năng lượng được phục hồi, chất lượng giấc ngủ sẽ ảnh hưởng đến tinh thần và cảm xúc. Do đó, những cơn giận không được giải toả sẽ gây tác động tiêu cực đến đầu óc chúng ta, làm giảm khả năng tư duy cảm xúc và kiềm chế cái tôi.
Và khi đang nói chuyện về vấn đề hiện tại, tuyệt đối không được nhắc về những sai lầm trong quá khứ. Vì chúng đã được giải quyết trước đó, không có lí do gì để khơi gợi lại và được dùng để phán xét mâu thuẫn hiện tại. Việc nhắc lại sai lầm cũ của đối phương là điều thiếu tôn trọng đến cố gắng sửa sai của họ.
Những thỏa thuận này cũng nên được đề khi từ lúc các cặp đôi yêu nhau. Và sự tranh cãi là điều khuyến khích giữa hai người vì chỉ qua tranh cãi, tất cả những gì thuộc về bản chất con người mới được bộc lộ. Và ngay từ thời điểm đó, hãy xác lập những giới hạn và thỏa thuận để những cơn nóng giận không cuốn lấy những yêu thương trôi xa mãi mãi.
Sự tranh cãi sẽ giúp mỗi người hiểu được đối phương nhiều hơn và xác định được rằng người ấy có phù hợp để đồng hành với mình cả đời hay không.
Họ có tuân thủ những nguyên tắc được đặt ra khi xảy ra tranh cãi hay không? Họ có thể lắng nghe và hạ cái tôi xuống để cùng giải quyết vấn đề thay vì cố gắng bảo vệ lý lẽ của riêng mình hay chưa? Và những vấn đề này có thể cùng nhau cải thiện hay không?
Đây cũng là bước để chuẩn bị cho một cuộc sống hôn nhân sau này hạn chế được những điều quá sốc về đối phương, vì mâu thuẫn giữa những người sống cùng nhau là không thể tránh khỏi.
Có rất nhiều cặp đôi rất ít cãi vã trong giai đoạn hẹn hò, nhưng những đôi như thế thường lại gặp nhiều trắc trở sau khi cưới. Bởi vì lúc đó họ sẽ bỡ ngỡ khi gặp phải các tình huống cãi nhau này. Sự tổn thương và sốc văn hóa sẽ khiến hai người rất dễ xa nhau.
Khi người lắng nghe người, mọi chuyện đều có thể dàn xếp được để giữ gìn hòa bình trong thế giới yêu thương của hai người. Cõi trú ẩn mang nhiều ý nghĩa của một gia đình sẽ vì thế mà bình yên và hạnh phúc hơn.
Đọc giả có thể gửi chia sẻ câu hỏi, nhu cần tham vấn hoặc câu chuyện của bạn đến chúng tôi qua email: info@ladiesofvietnam.net, Zalo: +848 9934 4478. Chân thành cảm ơn và hẹn gặp các bạn trong những chương trình sắp tới.
LẠC NHIÊN