HÔN NHÂN CÓ CẦN TIỀN

HÔN NHÂN CÓ CẦN TIỀN

 

Có một câu trên mạng mà tôi rất thích thế này: “Khi hai người yêu nhau, nói về tiền bạc không làm tổn hại tình cảm. Điều thực sự làm tổn thương tình cảm là không nói chuyện tiền hoặc chỉ nói chuyện tiền”. Tiền không thể mua được tình yêu, nhưng khi yêu lại không thể không có tiền.

Hãy thử tưởng tượng thế này.

Bạn là một cô gái đang ở độ tuổi nở rộ của cuộc đời. Bạn bước lên xe hoa với dáng vẻ xinh đẹp nhất, nụ cười rạng rỡ và hạnh phúc nhất, bởi người đang sánh vai với bạn trong lễ đường là chàng trai mà bạn đem lòng yêu thương. Tuy bây giờ bạn và anh không có gì trong tay, nhưng bạn tin rằng chỉ cần yêu thương nhau, bạn nhất định sẽ cùng anh xây dựng mọi thứ từ đầu. Tương lai mà bạn vẽ ra thật đẹp đẽ, lãng mạn biết bao.

Tiệc cưới linh đình kết thúc trong sự chúc phúc của người thân, bạn bè và họ hàng. Bạn bắt đầu lao vào kiếm tiền, trước mắt là để trả tiền trọ, ăn mặc, chi tiêu hàng tháng, xa hơn là để mua nhà, mua xe, xây dựng cuộc sống tốt hơn cho cả hai. Mỗi ngày bạn đều đầu tắt mặt tối làm việc. Một hộp cơm vài chục nghìn cũng khiến bạn cảm thấy xót ruột bởi bạn luôn dè sẻn để sống qua ngày.

Rồi sau đó, bạn và chồng mình đón đứa con đầu tiên chào đời. Tiền mua sữa, bỉm, quần áo, đồ chơi cho con khiến đôi vai vốn đang gồng gánh của bạn càng thêm nặng hơn. Vài năm sau, con của bạn lớn hơn. Tiền gửi nhà trẻ, chi phí học thêm lại khiến bạn đi từ mối lo toan này đến mối lo toan khác. 

Miệng ăn núi lở, bạn thấm thía rằng chỉ dành dụm, chắt chiu là không đủ. Mà chồng bạn, người mà bạn từng vẽ ra viễn cảnh “một túp lều tranh, hai trái tim vàng” lại là một kẻ lười biếng, không nỗ lực làm việc. Bạn trách anh vô dụng, anh chê bạn lắm điều. Bạn chán nản và trách móc, anh tự ái và quát rằng bạn thực dụng, khả năng của anh chỉ có chừng đó.

Cứ thế, cãi vã nổ ra. Hôn nhân chỉ dựa vào tình yêu, nghe qua thật đẹp đẽ và thanh cao biết mấy. Nhưng những thiếu thốn, quẫn bách hàng ngày cứ như giọt nước chảy tích tụ, chờ ngày tràn ly. Kinh tế khó khăn rất dễ khiến con người so sánh tình thế của bản thân với người khác, cảm thấy không cam tâm, tự trách chính mình, rồi tuyệt vọng vào tương lai và người còn lại. Sẽ có lúc, cả hai không thể chịu nổi nữa, theo bản năng đổ hết lỗi lên đầu đối phương và muốn vượt thoát. Đã cùng đi đến được bước này, nhưng lại vì gánh nặng cơm áo gạo tiền thường nhật mà rời xa nhau.

Trong “Cảnh Đức Truyền đăng lục”, có một câu “Họa bỉnh bất khả sung cơ”, tức bánh vẽ không làm nguôi cơn đói. Tình yêu, những lời ngọt bùi, thề non hẹn biển đứng trước hiện thực bất lực của cuộc sống cũng như chiếc bánh vẽ nằm trên đất, không thể đáp ứng nhu cầu sống cơ bản của con người. 

Những nhu cầu vụn vặt, lo toan thường nhật là một khía cạnh khác của hôn nhân ngoài những mật ngọt yêu đương. Không có tiền thì cuộc sống gia đình đơn giản nhất cũng khó được êm ấm, tựa như chiếc bánh vẽ không thể lấp đầy bụng, tựa như ngôi nhà không có nền móng, dễ dàng sụp đổ trước mưa giông bão táp.

Giữa muôn vàn lo toan này, nếu chỉ có một người cố gắng thì người đó sẽ dần nảy sinh tâm lý bất mãn, chán chường. Những cảm xúc tiêu cực ấy như một cái gai, len lỏi vào tâm trí từng ngày, khiến họ muốn từ bỏ và hy vọng về một cuộc đời khác tốt hơn. Giống như lý luận của nhà kinh tế học Triết Diệu Phong trong chương trình “I Can I BB” của truyền hình Đại Lục: “Hôn nhân giống như việc hợp tác trong kinh doanh. Hai người có vị trí ngang hàng, cùng chịu trách nhiệm và san sẻ lo toan”.

Bước vào hôn nhân cũng chính là cùng nắm tay nhau bước lên một chiếc thuyền, mỗi người nắm giữ mái chèo ở một đầu thuyền. Dù là cảm xúc, sự hy sinh, vốn liếng, năng lực tài chính cũng đều đòi hỏi sự cân bằng. Một khi chỉ có một người bỏ ra, chiếc thuyền sẽ mất cân bằng và chìm xuống nước. Chỉ khi cả hai cùng hợp sức, phối hợp nhịp nhàng với nhau thì chiếc thuyền mới vững vàng.

Năng lực tài chính ở đây không phải là bạn và người ấy có bao nhiêu của cải trong tay. Mà là năng lực cả hai cùng kiếm tiền, vun vén cho gia đình như thế nào. Nhiều người cho rằng nói về tiền bạc khi yêu là thực dụng, tầm thường, thậm chí làm vấy bẩn tình yêu của mình. Nhưng tiền bạc lại là thứ giúp cả hai gắn kết, không vì gánh nặng cơm áo mà buông tay nhau. Nói một khác, tình yêu chính là động lực để tạo ra vật chất. Còn vật chất là điều kiện cam kết để tình yêu được vững bền.

Bố mẹ tôi vẫn thường luôn khuyên rằng, thứ nhất, có kết hôn cũng phải tìm một người có chí tiến thủ. Đó không cần là một người giàu có, nhưng phải là một người biết vươn lên và nỗ lực cho tương lai. Thứ hai, hãy chờ đến khi cuộc sống ổn định, bản thân đã hoàn toàn sẵn sàng và đủ khả năng quán xuyến cuộc sống hậu hôn nhân rồi hẵng kết hôn.

Bố mẹ tôi là những người đã sống hơn nửa cuộc đời. Họ đã vượt qua những mơ mộng phù phiếm về yêu đương. Họ hiểu rõ tầm quan trọng của tiền bạc cũng như nỗi niềm lo toan từ những điều vụn vặt cỏn con trong gia đình như củi gạo dầu muối. Họ muốn đảm bảo cuộc sống tương lai cho tôi, không mong con gái họ phải vì thiếu hụt tài chính mà chịu khổ rồi chấp nhận cả đời dang dở.

“Vợ chồng bần tiện. Trăm sự bi thương”. Chúng ta không dùng tiền để đo lường cảm xúc, nhưng cần đảm bảo vấn đề tài chính để duy trì cuộc hôn nhân của mình. Có tình yêu rồi, hãy đảm bảo mình có đủ vốn liếng để nuôi dưỡng tình yêu ấy, đừng để nó kiệt sức rồi chết dần chết mòn trước hiện thực nghiệt ngã.

Đọc giả có thể gửi chia sẻ câu hỏi, nhu cần tham vấn hoặc câu chuyện của bạn đến chúng tôi qua email: info@ladiesofvietnam.net, Zalo: +848 9934 4478. Chân thành cảm ơn và hẹn gặp các bạn trong những chương trình sắp tới.

 CATHERINE

Có một câu trên mạng mà tôi rất thích thế này: “Khi hai người yêu nhau, nói về tiền bạc không làm tổn hại tình cảm. Điều thực sự làm tổn thương tình cảm là không nói chuyện tiền hoặc chỉ nói chuyện tiền”. Tiền không thể mua được tình yêu, nhưng khi yêu lại không thể không có tiền.

Hãy thử tưởng tượng thế này.

Bạn là một cô gái đang ở độ tuổi nở rộ của cuộc đời. Bạn bước lên xe hoa với dáng vẻ xinh đẹp nhất, nụ cười rạng rỡ và hạnh phúc nhất, bởi người đang sánh vai với bạn trong lễ đường là chàng trai mà bạn đem lòng yêu thương. Tuy bây giờ bạn và anh không có gì trong tay, nhưng bạn tin rằng chỉ cần yêu thương nhau, bạn nhất định sẽ cùng anh xây dựng mọi thứ từ đầu. Tương lai mà bạn vẽ ra thật đẹp đẽ, lãng mạn biết bao.

Tiệc cưới linh đình kết thúc trong sự chúc phúc của người thân, bạn bè và họ hàng. Bạn bắt đầu lao vào kiếm tiền, trước mắt là để trả tiền trọ, ăn mặc, chi tiêu hàng tháng, xa hơn là để mua nhà, mua xe, xây dựng cuộc sống tốt hơn cho cả hai. Mỗi ngày bạn đều đầu tắt mặt tối làm việc. Một hộp cơm vài chục nghìn cũng khiến bạn cảm thấy xót ruột bởi bạn luôn dè sẻn để sống qua ngày.

Rồi sau đó, bạn và chồng mình đón đứa con đầu tiên chào đời. Tiền mua sữa, bỉm, quần áo, đồ chơi cho con khiến đôi vai vốn đang gồng gánh của bạn càng thêm nặng hơn. Vài năm sau, con của bạn lớn hơn. Tiền gửi nhà trẻ, chi phí học thêm lại khiến bạn đi từ mối lo toan này đến mối lo toan khác. 

Miệng ăn núi lở, bạn thấm thía rằng chỉ dành dụm, chắt chiu là không đủ. Mà chồng bạn, người mà bạn từng vẽ ra viễn cảnh “một túp lều tranh, hai trái tim vàng” lại là một kẻ lười biếng, không nỗ lực làm việc. Bạn trách anh vô dụng, anh chê bạn lắm điều. Bạn chán nản và trách móc, anh tự ái và quát rằng bạn thực dụng, khả năng của anh chỉ có chừng đó.

Cứ thế, cãi vã nổ ra. Hôn nhân chỉ dựa vào tình yêu, nghe qua thật đẹp đẽ và thanh cao biết mấy. Nhưng những thiếu thốn, quẫn bách hàng ngày cứ như giọt nước chảy tích tụ, chờ ngày tràn ly. Kinh tế khó khăn rất dễ khiến con người so sánh tình thế của bản thân với người khác, cảm thấy không cam tâm, tự trách chính mình, rồi tuyệt vọng vào tương lai và người còn lại. Sẽ có lúc, cả hai không thể chịu nổi nữa, theo bản năng đổ hết lỗi lên đầu đối phương và muốn vượt thoát. Đã cùng đi đến được bước này, nhưng lại vì gánh nặng cơm áo gạo tiền thường nhật mà rời xa nhau.

Trong “Cảnh Đức Truyền đăng lục”, có một câu “Họa bỉnh bất khả sung cơ”, tức bánh vẽ không làm nguôi cơn đói. Tình yêu, những lời ngọt bùi, thề non hẹn biển đứng trước hiện thực bất lực của cuộc sống cũng như chiếc bánh vẽ nằm trên đất, không thể đáp ứng nhu cầu sống cơ bản của con người. 

Những nhu cầu vụn vặt, lo toan thường nhật là một khía cạnh khác của hôn nhân ngoài những mật ngọt yêu đương. Không có tiền thì cuộc sống gia đình đơn giản nhất cũng khó được êm ấm, tựa như chiếc bánh vẽ không thể lấp đầy bụng, tựa như ngôi nhà không có nền móng, dễ dàng sụp đổ trước mưa giông bão táp.

Giữa muôn vàn lo toan này, nếu chỉ có một người cố gắng thì người đó sẽ dần nảy sinh tâm lý bất mãn, chán chường. Những cảm xúc tiêu cực ấy như một cái gai, len lỏi vào tâm trí từng ngày, khiến họ muốn từ bỏ và hy vọng về một cuộc đời khác tốt hơn. Giống như lý luận của nhà kinh tế học Triết Diệu Phong trong chương trình “I Can I BB” của truyền hình Đại Lục: “Hôn nhân giống như việc hợp tác trong kinh doanh. Hai người có vị trí ngang hàng, cùng chịu trách nhiệm và san sẻ lo toan”.

Bước vào hôn nhân cũng chính là cùng nắm tay nhau bước lên một chiếc thuyền, mỗi người nắm giữ mái chèo ở một đầu thuyền. Dù là cảm xúc, sự hy sinh, vốn liếng, năng lực tài chính cũng đều đòi hỏi sự cân bằng. Một khi chỉ có một người bỏ ra, chiếc thuyền sẽ mất cân bằng và chìm xuống nước. Chỉ khi cả hai cùng hợp sức, phối hợp nhịp nhàng với nhau thì chiếc thuyền mới vững vàng.

Năng lực tài chính ở đây không phải là bạn và người ấy có bao nhiêu của cải trong tay. Mà là năng lực cả hai cùng kiếm tiền, vun vén cho gia đình như thế nào. Nhiều người cho rằng nói về tiền bạc khi yêu là thực dụng, tầm thường, thậm chí làm vấy bẩn tình yêu của mình. Nhưng tiền bạc lại là thứ giúp cả hai gắn kết, không vì gánh nặng cơm áo mà buông tay nhau. Nói một khác, tình yêu chính là động lực để tạo ra vật chất. Còn vật chất là điều kiện cam kết để tình yêu được vững bền.

Bố mẹ tôi vẫn thường luôn khuyên rằng, thứ nhất, có kết hôn cũng phải tìm một người có chí tiến thủ. Đó không cần là một người giàu có, nhưng phải là một người biết vươn lên và nỗ lực cho tương lai. Thứ hai, hãy chờ đến khi cuộc sống ổn định, bản thân đã hoàn toàn sẵn sàng và đủ khả năng quán xuyến cuộc sống hậu hôn nhân rồi hẵng kết hôn.

Bố mẹ tôi là những người đã sống hơn nửa cuộc đời. Họ đã vượt qua những mơ mộng phù phiếm về yêu đương. Họ hiểu rõ tầm quan trọng của tiền bạc cũng như nỗi niềm lo toan từ những điều vụn vặt cỏn con trong gia đình như củi gạo dầu muối. Họ muốn đảm bảo cuộc sống tương lai cho tôi, không mong con gái họ phải vì thiếu hụt tài chính mà chịu khổ rồi chấp nhận cả đời dang dở.

“Vợ chồng bần tiện. Trăm sự bi thương”. Chúng ta không dùng tiền để đo lường cảm xúc, nhưng cần đảm bảo vấn đề tài chính để duy trì cuộc hôn nhân của mình. Có tình yêu rồi, hãy đảm bảo mình có đủ vốn liếng để nuôi dưỡng tình yêu ấy, đừng để nó kiệt sức rồi chết dần chết mòn trước hiện thực nghiệt ngã.

Đọc giả có thể gửi chia sẻ câu hỏi, nhu cần tham vấn hoặc câu chuyện của bạn đến chúng tôi qua email: info@ladiesofvietnam.net, Zalo: +848 9934 4478. Chân thành cảm ơn và hẹn gặp các bạn trong những chương trình sắp tới.

CATHERINE

SANG CHẤN VÀ NỖI ĐAU LIÊN THẾ HỆ

Sang chấn và nỗi đau liên thế hệ là những hiện tượng tâm lý tinh vi, âm ỉ và vô hình, nhưng lại có sức ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống của nhiều cá nhân và cộng đồng. Dưới góc nhìn của khoa học thần kinh, sang chấn tâm lý không đơn thuần chỉ là phản ứng nhất thời...

GIẢM HAM MUỐN TÌNH DỤC Ở PHỤ NỮ

Giảm ham muốn tình dục ở phụ nữ là một trong những rối loạn chức năng tình dục phổ biến và được ghi nhận rõ rệt nhất, đặc biệt ở phụ nữ trung niên. Theo thống kê, có đến 40% phụ nữ và 30% nam giới mắc ít nhất một dạng rối loạn chức năng tình dục trong đời, trong đó...

NGOẠI TÌNH VÀ RỐI LOẠN CHỨC NĂNG TÌNH DỤC Ở PHỤ NỮ

Ngoại tình không chỉ là một hành vi phản bội trong mối quan hệ mà còn là một nguyên nhân sâu xa góp phần gây ra rối loạn chức năng tình dục ở phụ nữ. Khi một người phụ nữ trải qua hoặc phát hiện sự phản bội, cảm giác mất niềm tin, tổn thương lòng tự trọng và sự xấu hổ...

XU HƯỚNG YÊU TRONG LO ÂU

  Nỗi sợ bị tách biệt bắt nguồn từ những trải nghiệm đầu đời, khi đứa trẻ lớn lên trong sự thiếu nhất quán từ người chăm sóc chính. Nếu người mẹ hoặc cha gặp khó khăn về tâm lý, trầm cảm, hoặc những sự kiện bất ngờ trong thai kỳ và quá trình sinh nở, đứa trẻ sẽ...

RANH GIỚI TRONG NHỮNG MỐI QUAN HỆ

  Thiết lập ranh giới trong các mối quan hệ là cách tuyệt vời để các mối quan hệ phát triển lành mạnh. Nhiều người cảm thấy việc này không cần thiết với niềm tin rằng nếu ai đó yêu thương họ, người đó nên biết kỳ vọng của họ là gì và ranh giới của họ là gì. Điều...

SANG CHẤN VÀ NỖI ĐAU LIÊN THẾ HỆ

Sang chấn và nỗi đau liên thế hệ là những hiện tượng tâm lý tinh vi, âm ỉ và vô hình, nhưng lại có sức ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống của nhiều cá nhân và cộng đồng. Dưới góc nhìn của khoa học thần kinh, sang chấn tâm lý không đơn thuần chỉ là phản ứng nhất thời...

KHI MẸ THÙ GHÉT CON GÁI MÌNH

  Khi mẹ thù ghét con gái mình – một hiện tượng tưởng chừng phi lý, nhưng lại tồn tại âm thầm trong nhiều gia đình, nơi tình mẫu tử lẽ ra phải là điểm tựa yêu thương lại trở thành nơi khởi nguồn của tổn thương. Mối quan hệ rạn nứt ấy không đơn thuần là xung đột...

EMDR – HÀNH TRÌNH CHỮA LÀNH SAU SANG CHẤN

Đối với những người từng trải qua xâm hại tình dục, đặc biệt là cưỡng hiếp, ký ức không chỉ tồn tại trong tâm trí như một đoạn phim kinh hoàng, mà còn khắc sâu vào cơ thể như một phản xạ sinh tồn. Họ không đơn giản chỉ là “nạn nhân” – họ là những con người đang vật...

NHỮNG LINH HỒN KHÔNG THUỘC VỀ AI

  Có những người đàn bà sinh ra đã mang trong mình một thế giới riêng, không thuộc về bất kỳ ai. Họ là những tâm hồn tự do, đầy tham vọng, quyết liệt và dữ dội. Nhưng cũng chính trong sự mãnh liệt ấy, họ ẩn giấu sự mong manh, dịu dàng mà không phải ai cũng nhận...

NHỮNG ĐỨA TRẺ MANG GÁNH NỢ VÔ HÌNH

Trong những mái ấm tưởng như an toàn, đôi khi lại tồn tại những đứa trẻ lớn lên cùng với nỗi đau âm thầm – nỗi đau của việc bị bạo hành, bị ngược đãi bởi chính những người đáng lẽ ra phải yêu thương và bảo vệ chúng nhất. Đối với những đứa trẻ ấy, tổn thương không chỉ...