HỌC YÊU BẢN THÂN
HỌC YÊU BẢN THÂN
Nếu bạn lúc nào cũng chán ghét bản thân và đang sống một cách bất cần, thì có lẽ bạn thật sự cần “làm việc” với chính mình một chút trước khi trao tình cảm cho một ai đó khác. Nhưng phải yêu chính mình thật trọn vẹn rồi hẵng yêu người khác là một lời khuyên không đúng. Đây thường là tuyên ngôn của những người đã đọc quá nhiều sách self-help, và nó có thể biến thành bức tường để ta luôn trốn tránh cùng với nỗi sợ hãi, không dám mở lòng yêu một ai đó.
Yêu bản thân vốn dĩ không phải là một chứng chỉ hay một đích đến mà là một quá trình lâu dài. Đó không phải một bài học. Đó là tâm thế.
Giống như mọi mối quan hệ khác, mối quan hệ giữa bạn và chính mình cũng có những thăng trầm khác biệt và cần được vun đắp mỗi ngày. Khi bản thân bạn, hoàn cảnh bạn sống và những người xung quanh bạn thay đổi, mối quan hệ này cũng sẽ thay đổi theo.
Thế nên, dù bạn đã chăm chút cho thế giới nội tâm của mình đến đâu, hay bạn đã đạt được bao nhiêu thành công trong cuộc sống, vẫn sẽ có những ngày bạn không yêu bản thân cho lắm, vì rất nhiều yếu tố khác nhau. Bạn có thể tử tế với bản thân hơn, hoặc cố gắng để không ghét chính mình, nhưng những nốt trầm của cảm xúc đều có cách quay trở lại – khi mà tất cả chúng ta đều sống cùng những góc khuất tâm hồn ở một mức độ nhất định. Những góc khuất đó chất chứa những câu chuyện riêng, ghi hằn trong lòng chúng ta sự giày vò cùng những niềm tin đã đổ vỡ. Làm gì có ai đi được đến tuổi trưởng thành mà chưa từng chịu một chút thương tổn nào.
“Tuyên ngôn” ấy khiến chúng ta sợ hãi và thay vì xây một cây cầu dẫn lối, ta lại dựng nên thành lũy vây quanh mình
Vậy nên mấu chốt không nằm ở việc bạn đã yêu bản thân hay chưa. Đừng để điều này trở thành áp lực đè nặng trong tâm trí, nhất là khi bạn đủ điều kiện để yêu một ai đó. Hãy xem yêu bản thân là những việc quan tâm, chăm chút cho chính mình mà bạn cần làm trong từng ngày của cuộc sống. Chúng sẽ nằm ở từng lựa chọn hàng ngày của bạn, từ món bạn ăn đến người bạn quyết định yêu và ở cạnh bên. Yêu bản thân thật ra là một chuỗi hành động thực tế và cần được thực hiện xuyên suốt, cho đến tận lúc ta nhắm mắt xuôi tay. Nó không nên được xem như một mức vạch để đo lường giá trị của mỗi người trước khi bước vào một mối quan hệ.
Bắt đầu một mối quan hệ không đòi hỏi ta phải là một dạng người nhất định hay đã có thành tựu nhất định trong cuộc sống.
Điều thật sự đáng để đầu tư cho một mối quan hệ chính là tập “thích” chính mình. Khi việc “thích” bản thân đạt được đến một mức độ nào đó, bạn sẽ dễ dàng “yêu” toàn bộ con người mình hơn. Bạn không còn là một người dễ nhượng bộ. Bạn không còn nhẫn nhịn chịu đựng trước một số hành động mà bạn không thích của người khác. Bạn không còn mải miết tìm kiếm sự chấp thuận. Những mối quan hệ với bạn bè không còn đi lệch hướng. Những lỗ hổng cần được lấp đầy bên trong sẽ dần được lấp đầy. Bạn dần bao dung và dễ dàng tha thứ cho chính mình hơn. Bạn tin rằng mình xứng đáng nhận được nhiều hơn, tốt hơn, khác biệt hơn. Cuối cùng, bạn ngừng thất hứa với chính mình. Và mối quan hệ của bạn với trái tim bạn, linh hồn bạn sẽ được cải thiện.
Chúng ta yêu bản thân thông qua những người khác.
Chúng ta học yêu thương bản thân thông qua người khác và các mối quan hệ mà ta có với họ. Con người vốn được tạo hóa nhào nặn với khả năng học hỏi, phát triển và yêu thương thông qua những người xung quanh. Chúng ta là những sinh vật bộ lạc, chứ không phải sinh ra để sống một mình.
Dĩ nhiên sẽ có những lúc, bạn muốn đơn độc đảm nhiệm những thử thách trong cuộc sống, đặc biệt là sau một mối quan hệ đổ vỡ, và bạn cần thực hiện hành trình tìm lại những mảnh vỡ của linh hồn mình. Nhưng nó chỉ mang tính tạm thời, không phải một lối sống. Đến cuối cùng, rồi trái tim bạn lại một lần nữa rung động. Khi ấy, bạn sẽ đặt toàn bộ kinh nghiệm mình có về bản thân, về tình yêu và thế giới vào mối quan hệ này.
Nếu đây là một mối quan hệ lành mạnh, nó sẽ tạo ra không gian để bạn yêu thương chính mình hơn, kể cả khi bạn không nhận thức được điều đó. Tất cả nhờ vào sự diệu kỳ của cảm giác được chìm đắm trong tình yêu mà người khác dành cho bạn. Tình yêu người đó đem lại rồi sẽ ẩn chứa động lực còn lớn lao hơn tình yêu bạn dành cho chính mình. Bởi yêu người khác luôn là một chuyện dễ dàng hơn, dù chúng ta đã chăm chút kỹ lưỡng cho trái tim mình đến đâu. Có rất nhiều minh chứng thực tế cho điều này. Chẳng hạn như tình yêu của bậc sinh thành dành cho con cái. Hay tình yêu mà ta hướng đến vợ chồng, anh chị em, bạn bè của mình. Chúng ta sẵn sàng bỏ ra rất nhiều thứ cho họ – hơn là cho chính ta, nhưng đó đâu có nghĩa là chúng ta không yêu thương bản thân ta. Nó chỉ có nghĩa rằng chúng ta là con người, và nó cũng là thứ khiến mỗi người nắm giữ được sức mạnh diệu kỳ.
Khi được nhận lại tình cảm chân thành và lành mạnh, khi có người cho ta biết rằng ta là một người giá trị và xứng đáng được yêu thương mà không với bất kì điều kiện hay sự phán xét nào, chúng ta sẽ dần có khả năng đối xử với chính mình theo cách thức tương tự.
Mặt khác, khi bị ràng buộc bởi những mối quan hệ độc hại và không lành mạnh – khi chúng ta bị kiểm soát và không được phép là chính mình, chúng ta sẽ tự chĩa nòng súng hà khắc về phía bản thân từ lúc nào không hay.
Tóm lại, chúng ta vốn không cần phải yêu bản thân để có đủ khả năng yêu người khác. Có điều, hãy thích chính mình một chút, bởi chỉ khi chúng ta thích chính mình, chúng ta mới có những lựa chọn đúng đắn và từ đó tạo ra một không gian để thúc đẩy tình yêu cho toàn bộ con người chúng ta.
- Bạn sẽ dễ dàng “yêu” toàn bộ con người mình hơn.
- Bạn không còn là một người dễ nhượng bộ.
- Bạn không còn nhẫn nhịn chịu đựng trước một số hành động mà bạn không thích của người khác.
- Bạn không còn mải miết tìm kiếm sự chấp thuận.
- Những mối quan hệ với bạn bè không còn đi lệch hướng.
- Những lỗ hổng cần được lấp đầy bên trong sẽ dần được lấp đầy.
- Bạn dần bao dung và dễ dàng tha thứ cho chính mình hơn.
- Bạn tin rằng mình xứng đáng nhận được nhiều hơn, tốt hơn, khác biệt hơn.
- Cuối cùng, bạn ngừng thất hứa với chính mình. Và mối quan hệ của bạn với trái tim bạn, linh hồn bạn sẽ được cải thiện.
CATHERINE
Nếu bạn lúc nào cũng chán ghét bản thân và đang sống một cách bất cần, thì có lẽ bạn thật sự cần “làm việc” với chính mình một chút trước khi trao tình cảm cho một ai đó khác. Nhưng phải yêu chính mình thật trọn vẹn rồi hẵng yêu người khác là một lời khuyên không đúng. Đây thường là tuyên ngôn của những người đã đọc quá nhiều sách self-help, và nó có thể biến thành bức tường để ta luôn trốn tránh cùng với nỗi sợ hãi, không dám mở lòng yêu một ai đó.
Yêu bản thân vốn dĩ không phải là một chứng chỉ hay một đích đến mà là một quá trình lâu dài. Đó không phải một bài học. Đó là tâm thế.
Giống như mọi mối quan hệ khác, mối quan hệ giữa bạn và chính mình cũng có những thăng trầm khác biệt và cần được vun đắp mỗi ngày. Khi bản thân bạn, hoàn cảnh bạn sống và những người xung quanh bạn thay đổi, mối quan hệ này cũng sẽ thay đổi theo.
Thế nên, dù bạn đã chăm chút cho thế giới nội tâm của mình đến đâu, hay bạn đã đạt được bao nhiêu thành công trong cuộc sống, vẫn sẽ có những ngày bạn không yêu bản thân cho lắm, vì rất nhiều yếu tố khác nhau. Bạn có thể tử tế với bản thân hơn, hoặc cố gắng để không ghét chính mình, nhưng những nốt trầm của cảm xúc đều có cách quay trở lại – khi mà tất cả chúng ta đều sống cùng những góc khuất tâm hồn ở một mức độ nhất định. Những góc khuất đó chất chứa những câu chuyện riêng, ghi hằn trong lòng chúng ta sự giày vò cùng những niềm tin đã đổ vỡ. Làm gì có ai đi được đến tuổi trưởng thành mà chưa từng chịu một chút thương tổn nào.
“Tuyên ngôn” ấy khiến chúng ta sợ hãi và thay vì xây một cây cầu dẫn lối, ta lại dựng nên thành lũy vây quanh mình
Vậy nên mấu chốt không nằm ở việc bạn đã yêu bản thân hay chưa. Đừng để điều này trở thành áp lực đè nặng trong tâm trí, nhất là khi bạn đủ điều kiện để yêu một ai đó. Hãy xem yêu bản thân là những việc quan tâm, chăm chút cho chính mình mà bạn cần làm trong từng ngày của cuộc sống. Chúng sẽ nằm ở từng lựa chọn hàng ngày của bạn, từ món bạn ăn đến người bạn quyết định yêu và ở cạnh bên. Yêu bản thân thật ra là một chuỗi hành động thực tế và cần được thực hiện xuyên suốt, cho đến tận lúc ta nhắm mắt xuôi tay. Nó không nên được xem như một mức vạch để đo lường giá trị của mỗi người trước khi bước vào một mối quan hệ.
Bắt đầu một mối quan hệ không đòi hỏi ta phải là một dạng người nhất định hay đã có thành tựu nhất định trong cuộc sống.
Điều thật sự đáng để đầu tư cho một mối quan hệ chính là tập “thích” chính mình. Khi việc “thích” bản thân đạt được đến một mức độ nào đó, bạn sẽ dễ dàng “yêu” toàn bộ con người mình hơn. Bạn không còn là một người dễ nhượng bộ. Bạn không còn nhẫn nhịn chịu đựng trước một số hành động mà bạn không thích của người khác. Bạn không còn mải miết tìm kiếm sự chấp thuận. Những mối quan hệ với bạn bè không còn đi lệch hướng. Những lỗ hổng cần được lấp đầy bên trong sẽ dần được lấp đầy. Bạn dần bao dung và dễ dàng tha thứ cho chính mình hơn. Bạn tin rằng mình xứng đáng nhận được nhiều hơn, tốt hơn, khác biệt hơn. Cuối cùng, bạn ngừng thất hứa với chính mình. Và mối quan hệ của bạn với trái tim bạn, linh hồn bạn sẽ được cải thiện.
Chúng ta yêu bản thân thông qua những người khác.
Chúng ta học yêu thương bản thân thông qua người khác và các mối quan hệ mà ta có với họ. Con người vốn được tạo hóa nhào nặn với khả năng học hỏi, phát triển và yêu thương thông qua những người xung quanh. Chúng ta là những sinh vật bộ lạc, chứ không phải sinh ra để sống một mình.
Dĩ nhiên sẽ có những lúc, bạn muốn đơn độc đảm nhiệm những thử thách trong cuộc sống, đặc biệt là sau một mối quan hệ đổ vỡ, và bạn cần thực hiện hành trình tìm lại những mảnh vỡ của linh hồn mình. Nhưng nó chỉ mang tính tạm thời, không phải một lối sống. Đến cuối cùng, rồi trái tim bạn lại một lần nữa rung động. Khi ấy, bạn sẽ đặt toàn bộ kinh nghiệm mình có về bản thân, về tình yêu và thế giới vào mối quan hệ này.
Nếu đây là một mối quan hệ lành mạnh, nó sẽ tạo ra không gian để bạn yêu thương chính mình hơn, kể cả khi bạn không nhận thức được điều đó. Tất cả nhờ vào sự diệu kỳ của cảm giác được chìm đắm trong tình yêu mà người khác dành cho bạn. Tình yêu người đó đem lại rồi sẽ ẩn chứa động lực còn lớn lao hơn tình yêu bạn dành cho chính mình. Bởi yêu người khác luôn là một chuyện dễ dàng hơn, dù chúng ta đã chăm chút kỹ lưỡng cho trái tim mình đến đâu. Có rất nhiều minh chứng thực tế cho điều này. Chẳng hạn như tình yêu của bậc sinh thành dành cho con cái. Hay tình yêu mà ta hướng đến vợ chồng, anh chị em, bạn bè của mình. Chúng ta sẵn sàng bỏ ra rất nhiều thứ cho họ – hơn là cho chính ta, nhưng đó đâu có nghĩa là chúng ta không yêu thương bản thân ta. Nó chỉ có nghĩa rằng chúng ta là con người, và nó cũng là thứ khiến mỗi người nắm giữ được sức mạnh diệu kỳ.
Khi được nhận lại tình cảm chân thành và lành mạnh, khi có người cho ta biết rằng ta là một người giá trị và xứng đáng được yêu thương mà không với bất kì điều kiện hay sự phán xét nào, chúng ta sẽ dần có khả năng đối xử với chính mình theo cách thức tương tự.
Mặt khác, khi bị ràng buộc bởi những mối quan hệ độc hại và không lành mạnh – khi chúng ta bị kiểm soát và không được phép là chính mình, chúng ta sẽ tự chĩa nòng súng hà khắc về phía bản thân từ lúc nào không hay.
Tóm lại, chúng ta vốn không cần phải yêu bản thân để có đủ khả năng yêu người khác. Có điều, hãy thích chính mình một chút, bởi chỉ khi chúng ta thích chính mình, chúng ta mới có những lựa chọn đúng đắn và từ đó tạo ra một không gian để thúc đẩy tình yêu cho toàn bộ con người chúng ta.
- Bạn sẽ dễ dàng “yêu” toàn bộ con người mình hơn.
- Bạn không còn là một người dễ nhượng bộ.
- Bạn không còn nhẫn nhịn chịu đựng trước một số hành động mà bạn không thích của người khác.
- Bạn không còn mải miết tìm kiếm sự chấp thuận.
- Những mối quan hệ với bạn bè không còn đi lệch hướng.
- Những lỗ hổng cần được lấp đầy bên trong sẽ dần được lấp đầy.
- Bạn dần bao dung và dễ dàng tha thứ cho chính mình hơn.
- Bạn tin rằng mình xứng đáng nhận được nhiều hơn, tốt hơn, khác biệt hơn.
- Cuối cùng, bạn ngừng thất hứa với chính mình. Và mối quan hệ của bạn với trái tim bạn, linh hồn bạn sẽ được cải thiện.
CATHERINE