GIÁNG SINH VÀ NHỮNG CÁNH THIỆP

GIÁNG SINH VÀ NHỮNG CÁNH THIỆP

Những ngày đông tới, thời tiết se se lạnh vào buổi sáng, vội vàng khoác thêm một chiếc áo mỏng khi đi ra ngoài- tất cả báo hiệu Sài Gòn đã vào mùa Giáng sinh.

Giáng sinh đối với người công giáo như ngày tết, rộn rã và tưng bừng. Xóm Đạo nô nức treo cờ hoa, giăng dây đèn, dựng hang đá và những dòng chữ Merry Christmas. Văn hoá ấy ảnh hưởng luôn cả vào những người ngoại đạo. Đêm 24 tháng 12 dù bạn dạo quanh một vòng Sài Gòn để ngắm đường phố với muôn ánh đèn hay lân la đến những nhà thờ để nghe những dàn đồng ca cất cao tiếng hát. Tất cả đều thiêng liêng và thật đẹp. 

Giáng sinh mọi người sẽ gửi những tin nhắn chúc nhau vui vẻ, an lành. Những tin nhắn hình ảnh sẽ tràn mạng xã hội và chỉ cần một cú nhấp nhẹ, tin nhắn đầy yêu thương đó sẽ gửi đến toàn bộ danh sách bạn bè của bạn. Người ngoại đạo thì chỉ có vậy, chỉ có những lời chúc. Nhưng từ trước khi có internet thì người ta vẫn thường chúc nhau bằng những tấm thiệp Giáng sinh viết tay thật đẹp. Bạn có biết tấm thiệp Giáng sinh thương mại đầu tiên trên thế giới được ra đời vào năm 1843, do một hoạ sĩ ở London tên là J.Horsley thiết kế. Tấm thiệp với kiểu tranh ba phần được vẽ bằng tay. Phần giữa là hình một gia đình quây quần bên bữa tiệc Giáng sinh và hai phần còn lại vẽ cảnh trẻ em nghèo được ăn no và mặc ấm. Trên tấm thiệp còn có dòng chữ “Merry Christmas and Happy New Year to you!” thật nổi bật. 

Với bản thiết kế đó- ông Henry Cole- người đã nhờ hoạ sĩ J.Horsley vẽ mẫu- đã tạo ra 1000 tấm thiệp với giá thành khá đắt đỏ. Hiện nay, còn khoảng mười hai tấm vẫn được lưu giữ trong các bộ sưu tập cá nhân hay các viện bảo tàng. Ở các năm về sau, thiệp Giáng sinh trở thành trào lưu ở Anh và Đức. Thế nhưng phải mất đến 30 năm, người Mỹ mới tiếp nhận trào lưu này. Từ năm 1881 một thợ in gốc Đức sống tại Mỹ đã sản xuất ra thị trường khoảng năm triệu tấm thiệp mỗi năm. Chúng phát triển đa dạng từ hình thức cho đến kiểu mẫu và hình thành một nét văn hoá trao tặng và lưu giữ những tấm thiệp như một vật tượng trưng cho may mắn và an lành đến ngày nay. Trong hai thập kỷ gần đây, công nghệ là nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm tiêu thụ của thiệp Giáng sinh. Mạng xã hội và thư điện tử đã thay đổi thói quen viết thiệp tay truyền thống.

Mùa Giáng sinh sắp đến, cảm giác se lạnh sẽ dễ làm người cô đơn thấy cô đơn hơn, và người ta cũng dễ nhớ về những ký ức xa xưa hơn. Tôi cũng nhớ về những Giáng sinh xưa cũ và những cánh thiệp noel đầy sắc màu.

Tôi thật sự không biết thiệp Giáng sinh du nhập vào Việt Nam lúc nào? Những nghĩ có lẽ là từ lâu lắm. Ở thập niên 90, hễ gần đến Giáng sinh thiệp sẽ bày bán tràn lan ở các lề đường trường học, ở các quầy hàng trong nhà sách. Từ nhỏ xíu cỡ bàn tay đến những tấm thiệp treo dài như chuông gió, đủ kích cỡ và màu sắc. Từ những tấm thiệp in hình cây thông và gói quà đơn giản đến những tấm thiệp nhạc vang vang giai điệu bài Jingle Bells vui tươi. Từ những tấm thiệp cầu kỳ đến những tấm thiệp làm bằng tay ngộ nghĩnh. Bạn đã từng kiếm thêm bằng việc tự làm những tấm thiệp Giáng sinh với giấy thơm và ruy băng màu sắc để bán cho bạn bè chưa? Giá cả được chi trả tuỳ theo mức độ thân thiết của đối tượng sẽ nhận được thiệp. Có đôi khi là cả mấy đêm thức trắng để tự chế một chiếc thiệp thật độc lạ dành riêng cho người đặc biệt. Mùa Noel cũng là lúc bạn có thể phát hiện ra “người ấy” của bạn có đang bị ai khác tia trúng hay không. Và gần tới Noel bạn cũng sẽ dễ dàng bắt gặp những cô nữ sinh bẽn lẽn trao cho một anh nam sinh khác lớp tấm thiệp nhỏ xinh với một đôi gò má ửng đỏ, hay những chàng trai len lén bỏ vào hộc bàn của người bạn thích một chiếc thiệp ghi vội. Rồi cũng có những vầng trán nhăn lại vì suy tư, người ấy có tặng lại thiệp cho mình không, hay những đôi mắt thật buồn vì người mình định tặng thiệp đã nhận thiệp của  một ai khác. Nhận được thiệp của người ấy tặng thì còn gì hạnh phúc bằng nữa đúng không. Tất cả đều là những cảm xúc đầu đời của lứa tuổi thiếu niên – trong trẻo và tinh khôi… 

Ngày nay khó mà bắt gặp hình ảnh của thiệp Giáng sinh viết tay. Vậy nên, sẽ thật ngạc nhiên nếu buổi sáng 24 tháng 12 bạn thức dậy và nhận một tấm thiệp Giáng sinh viết tay bên cạnh. Còn nếu bạn cũng đang cô đơn, vậy ký ức về những chiếc thiệp Giáng sinh của bạn là gì? Bạn còn lưu giữ bao nhiêu tấm thiệp Giáng sinh? Hay guồng quay của cuộc sống đã làm bạn lãng phai phần nào những ký ức đó.

Với tôi những cánh thiệp Giáng sinh cũ không còn là ký ức riêng biệt về những ngày Noel nữa. mà nó còn là ký ức của tuổi thanh xuân, của những mối tình đầu vụng dại, ngốc nghếch và đầy mơ mộng….

TỊNH VĂN

Những ngày đông tới, thời tiết se se lạnh vào buổi sáng, vội vàng khoác thêm một chiếc áo mỏng khi đi ra ngoài- tất cả báo hiệu Sài Gòn đã vào mùa Giáng sinh.

Giáng sinh đối với người công giáo như ngày tết, rộn rã và tưng bừng. Xóm Đạo nô nức treo cờ hoa, giăng dây đèn, dựng hang đá và những dòng chữ Merry Christmas. Văn hoá ấy ảnh hưởng luôn cả vào những người ngoại đạo. Đêm 24 tháng 12 dù bạn dạo quanh một vòng Sài Gòn để ngắm đường phố với muôn ánh đèn hay lân la đến những nhà thờ để nghe những dàn đồng ca cất cao tiếng hát. Tất cả đều thiêng liêng và thật đẹp. 

Giáng sinh mọi người sẽ gửi những tin nhắn chúc nhau vui vẻ, an lành. Những tin nhắn hình ảnh sẽ tràn mạng xã hội và chỉ cần một cú nhấp nhẹ, tin nhắn đầy yêu thương đó sẽ gửi đến toàn bộ danh sách bạn bè của bạn. Người ngoại đạo thì chỉ có vậy, chỉ có những lời chúc. Nhưng từ trước khi có internet thì người ta vẫn thường chúc nhau bằng những tấm thiệp Giáng sinh viết tay thật đẹp. Bạn có biết tấm thiệp Giáng sinh thương mại đầu tiên trên thế giới được ra đời vào năm 1843, do một hoạ sĩ ở London tên là J.Horsley thiết kế. Tấm thiệp với kiểu tranh ba phần được vẽ bằng tay. Phần giữa là hình một gia đình quây quần bên bữa tiệc Giáng sinh và hai phần còn lại vẽ cảnh trẻ em nghèo được ăn no và mặc ấm. Trên tấm thiệp còn có dòng chữ “Merry Christmas and Happy New Year to you!” thật nổi bật. 

Với bản thiết kế đó- ông Henry Cole- người đã nhờ hoạ sĩ J.Horsley vẽ mẫu- đã tạo ra 1000 tấm thiệp với giá thành khá đắt đỏ. Hiện nay, còn khoảng mười hai tấm vẫn được lưu giữ trong các bộ sưu tập cá nhân hay các viện bảo tàng. Ở các năm về sau, thiệp Giáng sinh trở thành trào lưu ở Anh và Đức. Thế nhưng phải mất đến 30 năm, người Mỹ mới tiếp nhận trào lưu này. Từ năm 1881 một thợ in gốc Đức sống tại Mỹ đã sản xuất ra thị trường khoảng năm triệu tấm thiệp mỗi năm. Chúng phát triển đa dạng từ hình thức cho đến kiểu mẫu và hình thành một nét văn hoá trao tặng và lưu giữ những tấm thiệp như một vật tượng trưng cho may mắn và an lành đến ngày nay. Trong hai thập kỷ gần đây, công nghệ là nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm tiêu thụ của thiệp Giáng sinh. Mạng xã hội và thư điện tử đã thay đổi thói quen viết thiệp tay truyền thống.

Mùa Giáng sinh sắp đến, cảm giác se lạnh sẽ dễ làm người cô đơn thấy cô đơn hơn, và người ta cũng dễ nhớ về những ký ức xa xưa hơn. Tôi cũng nhớ về những Giáng sinh xưa cũ và những cánh thiệp noel đầy sắc màu.

Tôi thật sự không biết thiệp Giáng sinh du nhập vào Việt Nam lúc nào? Những nghĩ có lẽ là từ lâu lắm. Ở thập niên 90, hễ gần đến Giáng sinh thiệp sẽ bày bán tràn lan ở các lề đường trường học, ở các quầy hàng trong nhà sách. Từ nhỏ xíu cỡ bàn tay đến những tấm thiệp treo dài như chuông gió, đủ kích cỡ và màu sắc. Từ những tấm thiệp in hình cây thông và gói quà đơn giản đến những tấm thiệp nhạc vang vang giai điệu bài Jingle Bells vui tươi. Từ những tấm thiệp cầu kỳ đến những tấm thiệp làm bằng tay ngộ nghĩnh. Bạn đã từng kiếm thêm bằng việc tự làm những tấm thiệp Giáng sinh với giấy thơm và ruy băng màu sắc để bán cho bạn bè chưa? Giá cả được chi trả tuỳ theo mức độ thân thiết của đối tượng sẽ nhận được thiệp. Có đôi khi là cả mấy đêm thức trắng để tự chế một chiếc thiệp thật độc lạ dành riêng cho người đặc biệt. Mùa Noel cũng là lúc bạn có thể phát hiện ra “người ấy” của bạn có đang bị ai khác tia trúng hay không. Và gần tới Noel bạn cũng sẽ dễ dàng bắt gặp những cô nữ sinh bẽn lẽn trao cho một anh nam sinh khác lớp tấm thiệp nhỏ xinh với một đôi gò má ửng đỏ, hay những chàng trai len lén bỏ vào hộc bàn của người bạn thích một chiếc thiệp ghi vội. Rồi cũng có những vầng trán nhăn lại vì suy tư, người ấy có tặng lại thiệp cho mình không, hay những đôi mắt thật buồn vì người mình định tặng thiệp đã nhận thiệp của  một ai khác. Nhận được thiệp của người ấy tặng thì còn gì hạnh phúc bằng nữa đúng không. Tất cả đều là những cảm xúc đầu đời của lứa tuổi thiếu niên – trong trẻo và tinh khôi… 

Ngày nay khó mà bắt gặp hình ảnh của thiệp Giáng sinh viết tay. Vậy nên, sẽ thật ngạc nhiên nếu buổi sáng 24 tháng 12 bạn thức dậy và nhận một tấm thiệp Giáng sinh viết tay bên cạnh. Còn nếu bạn cũng đang cô đơn, vậy ký ức về những chiếc thiệp Giáng sinh của bạn là gì? Bạn còn lưu giữ bao nhiêu tấm thiệp Giáng sinh? Hay guồng quay của cuộc sống đã làm bạn lãng phai phần nào những ký ức đó.

Với tôi những cánh thiệp Giáng sinh cũ không còn là ký ức riêng biệt về những ngày Noel nữa. mà nó còn là ký ức của tuổi thanh xuân, của những mối tình đầu vụng dại, ngốc nghếch và đầy mơ mộng….

TỊNH VĂN

SANG CHẤN VÀ NỖI ĐAU LIÊN THẾ HỆ

Sang chấn và nỗi đau liên thế hệ là những hiện tượng tâm lý tinh vi, âm ỉ và vô hình, nhưng lại có sức ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống của nhiều cá nhân và cộng đồng. Dưới góc nhìn của khoa học thần kinh, sang chấn tâm lý không đơn thuần chỉ là phản ứng nhất thời...

KHI MẸ THÙ GHÉT CON GÁI MÌNH

  Khi mẹ thù ghét con gái mình – một hiện tượng tưởng chừng phi lý, nhưng lại tồn tại âm thầm trong nhiều gia đình, nơi tình mẫu tử lẽ ra phải là điểm tựa yêu thương lại trở thành nơi khởi nguồn của tổn thương. Mối quan hệ rạn nứt ấy không đơn thuần là xung đột...

EMDR – HÀNH TRÌNH CHỮA LÀNH SAU SANG CHẤN

Đối với những người từng trải qua xâm hại tình dục, đặc biệt là cưỡng hiếp, ký ức không chỉ tồn tại trong tâm trí như một đoạn phim kinh hoàng, mà còn khắc sâu vào cơ thể như một phản xạ sinh tồn. Họ không đơn giản chỉ là “nạn nhân” – họ là những con người đang vật...

NHỮNG LINH HỒN KHÔNG THUỘC VỀ AI

  Có những người đàn bà sinh ra đã mang trong mình một thế giới riêng, không thuộc về bất kỳ ai. Họ là những tâm hồn tự do, đầy tham vọng, quyết liệt và dữ dội. Nhưng cũng chính trong sự mãnh liệt ấy, họ ẩn giấu sự mong manh, dịu dàng mà không phải ai cũng nhận...

NHỮNG ĐỨA TRẺ MANG GÁNH NỢ VÔ HÌNH

Trong những mái ấm tưởng như an toàn, đôi khi lại tồn tại những đứa trẻ lớn lên cùng với nỗi đau âm thầm – nỗi đau của việc bị bạo hành, bị ngược đãi bởi chính những người đáng lẽ ra phải yêu thương và bảo vệ chúng nhất. Đối với những đứa trẻ ấy, tổn thương không chỉ...

SANG CHẤN VÀ NỖI ĐAU LIÊN THẾ HỆ

Sang chấn và nỗi đau liên thế hệ là những hiện tượng tâm lý tinh vi, âm ỉ và vô hình, nhưng lại có sức ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống của nhiều cá nhân và cộng đồng. Dưới góc nhìn của khoa học thần kinh, sang chấn tâm lý không đơn thuần chỉ là phản ứng nhất thời...

KHI MẸ THÙ GHÉT CON GÁI MÌNH

  Khi mẹ thù ghét con gái mình – một hiện tượng tưởng chừng phi lý, nhưng lại tồn tại âm thầm trong nhiều gia đình, nơi tình mẫu tử lẽ ra phải là điểm tựa yêu thương lại trở thành nơi khởi nguồn của tổn thương. Mối quan hệ rạn nứt ấy không đơn thuần là xung đột...

EMDR – HÀNH TRÌNH CHỮA LÀNH SAU SANG CHẤN

Đối với những người từng trải qua xâm hại tình dục, đặc biệt là cưỡng hiếp, ký ức không chỉ tồn tại trong tâm trí như một đoạn phim kinh hoàng, mà còn khắc sâu vào cơ thể như một phản xạ sinh tồn. Họ không đơn giản chỉ là “nạn nhân” – họ là những con người đang vật...

NHỮNG LINH HỒN KHÔNG THUỘC VỀ AI

  Có những người đàn bà sinh ra đã mang trong mình một thế giới riêng, không thuộc về bất kỳ ai. Họ là những tâm hồn tự do, đầy tham vọng, quyết liệt và dữ dội. Nhưng cũng chính trong sự mãnh liệt ấy, họ ẩn giấu sự mong manh, dịu dàng mà không phải ai cũng nhận...

NHỮNG ĐỨA TRẺ MANG GÁNH NỢ VÔ HÌNH

Trong những mái ấm tưởng như an toàn, đôi khi lại tồn tại những đứa trẻ lớn lên cùng với nỗi đau âm thầm – nỗi đau của việc bị bạo hành, bị ngược đãi bởi chính những người đáng lẽ ra phải yêu thương và bảo vệ chúng nhất. Đối với những đứa trẻ ấy, tổn thương không chỉ...

GUILTY PLEASURE – NGHIỆN VUI TẠM THỜI

  Guilty pleasure là thuật ngữ dùng để chỉ những hoạt động mang lại khoái cảm tức thì nhưng đi kèm cảm giác tội lỗi hoặc xấu hổ. Từ góc nhìn khoa học thần kinh, khi con người tham gia vào các hoạt động như xem nội dung kích thích tình dục, chơi game hoặc lướt...

GIẢM HAM MUỐN TÌNH DỤC Ở PHỤ NỮ

Giảm ham muốn tình dục ở phụ nữ là một trong những rối loạn chức năng tình dục phổ biến và được ghi nhận rõ rệt nhất, đặc biệt ở phụ nữ trung niên. Theo thống kê, có đến 40% phụ nữ và 30% nam giới mắc ít nhất một dạng rối loạn chức năng tình dục trong đời, trong đó...

NGỪNG DẠY CON BẰNG SỰ XẤU HỔ

Xấu hổ không chỉ là một cảm xúc thoáng qua mà còn là trạng thái tâm lý có thể ăn sâu vào tâm trí và cơ thể trẻ nhỏ. Ngay từ khi lên ba, trẻ đã có thể cảm nhận được sự xấu hổ khi bị trách móc, đánh đập, đổ lỗi hoặc sỉ nhục. Những cha mẹ xấu hổ sẽ nuôi dạy con bằng sự...

NGOẠI TÌNH VÀ RỐI LOẠN CHỨC NĂNG TÌNH DỤC Ở PHỤ NỮ

Ngoại tình không chỉ là một hành vi phản bội trong mối quan hệ mà còn là một nguyên nhân sâu xa góp phần gây ra rối loạn chức năng tình dục ở phụ nữ. Khi một người phụ nữ trải qua hoặc phát hiện sự phản bội, cảm giác mất niềm tin, tổn thương lòng tự trọng và sự xấu hổ...

PHỤ NỮ VÀ CỰC KHOÁI

Rối loạn cực khoái ở phụ nữ không đơn thuần là vấn đề thể chất, mà chủ yếu xuất phát từ những yếu tố tâm lý và xã hội. Cơ thể phụ nữ phản ứng với kích thích tình dục theo cách phi tuyến tính, mang tính tự động. Không giống như nam giới, phụ nữ có thể đạt cực khoái mà...