GIẢI TỎA CĂNG THẲNG
GIẢI TỎA CĂNG THẲNG
Trạng thái căng thẳng trong cuộc sống chính là “kẻ thù không đội trời chung” đối với mọi người. Ngay khi cảm giác này xuất hiện, nhiều người sa lầy vào mục tiêu loại bỏ nó nhưng lại không nhận ra rằng chính điều này lại khiến tâm trạng của mình tồi tệ hơn. Thật ra thì bạn không thể loại bỏ hoàn toàn sự căng thẳng trong cuộc sống, nhưng bạn có thể học cách kiểm soát cảm xúc và ngăn chặn những tác hại của nó đối với cơ thể.
Có 3 bước mà bạn cần áp dụng khi trạng thái căng thẳng ập đến: nhận thức – quan sát – bỏ qua. Về cơ bản, bạn đang học cách nhận ra và đáp lại cảm xúc của mình thay vì phản ứng chối bỏ ngay lập tức. Tuy nhiên, thật khó để biết bắt đầu từ đâu và phải làm gì khi bạn thực sự cảm thấy căng thẳng. Vậy thì hãy thử những mẹo giúp giải tỏa căng thẳng tức thì sau đây.
- Tập trung vào hơi thở
Đặt một bàn tay trên bụng, tập trung vào hơi thở của bạn khi hít vào và thở ra. Chú ý đến chuyển động của cơ thể và đếm theo nhịp thở của bạn — “một” khi bụng phình lên, “hai” khi bụng xẹp xuống. Làm điều này trong 10 giây và lặp lại nếu cần thiết để đưa bạn trở lại thời điểm hiện tại.
- Dồn sự chú ý đến cảm nhận của cơ thể trong hiện tại
Bạn có thể tập trung vào cảm nhận của bàn chân trên sàn nhà, hoặc cách mà bàn tay của bạn lướt trên bàn phím, hoặc cảm nhận ở lưng khi tựa vào chiếc ghế đang ngồi – nói chung là bất cứ thứ gì khiến bạn có thể tập trung trở lại với công việc hiện tại mà không để đầu óc đi hoang nữa.
Hãy để cho những ý nghĩ đến và đi như bình thường, bởi vì đó là lẽ tự nhiên và không gì ngăn cản được, nhưng ngay khi bạn nhận thấy lạc lối trong mớ suy nghĩ của mình, hãy tập trung trở lại vào những cảm giác bạn đang có trong thực tại.
- Lướt suy nghĩ qua toàn bộ cơ thể, bắt đầu từ đỉnh đầu
Nhắm mắt lại và tập trung trước tiên vào phần trán. Sau đó, bắt đầu để dòng suy nghĩ lướt qua toàn bộ cơ thể, dừng lại ở các phần cụ thể (như mắt, miệng, cổ, v.v.) để ghi lại từng cảm giác mà bạn cảm thấy tại nơi đó dù là dễ chịu hay khó chịu.
Đừng phán xét hoặc dừng lại ở bất kỳ cảm xúc cụ thể nào — chỉ cần ghi lại và tiếp tục di chuyển; lặp lại quá trình này trên toàn bộ cơ thể của bạn hai đến ba lần, chú ý đến sự khác nhau giữa cảm giác của bạn trước và sau khi quá trình này hoàn tất.
- Hãy tưởng tượng ánh nắng mặt trời ấm áp, chiếu sáng phía trên đầu bạn
Ắt hẳn bạn còn nhớ cái cảm giác ánh nắng mặt trời chiếu vào mặt mình khi ngồi bên cạnh một cửa sổ (hoặc nằm trên bãi biển) đúng không? Lần sau khi cảm thấy căng thẳng, hãy tưởng tượng chùm ánh sáng ấy lấp đầy từng phần của cơ thể bạn, từ đầu đến ngón chân để cho sự ấm áp và ánh sáng lan tỏa xua tan đi mọi căng thẳng trong cơ thể.
- Hãy để tâm trí của bạn suy nghĩ về bất cứ điều gì nó muốn
Đúng vậy, điều này thậm chí đồng nghĩa với việc bạn có thể cảm thấy lo lắng hơn. Nghe có vẻ vô lý, nhưng khi bạn ngồi lại với suy nghĩ của mình trong vài phút mà không có bất kỳ kỳ vọng hoặc mục đích nào, bạn đang tạo thêm không gian cần thiết cho tâm trí của mình thư giãn.
- Hình dung đến một người bạn yêu thương – và rũ bỏ sự lo lắng giúp họ
Nghe có vẻ kì lạ nhưng hãy cứ thử đi, rồi bạn sẽ thấy ngạc nhiên. Đầu tiên, hãy nghĩ đến hình ảnh của một người mà bạn yêu trong tâm trí. Khi hít vào, hãy tưởng tượng đến những lo lắng, bất an của họ. Khi thở ra, hãy suy nghĩ về tất cả phẩm chất tốt đẹp của họ và thời gian tuyệt vời các bạn đã có với nhau.
Giá trị của bài tập này chính là đặt hạnh phúc của người khác trước hạnh phúc của mình, và là một trong những cách hiệu quả nhất để từ bỏ những cảm xúc căng thẳng như lo âu để tập trung vào người khác.
- Nói chuyện với chính mình như một người bạn
Hãy tự hỏi bản thân: “Mình trân trọng điều gì nhất trong cuộc sống hiện tại?” Một khi bạn đã có câu trả lời trong tâm trí, hãy thả mình vào cảm giác biết ơn đó trong 30 giây. Nói chuyện với bản thân như một người khác biệt sẽ tách bạn ra khỏi dòng suy nghĩ hiện tại và khích lệ cảm giác trân trọng, giúp bạn thoát khỏi bất kỳ cảm xúc căng thẳng nào.
LILA
Trạng thái căng thẳng trong cuộc sống chính là “kẻ thù không đội trời chung” đối với mọi người. Ngay khi cảm giác này xuất hiện, nhiều người sa lầy vào mục tiêu loại bỏ nó nhưng lại không nhận ra rằng chính điều này lại khiến tâm trạng của mình tồi tệ hơn. Thật ra thì bạn không thể loại bỏ hoàn toàn sự căng thẳng trong cuộc sống, nhưng bạn có thể học cách kiểm soát cảm xúc và ngăn chặn những tác hại của nó đối với cơ thể.
Có 3 bước mà bạn cần áp dụng khi trạng thái căng thẳng ập đến: nhận thức – quan sát – bỏ qua. Về cơ bản, bạn đang học cách nhận ra và đáp lại cảm xúc của mình thay vì phản ứng chối bỏ ngay lập tức. Tuy nhiên, thật khó để biết bắt đầu từ đâu và phải làm gì khi bạn thực sự cảm thấy căng thẳng. Vậy thì hãy thử những mẹo giúp giải tỏa căng thẳng tức thì sau đây.
- Tập trung vào hơi thở
Đặt một bàn tay trên bụng, tập trung vào hơi thở của bạn khi hít vào và thở ra. Chú ý đến chuyển động của cơ thể và đếm theo nhịp thở của bạn — “một” khi bụng phình lên, “hai” khi bụng xẹp xuống. Làm điều này trong 10 giây và lặp lại nếu cần thiết để đưa bạn trở lại thời điểm hiện tại.
- Dồn sự chú ý đến cảm nhận của cơ thể trong hiện tại
Bạn có thể tập trung vào cảm nhận của bàn chân trên sàn nhà, hoặc cách mà bàn tay của bạn lướt trên bàn phím, hoặc cảm nhận ở lưng khi tựa vào chiếc ghế đang ngồi – nói chung là bất cứ thứ gì khiến bạn có thể tập trung trở lại với công việc hiện tại mà không để đầu óc đi hoang nữa.
Hãy để cho những ý nghĩ đến và đi như bình thường, bởi vì đó là lẽ tự nhiên và không gì ngăn cản được, nhưng ngay khi bạn nhận thấy lạc lối trong mớ suy nghĩ của mình, hãy tập trung trở lại vào những cảm giác bạn đang có trong thực tại.
- Lướt suy nghĩ qua toàn bộ cơ thể, bắt đầu từ đỉnh đầu
Nhắm mắt lại và tập trung trước tiên vào phần trán. Sau đó, bắt đầu để dòng suy nghĩ lướt qua toàn bộ cơ thể, dừng lại ở các phần cụ thể (như mắt, miệng, cổ, v.v.) để ghi lại từng cảm giác mà bạn cảm thấy tại nơi đó dù là dễ chịu hay khó chịu.
Đừng phán xét hoặc dừng lại ở bất kỳ cảm xúc cụ thể nào — chỉ cần ghi lại và tiếp tục di chuyển; lặp lại quá trình này trên toàn bộ cơ thể của bạn hai đến ba lần, chú ý đến sự khác nhau giữa cảm giác của bạn trước và sau khi quá trình này hoàn tất.
- Hãy tưởng tượng ánh nắng mặt trời ấm áp, chiếu sáng phía trên đầu bạn
Ắt hẳn bạn còn nhớ cái cảm giác ánh nắng mặt trời chiếu vào mặt mình khi ngồi bên cạnh một cửa sổ (hoặc nằm trên bãi biển) đúng không? Lần sau khi cảm thấy căng thẳng, hãy tưởng tượng chùm ánh sáng ấy lấp đầy từng phần của cơ thể bạn, từ đầu đến ngón chân để cho sự ấm áp và ánh sáng lan tỏa xua tan đi mọi căng thẳng trong cơ thể.
- Hãy để tâm trí của bạn suy nghĩ về bất cứ điều gì nó muốn
Đúng vậy, điều này thậm chí đồng nghĩa với việc bạn có thể cảm thấy lo lắng hơn. Nghe có vẻ vô lý, nhưng khi bạn ngồi lại với suy nghĩ của mình trong vài phút mà không có bất kỳ kỳ vọng hoặc mục đích nào, bạn đang tạo thêm không gian cần thiết cho tâm trí của mình thư giãn.
- Hình dung đến một người bạn yêu thương – và rũ bỏ sự lo lắng giúp họ
Nghe có vẻ kì lạ nhưng hãy cứ thử đi, rồi bạn sẽ thấy ngạc nhiên. Đầu tiên, hãy nghĩ đến hình ảnh của một người mà bạn yêu trong tâm trí. Khi hít vào, hãy tưởng tượng đến những lo lắng, bất an của họ. Khi thở ra, hãy suy nghĩ về tất cả phẩm chất tốt đẹp của họ và thời gian tuyệt vời các bạn đã có với nhau.
Giá trị của bài tập này chính là đặt hạnh phúc của người khác trước hạnh phúc của mình, và là một trong những cách hiệu quả nhất để từ bỏ những cảm xúc căng thẳng như lo âu để tập trung vào người khác.
- Nói chuyện với chính mình như một người bạn
Hãy tự hỏi bản thân: “Mình trân trọng điều gì nhất trong cuộc sống hiện tại?” Một khi bạn đã có câu trả lời trong tâm trí, hãy thả mình vào cảm giác biết ơn đó trong 30 giây. Nói chuyện với bản thân như một người khác biệt sẽ tách bạn ra khỏi dòng suy nghĩ hiện tại và khích lệ cảm giác trân trọng, giúp bạn thoát khỏi bất kỳ cảm xúc căng thẳng nào.
LILA