ĐIỂM TỰA CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ MẠNH MẼ
ĐIỂM TỰA CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ MẠNH MẼ
Tiêu đề bài viết có thể hơi mâu thuẫn vì thường khi nhìn thấy một người phụ nữ mạnh mẽ, bạn sẽ nghĩ rằng cô ấy chẳng cần phải dựa dẫm vào ai mà vẫn có thể tự mình đương đầu với sóng gió. Nhưng sự thật không phải như vậy, và bài viết này có thể sẽ khiến bạn suy nghĩ lại đấy.
Trong giới hạn bài viết này, tôi sẽ lấy một điển hình cho tuýp phụ nữ mạnh mẽ chính là những người mẹ. Bắt đầu từ khi mang thai, sinh con và nuôi dạy con, họ đã từng bước, từng bước trở thành người phụ nữ mạnh mẽ.
Từ chỗ bỡ ngỡ và lạ lẫm không biết phải làm gì với đứa trẻ bé bỏng của mình, họ đã trở thành một cuốn “bách khoa toàn thư”, việc gì cũng biết, chuyện gì cũng có thể làm được.
Vâng, và chính lúc này, họ tuyên bố rằng: con cái chính là điểm tựa bền vững nhất vì nó là một liên hệ máu thịt, thậm chí họ có thể không cần chồng. Nhưng liệu rằng đây có phải là một quan điểm đúng?
Tôi dám cá với bạn rằng bạn có thể phát biểu câu này khi đang tức giận người đàn ông của mình. Nhưng một khi bạn phải đi khám thai một mình, khi phải vào viện sinh chỉ với mẹ của mình hoặc một mình “vượt cạn”, những lúc phải ôm con, ru nó ngủ suốt cả một đêm dài, bầu sữa thì căng tức, vừa đau đến phát khóc, vừa thay tả, ẵm bồng, tắm giặt… thì thật lòng mình, bạn hãy thành thật trả lời xem bạn có tủi thân hay không?
Trừ khi không còn lựa chọn hoặc có một lý do nào khác thì trên thế giới này chẳng ai mong muốn mình sẽ đi một mình suốt cuộc đời cả. Vì nếu thế thì đã không tồn tại tình yêu đôi lứa, không tồn tại cộng đồng, gia đình, tình bạn…
Khi bạn đã và đang có một người đồng hành với mình, hãy thực sự trân trọng và đừng bao giờ xem nhẹ vị thế của họ và đặc biệt là sau khi sinh con. Quan điểm trọng con hơn chồng là một quan điểm sai lầm.
Bởi vì cho dù đó có là một mối quan hệ máu thịt, không thể chối bỏ nhưng từ khi đứa trẻ được tách khỏi cơ thể bạn, nó đã là một cá thể độc lập và sự phát triển sau này của nó chính là dần dần rời xa sự phụ thuộc vào ba mẹ. Như vậy, điểm tựa của một người phụ nữ cho dù họ mạnh mẽ đến thế nào vẫn là người bạn đời của mình.
Thực tế, sự kì vọng vào việc được con cái phụng dưỡng hay chung sống cùng mình chỉ là điều may mắn mà không phải ai cũng có được. Vì chúng rồi sẽ có gia đình riêng, cuộc sống riêng. Sự chênh lệch tuổi tác và khoảng cách thế hệ sẽ khiến chúng ta cô đơn nếu bên cạnh mình không có một người đồng điệu và thấu hiểu mình đến từng chân tơ kẽ tóc.
Khi lớn dần lên, lũ con của bạn có thể hiếu thảo đấy, nhưng chúng sẽ chẳng thể cùng nghe với ba mẹ một bản nhạc, xem cùng ba mẹ một bộ phim mà thật lòng chúng thích.
Chúng chẳng loanh quanh thường xuyên cùng bạn tỉa tót khu vườn cây như ngày bé nữa. Chúng cũng chẳng thể cùng bạn ăn những bữa cơm gia đình mỗi ngày. Chúng cũng sẽ chẳng đủ thời gian để tâm sự cùng bạn vì những bận bịu gia đình riêng sau này.
Thế nên, nước mắt cuối cùng cũng chỉ có thể chảy xuôi mà thôi. Ba mẹ bạn lo cho bạn, bạn lo cho con bạn, con bạn lo cho cháu chắt của bạn… Vậy thì người cuối cùng ở lại và cùng bạn đi hết chặng đường đời còn lại ấy chỉ có thể là người kết tóc se tơ thuở ban đầu.
Tôi nghĩ rằng phụ nữ thực sự mạnh mẽ chỉ khi họ có một điểm tựa vững chắc. Tôi nhấn mạnh chữ thực sự nhé. Vì đúng là có rất nhiều mẹ đơn thân, những người phụ nữ mạnh mẽ hơn người khác, họ có thể giải quyết mọi việc gọn ghẽ và dứt khoát, họ có thể tự chăm con nhưng nội tâm lại yếu mềm và tận sâu trong tim họ vẫn tồn tại cảm giác đơn độc.
Tâm hồn của họ không có được một điểm tựa tinh thần và sự chia sẻ, chỉ có mỗi đứa con đang tuổi ăn, tuổi lớn thúc giục họ phải đi về phía trước mỗi ngày.
Quan điểm của tôi là khi có gia đình và người đàn ông ấy hoàn toàn xứng đáng thì điều phụ nữ nên làm là giữ gìn mối quan hệ và đồng hành cùng người bạn đời của mình chứ không phải cố gắng giữ chồng, những mà cốt lõi mục đích cuối cùng chỉ là giữ cha cho các con.
Có những tình huống xảy ra thường xuyên như thế này, cô vợ ấm ức vì chồng quát nạt mình khi vô ý làm con bị đau, cảm thấy tủi thân vì không còn được yêu chiều như mới cưới nữa. Thế nhưng có điều lạ rằng rất nhiều phụ nữ trong chúng ta chỉ nghĩ một chiều như thế mà không nghĩ chiều ngược lại. Đó là mình quá chăm con mà quên mất chồng.
Anh ấy ăn gì, ở đâu, làm gì, vì sao đi sớm, vì sao về muộn… tất cả đều gần như kém quan trọng đi rồi. Dù không nói ra nhưng chắc chắn anh ấy vẫn sẽ cảm giác được và cũng sẽ buồn vì bị “ra rìa”.
Chia sẻ sự quan tâm đến “điểm tựa” của mình thêm một chút là một khoản đầu tư không hề thua thiệt. Trong gia đình, sự có mặt của mỗi người đều có một vị trí quan trọng như nhau, cán cân bị chênh lệch sẽ sinh ra đổ vỡ.
Archimedes từng nói “Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi có thể nâng cả trái đất này lên”. Phụ nữ chúng ta đóng vai trò như chiếc đòn bẩy, tựa vào người bạn đời của mình để cuộc sống gia đình thăng hoa và hạnh phúc. Càng sớm nhận thức được điều này, chị em phụ nữ sẽ tinh tế trong cách cân bằng cảm xúc và có một cuộc sống gia đình khắng khít hơn.
LẠC NHIÊN
Tiêu đề bài viết có thể hơi mâu thuẫn vì thường khi nhìn thấy một người phụ nữ mạnh mẽ, bạn sẽ nghĩ rằng cô ấy chẳng cần phải dựa dẫm vào ai mà vẫn có thể tự mình đương đầu với sóng gió. Nhưng sự thật không phải như vậy, và bài viết này có thể sẽ khiến bạn suy nghĩ lại đấy.
Trong giới hạn bài viết này, tôi sẽ lấy một điển hình cho tuýp phụ nữ mạnh mẽ chính là những người mẹ. Bắt đầu từ khi mang thai, sinh con và nuôi dạy con, họ đã từng bước, từng bước trở thành người phụ nữ mạnh mẽ.
Từ chỗ bỡ ngỡ và lạ lẫm không biết phải làm gì với đứa trẻ bé bỏng của mình, họ đã trở thành một cuốn “bách khoa toàn thư”, việc gì cũng biết, chuyện gì cũng có thể làm được.
Vâng, và chính lúc này, họ tuyên bố rằng: con cái chính là điểm tựa bền vững nhất vì nó là một liên hệ máu thịt, thậm chí họ có thể không cần chồng. Nhưng liệu rằng đây có phải là một quan điểm đúng?
Tôi dám cá với bạn rằng bạn có thể phát biểu câu này khi đang tức giận người đàn ông của mình. Nhưng một khi bạn phải đi khám thai một mình, khi phải vào viện sinh chỉ với mẹ của mình hoặc một mình “vượt cạn”, những lúc phải ôm con, ru nó ngủ suốt cả một đêm dài, bầu sữa thì căng tức, vừa đau đến phát khóc, vừa thay tả, ẵm bồng, tắm giặt… thì thật lòng mình, bạn hãy thành thật trả lời xem bạn có tủi thân hay không?
Trừ khi không còn lựa chọn hoặc có một lý do nào khác thì trên thế giới này chẳng ai mong muốn mình sẽ đi một mình suốt cuộc đời cả. Vì nếu thế thì đã không tồn tại tình yêu đôi lứa, không tồn tại cộng đồng, gia đình, tình bạn…
Khi bạn đã và đang có một người đồng hành với mình, hãy thực sự trân trọng và đừng bao giờ xem nhẹ vị thế của họ và đặc biệt là sau khi sinh con. Quan điểm trọng con hơn chồng là một quan điểm sai lầm.
Bởi vì cho dù đó có là một mối quan hệ máu thịt, không thể chối bỏ nhưng từ khi đứa trẻ được tách khỏi cơ thể bạn, nó đã là một cá thể độc lập và sự phát triển sau này của nó chính là dần dần rời xa sự phụ thuộc vào ba mẹ. Như vậy, điểm tựa của một người phụ nữ cho dù họ mạnh mẽ đến thế nào vẫn là người bạn đời của mình.
Thực tế, sự kì vọng vào việc được con cái phụng dưỡng hay chung sống cùng mình chỉ là điều may mắn mà không phải ai cũng có được. Vì chúng rồi sẽ có gia đình riêng, cuộc sống riêng. Sự chênh lệch tuổi tác và khoảng cách thế hệ sẽ khiến chúng ta cô đơn nếu bên cạnh mình không có một người đồng điệu và thấu hiểu mình đến từng chân tơ kẽ tóc.
Khi lớn dần lên, lũ con của bạn có thể hiếu thảo đấy, nhưng chúng sẽ chẳng thể cùng nghe với ba mẹ một bản nhạc, xem cùng ba mẹ một bộ phim mà thật lòng chúng thích.
Chúng chẳng loanh quanh thường xuyên cùng bạn tỉa tót khu vườn cây như ngày bé nữa. Chúng cũng chẳng thể cùng bạn ăn những bữa cơm gia đình mỗi ngày. Chúng cũng sẽ chẳng đủ thời gian để tâm sự cùng bạn vì những bận bịu gia đình riêng sau này.
Thế nên, nước mắt cuối cùng cũng chỉ có thể chảy xuôi mà thôi. Ba mẹ bạn lo cho bạn, bạn lo cho con bạn, con bạn lo cho cháu chắt của bạn… Vậy thì người cuối cùng ở lại và cùng bạn đi hết chặng đường đời còn lại ấy chỉ có thể là người kết tóc se tơ thuở ban đầu.
Tôi nghĩ rằng phụ nữ thực sự mạnh mẽ chỉ khi họ có một điểm tựa vững chắc. Tôi nhấn mạnh chữ thực sự nhé. Vì đúng là có rất nhiều mẹ đơn thân, những người phụ nữ mạnh mẽ hơn người khác, họ có thể giải quyết mọi việc gọn ghẽ và dứt khoát, họ có thể tự chăm con nhưng nội tâm lại yếu mềm và tận sâu trong tim họ vẫn tồn tại cảm giác đơn độc.
Tâm hồn của họ không có được một điểm tựa tinh thần và sự chia sẻ, chỉ có mỗi đứa con đang tuổi ăn, tuổi lớn thúc giục họ phải đi về phía trước mỗi ngày.
Quan điểm của tôi là khi có gia đình và người đàn ông ấy hoàn toàn xứng đáng thì điều phụ nữ nên làm là giữ gìn mối quan hệ và đồng hành cùng người bạn đời của mình chứ không phải cố gắng giữ chồng, những mà cốt lõi mục đích cuối cùng chỉ là giữ cha cho các con.
Có những tình huống xảy ra thường xuyên như thế này, cô vợ ấm ức vì chồng quát nạt mình khi vô ý làm con bị đau, cảm thấy tủi thân vì không còn được yêu chiều như mới cưới nữa. Thế nhưng có điều lạ rằng rất nhiều phụ nữ trong chúng ta chỉ nghĩ một chiều như thế mà không nghĩ chiều ngược lại. Đó là mình quá chăm con mà quên mất chồng.
Anh ấy ăn gì, ở đâu, làm gì, vì sao đi sớm, vì sao về muộn… tất cả đều gần như kém quan trọng đi rồi. Dù không nói ra nhưng chắc chắn anh ấy vẫn sẽ cảm giác được và cũng sẽ buồn vì bị “ra rìa”.
Chia sẻ sự quan tâm đến “điểm tựa” của mình thêm một chút là một khoản đầu tư không hề thua thiệt. Trong gia đình, sự có mặt của mỗi người đều có một vị trí quan trọng như nhau, cán cân bị chênh lệch sẽ sinh ra đổ vỡ.
Archimedes từng nói “Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi có thể nâng cả trái đất này lên”. Phụ nữ chúng ta đóng vai trò như chiếc đòn bẩy, tựa vào người bạn đời của mình để cuộc sống gia đình thăng hoa và hạnh phúc. Càng sớm nhận thức được điều này, chị em phụ nữ sẽ tinh tế trong cách cân bằng cảm xúc và có một cuộc sống gia đình khắng khít hơn.
LẠC NHIÊN