ĐỂ VẤN ĐỀ TIÊU HÓA KHÔNG CÒN LÀ ÁC MỘNG
ĐỂ VẤN ĐỀ TIÊU HÓA KHÔNG CÒN LÀ ÁC MỘNG
Tất nhiên, kế hoạch đối phó với các cơn đau bụng của bạn phụ thuộc cả vào những gì bạn đang gặp phải: buồn nôn, đau thắt bụng dưới, đau bụng trong thời kỳ đèn đỏ… Lần tới khi bạn cảm thấy bụng mình đang “đánh trận”, hãy làm theo những lời khuyên này để vượt qua những cơn ác mộng quen thuộc này nhé.
1. Nếu bạn bị tiêu chảy nghiêm trọng
Ngộ độc thực phẩm nhẹ là một trong những nguyên nhân rất phổ biến của chứng tiêu chảy. Mặc dù điều này hoàn toàn có thể xảy ra khi bạn ăn ở quán sushi gần nhà, nhưng nó cũng cực kỳ phổ biến khi đi du lịch nước ngoài. Đó là bởi vì cơ thể phải điều chỉnh các vi khuẩn mới trong thức ăn và nước uống mà bạn “dung nạp” trong lúc đi xa.
Mẹo nhanh: Rất tiếc phải nói rằng đối với ngộ độc thực phẩm, không có cách khắc phục nào khác ngoài việc cắn răng chịu đựng. Amit Bhan – bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa tại Bệnh viện Henry Ford ở Detroit cho biết: “Bạn cần phải để cho cơ thể tự đào thải các chất độc”.
Nếu chứng tiêu chảy chẳng may xuất hiện vào một thời điểm vô cùng bất tiện hoặc nghiêm trọng đến mức khiến bạn không ngủ được, Bahn khuyên bạn nên sử dụng một ít thuốc Pepto-Bismol. Chất lỏng màu hồng sẽ tấn công các vi khuẩn gây tiêu chảy trong hệ thống tiêu hóa để bạn có thể ngủ được và vẫn duy trì hoạt động trong ngày.
2. Nếu bạn cảm thấy đầy hơi
Michael Wolfe, M.D., trưởng khoa tiêu hóa tại Đại học Y Boston cho biết: “Chứng đầy hơi thường xảy ra bởi hai lý do: ăn thực phẩm tạo khí như rau xanh, trái cây có vỏ, đồ uống có ga, bắp cải và đậu; hoặc nạp thêm không khí vào cơ thể. Mọi người hít thêm không khí khi uống bằng ống hút, vừa ngấu nghiến thức ăn vừa nói chuyện, ăn quá nhanh hoặc đang trong trạng thái lo lắng.”
Mẹo nhanh: Nếu bạn gặp vấn đề đầy hơi khó tiêu, hãy dùng thuốc chống đầy hơi không kê đơn như Mylanta Gas. Ngoài ra, Beano là một sản phẩm tốt khác, đặc biệt nếu hệ thống tiêu hóa của bạn “không thân thiện” với rau xanh. Nó hoạt động bằng cách phá vỡ Raffinose, một sản phẩm phụ đường trong thực vật vốn có thể là kẻ cản trở hệ thống tiêu hóa của nhiều người.
3. Nếu thời kỳ đèn đỏ hành hạ dạ dày của bạn
Chắc chắn ai cũng quen thuộc với những cơn đau thắt bụng dưới trong thời kỳ “đèn đỏ”, nhưng buồn nôn, đau dạ dày và tiêu chảy thì không dễ chịu chút nào.
Nancy Cossler, một bác sĩ sản phụ khoa tại Trung tâm Y tế của Bệnh viện Đại học ở Cleveland, Ohio, cho biết việc toàn bộ vùng bụng của bạn quặn thắt trong khoảng thời gian hành kinh là điều thường gặp. Hormone gây ra các cơn co thắt cơ tử cung, dẫn đến chứng đau thắt bụng dưới. Trong thời kỳ “đèn đỏ”, việc dạ dày co thắt dẫn đến chứng đau dạ dày hoặc tiêu chảy là hoàn toàn bình thường.
Mẹo nhanh: Để giảm bớt tình trạng đau bụng dưới và giảm chảy máu, hãy dùng Advil hoặc Ibuprofen từ 12 đến 24 giờ trước khi đến ngày đèn đỏ dự kiến. Sau đó thì sử dụng liều lượng khuyên dùng cứ sau 3-6 giờ trong vòng 3 ngày.
4. Nếu bạn bị trào ngược dạ dày
Tình trạng này thường xảy ra vào ban đêm khi bạn ở tư thế nằm. Trào ngược dạ dày xảy ra khi axit đi từ dạ dày đến thực quản và cổ họng, thường gây ra chứng ợ nóng, hoặc đau họng và ho. Ăn thức ăn cay trước khi đi ngủ là thủ phạm phổ biến, cũng như ăn quá nhiều hoặc quá nhanh, hút thuốc và uống rượu bia nhiều.
Mẹo nhanh: Các bác sĩ khuyên dùng thuốc theo toa hoặc thuốc kháng axit không kê đơn như Prilosec. Nếu bạn không muốn phụ thuộc vào thuốc, hãy tránh xa những “thủ phạm” thường gặp. Jeffry A. Katz, M.D., một bác sĩ tiêu hóa tại Trung tâm Y tế Bệnh viện Đại học ở Cleveland chia sẻ thêm: “Khi bị ợ nóng, tôi thường uống một ly sữa vì sữa giúp trung hòa axit do dạ dày tạo ra.”
5. Nếu bạn cảm thấy buồn nôn
Bạn bị ốm nghén khủng khiếp? Bạn dính phải một loại virus nào đó gây buồn nôn khó chịu? Bạn đã uống quá nhiều bia rượu và giờ cảm thấy như “sắp tận thế” vậy? Thật ra không phải là không có cách.
Mẹo nhanh: Một phương pháp chữa trị đơn giản xuất phát từ một loại gia vị rất quen thuộc: Rễ gừng được sử dụng thành công như một phương thuốc lâu đời giúp chữa bệnh đau dạ dày. Lý do gừng có công hiệu tốt cho tiêu hóa chưa bao giờ được xác định chính xác, nhưng một số người nói rằng nó làm tăng tốc độ thức ăn di chuyển từ dạ dày vào ruột non. Charlene nói: “Khi tôi đã ăn quá nhiều và cảm thấy buồn nôn, tôi sẽ uống trà gừng để làm dạ dày dịu lại”.
6. Nếu bạn luôn bị đau sau khi ăn
Đừng chủ quan: Nếu bị đau sau khi ăn, bạn có thể đã ăn quá nhanh, quá nhiều hoặc ăn những thứ không tốt cho hệ tiêu hóa.
Mẹo nhanh: Hãy cắt giảm các loại thức ăn nhanh và ăn chậm hơn. Nếu bạn không phải là người nghiện đồ ăn vặt và vẫn cảm thấy đau sau bữa ăn, bạn có thể mắc bệnh túi mật. Phụ nữ mắc bệnh này nhiều hơn đàn ông và một số người bị sỏi mật mà không có lý do. Hãy đến gặp bác sĩ của bạn để được điều trị thêm.
LILA
Tất nhiên, kế hoạch đối phó với các cơn đau bụng của bạn phụ thuộc cả vào những gì bạn đang gặp phải: buồn nôn, đau thắt bụng dưới, đau bụng trong thời kỳ đèn đỏ… Lần tới khi bạn cảm thấy bụng mình đang “đánh trận”, hãy làm theo những lời khuyên này để vượt qua những cơn ác mộng quen thuộc này nhé.
1. Nếu bạn bị tiêu chảy nghiêm trọng
Ngộ độc thực phẩm nhẹ là một trong những nguyên nhân rất phổ biến của chứng tiêu chảy. Mặc dù điều này hoàn toàn có thể xảy ra khi bạn ăn ở quán sushi gần nhà, nhưng nó cũng cực kỳ phổ biến khi đi du lịch nước ngoài. Đó là bởi vì cơ thể phải điều chỉnh các vi khuẩn mới trong thức ăn và nước uống mà bạn “dung nạp” trong lúc đi xa.
Mẹo nhanh: Rất tiếc phải nói rằng đối với ngộ độc thực phẩm, không có cách khắc phục nào khác ngoài việc cắn răng chịu đựng. Amit Bhan – bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa tại Bệnh viện Henry Ford ở Detroit cho biết: “Bạn cần phải để cho cơ thể tự đào thải các chất độc”.
Nếu chứng tiêu chảy chẳng may xuất hiện vào một thời điểm vô cùng bất tiện hoặc nghiêm trọng đến mức khiến bạn không ngủ được, Bahn khuyên bạn nên sử dụng một ít thuốc Pepto-Bismol. Chất lỏng màu hồng sẽ tấn công các vi khuẩn gây tiêu chảy trong hệ thống tiêu hóa để bạn có thể ngủ được và vẫn duy trì hoạt động trong ngày.
2. Nếu bạn cảm thấy đầy hơi
Michael Wolfe, M.D., trưởng khoa tiêu hóa tại Đại học Y Boston cho biết: “Chứng đầy hơi thường xảy ra bởi hai lý do: ăn thực phẩm tạo khí như rau xanh, trái cây có vỏ, đồ uống có ga, bắp cải và đậu; hoặc nạp thêm không khí vào cơ thể. Mọi người hít thêm không khí khi uống bằng ống hút, vừa ngấu nghiến thức ăn vừa nói chuyện, ăn quá nhanh hoặc đang trong trạng thái lo lắng.”
Mẹo nhanh: Nếu bạn gặp vấn đề đầy hơi khó tiêu, hãy dùng thuốc chống đầy hơi không kê đơn như Mylanta Gas. Ngoài ra, Beano là một sản phẩm tốt khác, đặc biệt nếu hệ thống tiêu hóa của bạn “không thân thiện” với rau xanh. Nó hoạt động bằng cách phá vỡ Raffinose, một sản phẩm phụ đường trong thực vật vốn có thể là kẻ cản trở hệ thống tiêu hóa của nhiều người.
3. Nếu thời kỳ đèn đỏ hành hạ dạ dày của bạn
Chắc chắn ai cũng quen thuộc với những cơn đau thắt bụng dưới trong thời kỳ “đèn đỏ”, nhưng buồn nôn, đau dạ dày và tiêu chảy thì không dễ chịu chút nào.
Nancy Cossler, một bác sĩ sản phụ khoa tại Trung tâm Y tế của Bệnh viện Đại học ở Cleveland, Ohio, cho biết việc toàn bộ vùng bụng của bạn quặn thắt trong khoảng thời gian hành kinh là điều thường gặp. Hormone gây ra các cơn co thắt cơ tử cung, dẫn đến chứng đau thắt bụng dưới. Trong thời kỳ “đèn đỏ”, việc dạ dày co thắt dẫn đến chứng đau dạ dày hoặc tiêu chảy là hoàn toàn bình thường.
Mẹo nhanh: Để giảm bớt tình trạng đau bụng dưới và giảm chảy máu, hãy dùng Advil hoặc Ibuprofen từ 12 đến 24 giờ trước khi đến ngày đèn đỏ dự kiến. Sau đó thì sử dụng liều lượng khuyên dùng cứ sau 3-6 giờ trong vòng 3 ngày.
4. Nếu bạn bị trào ngược dạ dày
Tình trạng này thường xảy ra vào ban đêm khi bạn ở tư thế nằm. Trào ngược dạ dày xảy ra khi axit đi từ dạ dày đến thực quản và cổ họng, thường gây ra chứng ợ nóng, hoặc đau họng và ho. Ăn thức ăn cay trước khi đi ngủ là thủ phạm phổ biến, cũng như ăn quá nhiều hoặc quá nhanh, hút thuốc và uống rượu bia nhiều.
Mẹo nhanh: Các bác sĩ khuyên dùng thuốc theo toa hoặc thuốc kháng axit không kê đơn như Prilosec. Nếu bạn không muốn phụ thuộc vào thuốc, hãy tránh xa những “thủ phạm” thường gặp. Jeffry A. Katz, M.D., một bác sĩ tiêu hóa tại Trung tâm Y tế Bệnh viện Đại học ở Cleveland chia sẻ thêm: “Khi bị ợ nóng, tôi thường uống một ly sữa vì sữa giúp trung hòa axit do dạ dày tạo ra.”
5. Nếu bạn cảm thấy buồn nôn
Bạn bị ốm nghén khủng khiếp? Bạn dính phải một loại virus nào đó gây buồn nôn khó chịu? Bạn đã uống quá nhiều bia rượu và giờ cảm thấy như “sắp tận thế” vậy? Thật ra không phải là không có cách.
Mẹo nhanh: Một phương pháp chữa trị đơn giản xuất phát từ một loại gia vị rất quen thuộc: Rễ gừng được sử dụng thành công như một phương thuốc lâu đời giúp chữa bệnh đau dạ dày. Lý do gừng có công hiệu tốt cho tiêu hóa chưa bao giờ được xác định chính xác, nhưng một số người nói rằng nó làm tăng tốc độ thức ăn di chuyển từ dạ dày vào ruột non. Charlene nói: “Khi tôi đã ăn quá nhiều và cảm thấy buồn nôn, tôi sẽ uống trà gừng để làm dạ dày dịu lại”.
6. Nếu bạn luôn bị đau sau khi ăn
Đừng chủ quan: Nếu bị đau sau khi ăn, bạn có thể đã ăn quá nhanh, quá nhiều hoặc ăn những thứ không tốt cho hệ tiêu hóa.
Mẹo nhanh: Hãy cắt giảm các loại thức ăn nhanh và ăn chậm hơn. Nếu bạn không phải là người nghiện đồ ăn vặt và vẫn cảm thấy đau sau bữa ăn, bạn có thể mắc bệnh túi mật. Phụ nữ mắc bệnh này nhiều hơn đàn ông và một số người bị sỏi mật mà không có lý do. Hãy đến gặp bác sĩ của bạn để được điều trị thêm.
LILA