ĐÀN ÔNG HẾT THỜI!
ĐÀN ÔNG HẾT THỜI!
Đêm về trên con hẻm quen thuộc, người qua kẻ lại chẳng ai thèm để ý đến một người đàn ông gần 50 tuổi đang nằm trước hiên nhà, trên cái ghế đá chỏng chênh với nỗi lòng nặng trĩu. Những giọt mưa tí tách rơi, đài dự báo sẽ có một cơn bão mạnh đang hướng vào biển Đông, Sài Gòn chợt trở lạnh và thưa người qua lại.
Người đàn ông chẳng nói chẳng rằng, mắt lim dim nhìn vô định, chắc là ông đang nghĩ về cái thời còn kiếm được tiền, được vợ con thương yêu và chăm sóc, giờ hết thời rồi thì chỉ biết rơi nước mắt bởi sự vô tâm.
Mẹ tôi bảo, trước đây một tay ông đi làm thuê, ai thuê gì làm đó nuôi 3 đứa con trai ăn học. Nhưng chắc do cái nghèo mà chẳng đứa nào chịu ăn học thành tài nên tiếp tục cuộc đời làm thuê mướn như ông. Chỉ vài năm nay, từ lúc ông mắc bệnh lao nên không còn sức đi làm, phải sống phụ thuộc vào tiền của con, tiền cho vay bạc góp của vợ.
Hai năm trước có lần ông say xỉn về nhà lớn tiếng nên vợ con quyết định đuổi ông ra khỏi nhà, giờ ông phải sống trước mái hiên của gia đình mình mà cắn đắng. Con nó thương thì cho ít tiền để mua thuốc lá, còn khi nó giận thì tới bữa cơm ăn còn không có mà ăn, ông nói trong nước mắt.
Rồi có lần vợ ông lớn tiếng “Đàn ông mà không làm ra tiền mang về thì đừng đòi hỏi cơm ngon hay dở”. Ai đi ngang nghe thấy cũng chua xót.
Biết rằng trước đây ông ăn nhậu nên sai quấy với vợ con, biết rằng trước đây ông đã từng một thời sáng đi làm, chiều về thảnh thơi xem tivi, có khi chén tạc chén thù với bạn bè mà quên đi lời vợ con khuyên nhủ. Biết rằng giờ đây ông đã “hết thời” kiếm tiền vì không còn sức khỏe, biết rằng hết tình còn nghĩa nhưng hắt hủi nhau trong một mối quan hệ đầu ấp tay gối thì ai cũng thấy xót xa đến tận cùng.
Những câu chuyện về người chồng “sa cơ thất thế” bị đẩy ra bên lề xã hội ngày nay không phải là hiếm. Tuy nhiên, có không ít người phụ nữ vẫn sẵn sàng chấp nhận thay chồng gánh vác gia đình để anh an tâm vượt qua giai đoạn khó khăn và vươn lên gây dựng lại sự nghiệp. Nhưng cũng không ít gia đình tan nát cũng vì điều kiện vật chất của chồng không còn được giống như trước đây.
Là phụ nữ ai lại chẳng muốn vô lo, an nhàn và sống sung túc bên người mình yêu thương nhưng cuộc đời nhiều khi không giống như ta mơ ước.
Đàn ông với áp lực làm trụ cột gia đình, họ chỉ biết chăm chăm kiếm tiền về, đôi khi nghĩ rằng tiền sẽ mang lại hạnh phúc và sự tôn trọng nên họ cũng chẳng còn sức quan tâm đến những nhu cầu tình cảm giữa hai vợ chồng. Tình và nghĩa giờ thành ra có điều kiện kèm theo. Ta trở nên rạch ròi đến nỗi chẳng thể nào ôm lấy chút yêu thương và san sẻ cho người bên cạnh để thấy đời này còn chút tin yêu.
Có nhiều đàn ông hết thời không kiếm ra tiền, vì sĩ diện và sợ bị coi thường nên ra sức ức hiếp, đánh đập vợ con để thấy mình còn chút chỗ đứng trong mảnh ghép mang tên gia đình. Đàn ông có khi tới thời thì sinh tật mà hết thời thì sinh bệnh, mất lòng, mất hết sự tôn kính vốn dĩ là đặc quyền của phái mạnh.
Xung quanh tôi, những người đàn ông có trách nhiệm và yêu thương vợ con hết lòng không thiếu nhưng rồi lại có những người đàn ông lười biếng, cậy sức mạnh và tệ bạc với đàn bà cũng rất nhiều.
Bởi vậy, theo tôi chồng và vợ ai làm trụ cột không quan trọng, mà quan trọng là ta phải biết yêu thương, cảm thông và chia ngọt sẻ ngọt bùi cho nhau khi một trong hai gặp khó khăn cần sự giúp đỡ.
Là đàn ông, ta cũng đừng quá ỷ mình còn tiền, còn sức khỏe mà vô tâm với vợ con. Là đàn bà cũng đừng quá thờ ơ trước những nỗi đau của chồng mình. Đàn ông rồi sẽ hết thời, đàn bà cũng vậy! Chẳng ai khỏe mạnh, đủ đầy suốt cả đời, sẽ có lúc ta thèm một cái ôm, một câu nói yêu thương của người bạn đời bên cạnh để ta không thấy lạc lõng giữa cơn mê đời thế tục.
Thế nên hãy đối xử tốt với nhau ngay từ bây giờ, đừng lạc lòng cũng đừng so đo anh được em mất vì chắc gì cái ta được lại mang cho ta hạnh phúc.
Đâu đó trong máy cassette cũ kỹ của người đàn ông cô đơn đang nằm đợi bão vang lên bài hát mà có lẽ ông đã từng rất thích vào những năm tuổi trẻ. “Đời là vạn ngày sầu, biết tìm vui chốn nào. Ta quen nhau bao lâu, nhưng tình đã có gì đâu.” Nước mắt ông lăn dài, những cơn ho dằn vặt người đàn ông “hết thời” còn sót lại.
Tôi chợt nghĩ đến ba người con trai còn thời của ông ở tuổi đôi mươi quá ưu ái với cái sức khỏe tưởng chừng như vô tận đang nghĩ gì về người cha đang nằm vất vưởng bên khung cửa sổ trước hiên nhà. Phải chăng đàn ông mà hết thời thì dù là con trai mình nhưng bởi cũng là đàn ông với nhau nên không ai đủ “liêm sỉ” để nhìn mặt nhau?
Sài Gòn trong mắt bão ai cũng chẳng mong bước ra ngoài, người đàn ông hết thời vẫn một mình nằm đội mưa trước mái ấm gia đình mình. Ánh mắt đau đáu nhìn quanh như ước gì có ai đó biết mình còn sống, còn cần chút hơi ấm yêu thương. Tôi lặng nhìn ông, ông mỉm cười tả tơi, rồi gục đầu quay đi như không muốn ai thương hại.
Tôi đã cầu mong ông đủ sức khỏe để qua cơn bão, nhưng không may, một ngày cuối năm ông lại ra đi bởi những cơn bão lòng còn ngổn ngang, vương vãi đến cuối đời…
MIA
Đêm về trên con hẻm quen thuộc, người qua kẻ lại chẳng ai thèm để ý đến một người đàn ông gần 50 tuổi đang nằm trước hiên nhà, trên cái ghế đá chỏng chênh với nỗi lòng nặng trĩu. Những giọt mưa tí tách rơi, đài dự báo sẽ có một cơn bão mạnh đang hướng vào biển Đông, Sài Gòn chợt trở lạnh và thưa người qua lại.
Người đàn ông chẳng nói chẳng rằng, mắt lim dim nhìn vô định, chắc là ông đang nghĩ về cái thời còn kiếm được tiền, được vợ con thương yêu và chăm sóc, giờ hết thời rồi thì chỉ biết rơi nước mắt bởi sự vô tâm.
Mẹ tôi bảo, trước đây một tay ông đi làm thuê, ai thuê gì làm đó nuôi 3 đứa con trai ăn học. Nhưng chắc do cái nghèo mà chẳng đứa nào chịu ăn học thành tài nên tiếp tục cuộc đời làm thuê mướn như ông. Chỉ vài năm nay, từ lúc ông mắc bệnh lao nên không còn sức đi làm, phải sống phụ thuộc vào tiền của con, tiền cho vay bạc góp của vợ.
Hai năm trước có lần ông say xỉn về nhà lớn tiếng nên vợ con quyết định đuổi ông ra khỏi nhà, giờ ông phải sống trước mái hiên của gia đình mình mà cắn đắng. Con nó thương thì cho ít tiền để mua thuốc lá, còn khi nó giận thì tới bữa cơm ăn còn không có mà ăn, ông nói trong nước mắt.
Rồi có lần vợ ông lớn tiếng “Đàn ông mà không làm ra tiền mang về thì đừng đòi hỏi cơm ngon hay dở”. Ai đi ngang nghe thấy cũng chua xót.
Biết rằng trước đây ông ăn nhậu nên sai quấy với vợ con, biết rằng trước đây ông đã từng một thời sáng đi làm, chiều về thảnh thơi xem tivi, có khi chén tạc chén thù với bạn bè mà quên đi lời vợ con khuyên nhủ. Biết rằng giờ đây ông đã “hết thời” kiếm tiền vì không còn sức khỏe, biết rằng hết tình còn nghĩa nhưng hắt hủi nhau trong một mối quan hệ đầu ấp tay gối thì ai cũng thấy xót xa đến tận cùng.
Những câu chuyện về người chồng “sa cơ thất thế” bị đẩy ra bên lề xã hội ngày nay không phải là hiếm. Tuy nhiên, có không ít người phụ nữ vẫn sẵn sàng chấp nhận thay chồng gánh vác gia đình để anh an tâm vượt qua giai đoạn khó khăn và vươn lên gây dựng lại sự nghiệp. Nhưng cũng không ít gia đình tan nát cũng vì điều kiện vật chất của chồng không còn được giống như trước đây.
Là phụ nữ ai lại chẳng muốn vô lo, an nhàn và sống sung túc bên người mình yêu thương nhưng cuộc đời nhiều khi không giống như ta mơ ước.
Đàn ông với áp lực làm trụ cột gia đình, họ chỉ biết chăm chăm kiếm tiền về, đôi khi nghĩ rằng tiền sẽ mang lại hạnh phúc và sự tôn trọng nên họ cũng chẳng còn sức quan tâm đến những nhu cầu tình cảm giữa hai vợ chồng. Tình và nghĩa giờ thành ra có điều kiện kèm theo. Ta trở nên rạch ròi đến nỗi chẳng thể nào ôm lấy chút yêu thương và san sẻ cho người bên cạnh để thấy đời này còn chút tin yêu.
Có nhiều đàn ông hết thời không kiếm ra tiền, vì sĩ diện và sợ bị coi thường nên ra sức ức hiếp, đánh đập vợ con để thấy mình còn chút chỗ đứng trong mảnh ghép mang tên gia đình. Đàn ông có khi tới thời thì sinh tật mà hết thời thì sinh bệnh, mất lòng, mất hết sự tôn kính vốn dĩ là đặc quyền của phái mạnh.
Xung quanh tôi, những người đàn ông có trách nhiệm và yêu thương vợ con hết lòng không thiếu nhưng rồi lại có những người đàn ông lười biếng, cậy sức mạnh và tệ bạc với đàn bà cũng rất nhiều.
Bởi vậy, theo tôi chồng và vợ ai làm trụ cột không quan trọng, mà quan trọng là ta phải biết yêu thương, cảm thông và chia ngọt sẻ ngọt bùi cho nhau khi một trong hai gặp khó khăn cần sự giúp đỡ.
Là đàn ông, ta cũng đừng quá ỷ mình còn tiền, còn sức khỏe mà vô tâm với vợ con. Là đàn bà cũng đừng quá thờ ơ trước những nỗi đau của chồng mình. Đàn ông rồi sẽ hết thời, đàn bà cũng vậy! Chẳng ai khỏe mạnh, đủ đầy suốt cả đời, sẽ có lúc ta thèm một cái ôm, một câu nói yêu thương của người bạn đời bên cạnh để ta không thấy lạc lõng giữa cơn mê đời thế tục.
Thế nên hãy đối xử tốt với nhau ngay từ bây giờ, đừng lạc lòng cũng đừng so đo anh được em mất vì chắc gì cái ta được lại mang cho ta hạnh phúc.
Đâu đó trong máy cassette cũ kỹ của người đàn ông cô đơn đang nằm đợi bão vang lên bài hát mà có lẽ ông đã từng rất thích vào những năm tuổi trẻ. “Đời là vạn ngày sầu, biết tìm vui chốn nào. Ta quen nhau bao lâu, nhưng tình đã có gì đâu.” Nước mắt ông lăn dài, những cơn ho dằn vặt người đàn ông “hết thời” còn sót lại.
Tôi chợt nghĩ đến ba người con trai còn thời của ông ở tuổi đôi mươi quá ưu ái với cái sức khỏe tưởng chừng như vô tận đang nghĩ gì về người cha đang nằm vất vưởng bên khung cửa sổ trước hiên nhà. Phải chăng đàn ông mà hết thời thì dù là con trai mình nhưng bởi cũng là đàn ông với nhau nên không ai đủ “liêm sỉ” để nhìn mặt nhau?
Sài Gòn trong mắt bão ai cũng chẳng mong bước ra ngoài, người đàn ông hết thời vẫn một mình nằm đội mưa trước mái ấm gia đình mình. Ánh mắt đau đáu nhìn quanh như ước gì có ai đó biết mình còn sống, còn cần chút hơi ấm yêu thương. Tôi lặng nhìn ông, ông mỉm cười tả tơi, rồi gục đầu quay đi như không muốn ai thương hại.
Tôi đã cầu mong ông đủ sức khỏe để qua cơn bão, nhưng không may, một ngày cuối năm ông lại ra đi bởi những cơn bão lòng còn ngổn ngang, vương vãi đến cuối đời…
MIA