ĐÀN BÀ TẦM GỬI
ĐÀN BÀ TẦM GỬI
Ẩn trong từng nụ cười, ánh mắt là sự khát khao được thay đổi, được xinh đẹp, hạnh phúc giống như những người phụ nữ khác. Nhưng dường như chính những cái gọi là quen thuộc của tư duy và những trải nghiệm trong xóm lao động nghèo khiến “giấc mơ” của mỗi người bị đánh cắp, hay phải chăng họ chưa từng mơ và chưa bao giờ biết đòi hỏi?
Họ – những người đàn bà sống đời “tầm gửi”, quyết định bỏ lại những kỳ vọng, ước mơ để sống đời làm vợ, làm mẹ hay làm một người tình được chỉ định.
Trong một dịp tình cờ đi dạy các trẻ em nghèo trong khu phố lao động ở một quận gần trung tâm TPHCM, tôi làm quen được với rất nhiều bạn gái có con gửi đến lớp tình thương. Ngồi lân la trò chuyện cùng mọi người, tôi được biết hầu hết mẹ của các bé tuổi đời còn rất trẻ chưa đến 30 tuổi, có bạn chỉ vừa bước qua tuổi 20.
Có gia đình ba thế hệ chưa bao giờ cho con cái mình đi học, nhiều chị em không biết làm thế nào để kiếm tiền và chấp nhận lấy một người đàn ông cùng hoàn cảnh với mình. Họ “đặt cược” cuộc đời mình cho một người đàn ông tuy xa lạ nhưng lại rất đỗi quen thuộc về lối sống và cũng chẳng bao giờ biết ước mơ đổi thay!
Những đứa con theo nhau ra đời bỗng dưng mang một “trách nhiệm” lớn lên để cha mẹ nhờ vả hoặc phải có “bổn phận” lo lại cha mẹ. Cũng giống như thế hệ trước đây, chẳng biết con mình làm gì, làm như thế nào, miễn lớn lên sẽ được nhờ dù không nhiều thì ít.
Phải chăng giữa Sài Gòn xa hoa và một xã hội ngày càng phát triển, vẫn còn đâu đó một quan niệm “trời sinh voi sinh cỏ” hay quyền hạn của người lớn là đánh cắp những giấc mơ của trẻ nhỏ để chúng phải phục tùng và sống theo lối mòn của chúng ta mà ai cũng cho rằng đó là quy luật của tạo hóa?
Dường như những người phụ nữ mà tôi gặp vẫn đang tồn tại một cách vô hình giữa guồng quay của xã hội, đồng nghĩa với việc chẳng ai trong số họ đủ can đảm để mơ ước hay tự đặt ra cho mình một mục đích sống. Với một người khi sinh ra và lớn lên, để tồn tại trên đời này đâu chỉ có mục đích làm mẹ sinh con mà còn phải có trách nhiệm của một công dân trước xã hội.
Không ít lần trong cuộc sống thường nhật tôi có dịp gặp và trò chuyện với các bạn gái còn rất trẻ, rất xinh, và cũng rất thực dụng. Khi nói đến những mong muốn của bản thân thì nhiều bạn gái không giấu nỗi khát khao được tìm thấy một anh chồng giàu có để sau này có một cuộc sống an nhàn và sung sướng.
Linh – quê ở Tiền Giang lên Sài Gòn học đại học và sau đó đi làm tại một ngân hàng. Do điều kiện kinh tế khó khăn từ nhỏ nên cô luôn mơ ước tìm được một người chồng có địa vị và giàu có để được sung sướng sau này. Đi làm được một năm, Linh quen với một anh giám đốc công ty bất động sản và được anh cầu hôn mặc cho khoảng cách tuổi tác. Lấy chồng xong Linh xin nghỉ việc để ở nhà sinh con vì ông xã đã gần 60 nên Linh cũng không muốn chần chờ trong vấn đề con cái.
Chồng Linh vì là dân bất động sản nên rất ít khi ở nhà cùng gia đình. Sinh con xong Linh chỉ quanh quẩn ở nhà với người giúp việc. Từ khi nào Linh sinh ra nghi ngờ và cảm thấy bế tắc. Những cuộc cãi vã ngày càng nhiều với anh qua điện thoại. Rồi trong một lần nóng giận, chồng Linh đã quát cô là “đồ ăn bám”.
Những giọt nước mắt lăn dài trên gương mặt cằn cỗi của người đàn bà chưa đi hết tuổi đôi mươi. Linh chợt giật mình nhận ra bản thân từ trước giờ chẳng bao giờ có ước mơ riêng, hay có chăng là những suy nghĩ phù phiếm dựa vào tình yêu để tìm thấy giá trị bản thân để rồi ôm lấy bẽ bàng trong chính giấc mộng đổi đời của mình.
Linh đã từng là một cô gái xinh đẹp, có học thức nhưng Linh nghĩ chỉ có tình cảm mới làm bản thân mình hạnh phúc và hoàn thiện, vì thế Linh ra sức tìm kiếm và đặt vật chất lên trên tất cả những giá trị khác, chấp nhận đánh cược cả cuộc đời mình mà không nhận ra rằng giá trị của con người chưa bao giờ là do người yêu hay người bạn đời tạo ra mà phải do nỗ lực của chính bản thân mình.
Đây không phải là trường hợp hi hữu trong xã hội từ Đông sang Tây. Xung quanh chúng ta không thiếu những người phụ nữ ở mọi lứa tuổi, mọi giai cấp đang từ bỏ đam mê, lòng tự trọng của bản thân để bám vào những giá trị do người khác ban tặng. Phải chăng do chính quan niệm “đàn bà hơn nhau ở tấm chồng” vì thế mà ai cũng ra sức tranh giành và cố gắng biến mình thành những người phụ nữ vô hình trong mắt người đàn ông bên cạnh.
Đến một lúc nào đó bạn sẽ cảm thấy nhàm chán và trống rỗng với chính cuộc đời mình. Không còn ước mơ, chẳng có đam mê, không màng đến sở thích và cũng chưa bao giờ nghĩ đến tương lai thì khác gì “sống mòn” trong “giấc mơ xa hoa” mà chẳng bao giờ thấy được đường về.
Một khi bạn yêu bản thân, có mục đích sống rõ ràng, biết tự trọng và nhìn thấy giá trị của mình, biết bảo vệ nó trong mọi hoàn cảnh, không đánh đổi hay tìm giá trị qua những mối quan hệ nghĩa là bạn đang làm chủ cuộc đời của mình.
Để không trở thành những người đàn bà tầm gửi trong xã hội và trong những mối quan hệ, chúng ta phải có một công việc ổn định để có thể tự chủ được trong cuộc sống. Phải yêu và quý trọng bản thân mình thật nhiều trước khi đến với tình yêu, vì khi đó bạn mới biết cách cho đi và nhận lại như thế nào tránh phụ thuộc quá nhiều vào tình cảm của người khác.
Đừng bao giờ đánh mất đi giá trị và lòng tự trọng của bản thân dẫu biết rằng cuộc sống lứa đôi có khi chứa đầy những bộn bề, thất bại lẫn đắng cay. Hãy để bạn bè, người yêu, người bạn đời, gia đình trở thành những người bạn đồng hành với chúng ta trong cuộc sống. Những điều kiện sẽ không thể tồn tại trong những mối quan hệ tình cảm chân thành.
Dù cho bạn có là một người phụ nữ may mắn như thế nào đi chăng nữa, bạn cũng sẽ trở nên vô hình, là “tầm gửi” trong mắt kẻ khác nếu bạn bỏ quên giá trị, nhận thức và tình yêu của bản thân.
MIA
Ẩn trong từng nụ cười, ánh mắt là sự khát khao được thay đổi, được xinh đẹp, hạnh phúc giống như những người phụ nữ khác. Nhưng dường như chính những cái gọi là quen thuộc của tư duy và những trải nghiệm trong xóm lao động nghèo khiến “giấc mơ” của mỗi người bị đánh cắp, hay phải chăng họ chưa từng mơ và chưa bao giờ biết đòi hỏi?
Họ – những người đàn bà sống đời “tầm gửi”, quyết định bỏ lại những kỳ vọng, ước mơ để sống đời làm vợ, làm mẹ hay làm một người tình được chỉ định.
Trong một dịp tình cờ đi dạy các trẻ em nghèo trong khu phố lao động ở một quận gần trung tâm TPHCM, tôi làm quen được với rất nhiều bạn gái có con gửi đến lớp tình thương. Ngồi lân la trò chuyện cùng mọi người, tôi được biết hầu hết mẹ của các bé tuổi đời còn rất trẻ chưa đến 30 tuổi, có bạn chỉ vừa bước qua tuổi 20.
Có gia đình ba thế hệ chưa bao giờ cho con cái mình đi học, nhiều chị em không biết làm thế nào để kiếm tiền và chấp nhận lấy một người đàn ông cùng hoàn cảnh với mình. Họ “đặt cược” cuộc đời mình cho một người đàn ông tuy xa lạ nhưng lại rất đỗi quen thuộc về lối sống và cũng chẳng bao giờ biết ước mơ đổi thay!
Những đứa con theo nhau ra đời bỗng dưng mang một “trách nhiệm” lớn lên để cha mẹ nhờ vả hoặc phải có “bổn phận” lo lại cha mẹ. Cũng giống như thế hệ trước đây, chẳng biết con mình làm gì, làm như thế nào, miễn lớn lên sẽ được nhờ dù không nhiều thì ít.
Phải chăng giữa Sài Gòn xa hoa và một xã hội ngày càng phát triển, vẫn còn đâu đó một quan niệm “trời sinh voi sinh cỏ” hay quyền hạn của người lớn là đánh cắp những giấc mơ của trẻ nhỏ để chúng phải phục tùng và sống theo lối mòn của chúng ta mà ai cũng cho rằng đó là quy luật của tạo hóa?
Dường như những người phụ nữ mà tôi gặp vẫn đang tồn tại một cách vô hình giữa guồng quay của xã hội, đồng nghĩa với việc chẳng ai trong số họ đủ can đảm để mơ ước hay tự đặt ra cho mình một mục đích sống. Với một người khi sinh ra và lớn lên, để tồn tại trên đời này đâu chỉ có mục đích làm mẹ sinh con mà còn phải có trách nhiệm của một công dân trước xã hội.
Không ít lần trong cuộc sống thường nhật tôi có dịp gặp và trò chuyện với các bạn gái còn rất trẻ, rất xinh, và cũng rất thực dụng. Khi nói đến những mong muốn của bản thân thì nhiều bạn gái không giấu nỗi khát khao được tìm thấy một anh chồng giàu có để sau này có một cuộc sống an nhàn và sung sướng.
Linh – quê ở Tiền Giang lên Sài Gòn học đại học và sau đó đi làm tại một ngân hàng. Do điều kiện kinh tế khó khăn từ nhỏ nên cô luôn mơ ước tìm được một người chồng có địa vị và giàu có để được sung sướng sau này. Đi làm được một năm, Linh quen với một anh giám đốc công ty bất động sản và được anh cầu hôn mặc cho khoảng cách tuổi tác. Lấy chồng xong Linh xin nghỉ việc để ở nhà sinh con vì ông xã đã gần 60 nên Linh cũng không muốn chần chờ trong vấn đề con cái.
Chồng Linh vì là dân bất động sản nên rất ít khi ở nhà cùng gia đình. Sinh con xong Linh chỉ quanh quẩn ở nhà với người giúp việc. Từ khi nào Linh sinh ra nghi ngờ và cảm thấy bế tắc. Những cuộc cãi vã ngày càng nhiều với anh qua điện thoại. Rồi trong một lần nóng giận, chồng Linh đã quát cô là “đồ ăn bám”.
Những giọt nước mắt lăn dài trên gương mặt cằn cỗi của người đàn bà chưa đi hết tuổi đôi mươi. Linh chợt giật mình nhận ra bản thân từ trước giờ chẳng bao giờ có ước mơ riêng, hay có chăng là những suy nghĩ phù phiếm dựa vào tình yêu để tìm thấy giá trị bản thân để rồi ôm lấy bẽ bàng trong chính giấc mộng đổi đời của mình.
Linh đã từng là một cô gái xinh đẹp, có học thức nhưng Linh nghĩ chỉ có tình cảm mới làm bản thân mình hạnh phúc và hoàn thiện, vì thế Linh ra sức tìm kiếm và đặt vật chất lên trên tất cả những giá trị khác, chấp nhận đánh cược cả cuộc đời mình mà không nhận ra rằng giá trị của con người chưa bao giờ là do người yêu hay người bạn đời tạo ra mà phải do nỗ lực của chính bản thân mình.
Đây không phải là trường hợp hi hữu trong xã hội từ Đông sang Tây. Xung quanh chúng ta không thiếu những người phụ nữ ở mọi lứa tuổi, mọi giai cấp đang từ bỏ đam mê, lòng tự trọng của bản thân để bám vào những giá trị do người khác ban tặng. Phải chăng do chính quan niệm “đàn bà hơn nhau ở tấm chồng” vì thế mà ai cũng ra sức tranh giành và cố gắng biến mình thành những người phụ nữ vô hình trong mắt người đàn ông bên cạnh.
Đến một lúc nào đó bạn sẽ cảm thấy nhàm chán và trống rỗng với chính cuộc đời mình. Không còn ước mơ, chẳng có đam mê, không màng đến sở thích và cũng chưa bao giờ nghĩ đến tương lai thì khác gì “sống mòn” trong “giấc mơ xa hoa” mà chẳng bao giờ thấy được đường về.
Một khi bạn yêu bản thân, có mục đích sống rõ ràng, biết tự trọng và nhìn thấy giá trị của mình, biết bảo vệ nó trong mọi hoàn cảnh, không đánh đổi hay tìm giá trị qua những mối quan hệ nghĩa là bạn đang làm chủ cuộc đời của mình.
Để không trở thành những người đàn bà tầm gửi trong xã hội và trong những mối quan hệ, chúng ta phải có một công việc ổn định để có thể tự chủ được trong cuộc sống. Phải yêu và quý trọng bản thân mình thật nhiều trước khi đến với tình yêu, vì khi đó bạn mới biết cách cho đi và nhận lại như thế nào tránh phụ thuộc quá nhiều vào tình cảm của người khác.
Đừng bao giờ đánh mất đi giá trị và lòng tự trọng của bản thân dẫu biết rằng cuộc sống lứa đôi có khi chứa đầy những bộn bề, thất bại lẫn đắng cay. Hãy để bạn bè, người yêu, người bạn đời, gia đình trở thành những người bạn đồng hành với chúng ta trong cuộc sống. Những điều kiện sẽ không thể tồn tại trong những mối quan hệ tình cảm chân thành.
Dù cho bạn có là một người phụ nữ may mắn như thế nào đi chăng nữa, bạn cũng sẽ trở nên vô hình, là “tầm gửi” trong mắt kẻ khác nếu bạn bỏ quên giá trị, nhận thức và tình yêu của bản thân.
MIA