CÓ CON LÀ MỘT LỰA CHỌN
CÓ CON LÀ MỘT LỰA CHỌN
Tuần trước, một người bạn tâm sự với tôi rằng cô ấy hối hận vì có con. Cô ấy tiếp tục nói rằng cô ấy cảm thấy không thể chia sẻ điều này với bất cứ ai. Dường như bạn bè xung quanh cô ấy đều hạnh phúc với gia đình nhỏ của mình và cô ấy cảm thấy mình là một người tồi tệ khi tiết lộ những cảm xúc tiêu cực khi có con.
Trong lĩnh vực tư vấn, tôi từng nhận được nhiều tâm sự của các bà mẹ rằng ít nhất một lần trong đời họ đã hối hận vì có con, và cảm thấy như mình là những người phụ nữ kinh khủng. Tôi tin rằng đó là cảm giác tội lỗi do hệ tư tưởng của xã hội tạo ra, khiến phụ nữ không chỉ cảm thấy bị cô lập mà còn gây tổn hại lớn cả về tinh thần lẫn thể chất.
Chúng ta không thể đối mặt và giải quyết những cảm xúc tiêu cực của mình nếu chúng ta không được phép thừa nhận chúng.
Trở lại với người chị ở đầu câu chuyện. Chị ấy sinh ra và lớn lên trong một gia đình truyền thống và lấy chồng theo sự sắp xếp của cha mẹ sau vỏn vẹn 6 tháng gặp gỡ và tìm hiểu. Kết hôn xong chị ấy ngay lập tức dính bầu, thật ra chị cũng không muốn kế hoạch gì cả theo nguyện vọng của gia đình chồng và cả gia đình cha mẹ ruột.
Không may, lần mang thai đầu tiên không thành. Nhiều tháng liền sau đó, chị chịu áp lực về tâm lý và mỗi ngày đều cầu nguyện mình sinh được một đứa con. Dường như tâm trí chị lúc bấy giờ chỉ quẩn quanh mỗi việc thoát ra mặc cảm thất bại của việc sinh em bé trong lần đầu tiên.
Và rồi một sinh linh bé bỏng cũng chào đời, trong niềm hân hoan vui sướng của cả gia đình hai bên. Khi con bé 2 tuổi, chị lại mang thai đứa thứ hai (lần này là ngoài ý muốn). Thằng bé được sinh ra khó khăn hơn chị của nó, và mãi đến năm nó 1 tuổi thì chị vẫn rất vất vả trong việc chăm sóc nó.
Nhưng vài năm sau đó thì chị lại có thai đứa tiếp theo, mặc dù vô cùng vất vả trong việc chăm sóc lũ trẻ nhưng chị vẫn không hối tiếc nhiều. Được sinh ra và nuôi dạy trong một gia đình gia giáo, chị chính là hình mẫu của người phụ nữ giàu lòng hy sinh và vị tha nhất mà tôi từng biết.
Thời gian thấm thoát trôi qua, chị vẫn bị cuốn vào vòng xoáy chăm sóc con cái và mọi chuyện có thể xem là ổn cho đến khi chị mang thai đứa thứ 4. Vấn đề có thể lý giải được. Chị ngày càng lớn tuổi hơn. Tuổi tác làm cho con người trưởng thành hơn, nhưng vì chị đã dốc sức cho lũ trẻ trong suốt nhiều năm nên đến giờ phút này chị thực sự kiệt sức.
Bởi vì chị kết hôn khi đã quá lứa lỡ thì, vợ chồng chị đã có những đứa trẻ này rất sớm trong cuộc hôn nhân của mình, có nghĩa là cả hai có rất ít thời gian riêng tư cho cuộc sống lứa đôi thời không vướng bận con cái (khoảng 11 tháng).
Thêm vào đó, chồng chị làm việc xa nhà ba ngày một tuần trong tám năm đầu sau khi cưới nhau và việc “đơn thân độc mã” nuôi dạy lũ trẻ rất khó khăn. Nuôi dạy trẻ em lấy đi mọi thứ từ bạn và (đặc biệt nếu bạn là mẹ hoặc người chăm sóc chính) khiến bạn gần như không có gì cho bản thân.
Tôi nghĩ vấn đề cơ bản ở đây là văn hóa của chúng ta đã khiến chúng ta tin rằng hai cảm xúc đối lập dường như không thể cùng nhau tồn tại.
Bạn không thể sợ hãi và hạnh phúc.
Bạn không thể đau khổ và cảm thấy yêu thương.
Bạn không thể vui sướng và lo sợ.
Bạn không thể bày tỏ sự tức giận và mong muốn được yên ổn.
Bạn không thể bảo vệ quan điểm của mình và yêu thương những người phản đối bạn.
Bạn không thể hối tiếc có con và vẫn hoàn toàn yêu chúng và biết ơn sự tồn tại của chúng.
Cuộc sống không phải chỉ có hai màu đen và trắng. Bạn có thể có tất cả những điều đó, và tôi không nghĩ bạn nên cảm thấy tội lỗi về nó. Sự ray rứt hiếm khi mang lại lợi ích. Xấu hổ sẽ không giúp bạn chữa lành những cảm xúc tiêu cực. Che đậy cảm xúc sẽ không khiến nó biến mất và cũng không giải quyết được vấn đề.
Như một câu rất hay mà tôi từng nghe đâu đó rằng: “Lái xe đi thẳng trên một con đường quanh co không làm cho con đường đó thẳng mà chỉ khiến bạn đâm đầu vào vách núi”.
LILA
Tuần trước, một người bạn tâm sự với tôi rằng cô ấy hối hận vì có con. Cô ấy tiếp tục nói rằng cô ấy cảm thấy không thể chia sẻ điều này với bất cứ ai. Dường như bạn bè xung quanh cô ấy đều hạnh phúc với gia đình nhỏ của mình và cô ấy cảm thấy mình là một người tồi tệ khi tiết lộ những cảm xúc tiêu cực khi có con.
Trong lĩnh vực tư vấn, tôi từng nhận được nhiều tâm sự của các bà mẹ rằng ít nhất một lần trong đời họ đã hối hận vì có con, và cảm thấy như mình là những người phụ nữ kinh khủng. Tôi tin rằng đó là cảm giác tội lỗi do hệ tư tưởng của xã hội tạo ra, khiến phụ nữ không chỉ cảm thấy bị cô lập mà còn gây tổn hại lớn cả về tinh thần lẫn thể chất.
Chúng ta không thể đối mặt và giải quyết những cảm xúc tiêu cực của mình nếu chúng ta không được phép thừa nhận chúng.
Trở lại với người chị ở đầu câu chuyện. Chị ấy sinh ra và lớn lên trong một gia đình truyền thống và lấy chồng theo sự sắp xếp của cha mẹ sau vỏn vẹn 6 tháng gặp gỡ và tìm hiểu. Kết hôn xong chị ấy ngay lập tức dính bầu, thật ra chị cũng không muốn kế hoạch gì cả theo nguyện vọng của gia đình chồng và cả gia đình cha mẹ ruột.
Không may, lần mang thai đầu tiên không thành. Nhiều tháng liền sau đó, chị chịu áp lực về tâm lý và mỗi ngày đều cầu nguyện mình sinh được một đứa con. Dường như tâm trí chị lúc bấy giờ chỉ quẩn quanh mỗi việc thoát ra mặc cảm thất bại của việc sinh em bé trong lần đầu tiên.
Và rồi một sinh linh bé bỏng cũng chào đời, trong niềm hân hoan vui sướng của cả gia đình hai bên. Khi con bé 2 tuổi, chị lại mang thai đứa thứ hai (lần này là ngoài ý muốn). Thằng bé được sinh ra khó khăn hơn chị của nó, và mãi đến năm nó 1 tuổi thì chị vẫn rất vất vả trong việc chăm sóc nó.
Nhưng vài năm sau đó thì chị lại có thai đứa tiếp theo, mặc dù vô cùng vất vả trong việc chăm sóc lũ trẻ nhưng chị vẫn không hối tiếc nhiều. Được sinh ra và nuôi dạy trong một gia đình gia giáo, chị chính là hình mẫu của người phụ nữ giàu lòng hy sinh và vị tha nhất mà tôi từng biết.
Thời gian thấm thoát trôi qua, chị vẫn bị cuốn vào vòng xoáy chăm sóc con cái và mọi chuyện có thể xem là ổn cho đến khi chị mang thai đứa thứ 4. Vấn đề có thể lý giải được. Chị ngày càng lớn tuổi hơn. Tuổi tác làm cho con người trưởng thành hơn, nhưng vì chị đã dốc sức cho lũ trẻ trong suốt nhiều năm nên đến giờ phút này chị thực sự kiệt sức.
Bởi vì chị kết hôn khi đã quá lứa lỡ thì, vợ chồng chị đã có những đứa trẻ này rất sớm trong cuộc hôn nhân của mình, có nghĩa là cả hai có rất ít thời gian riêng tư cho cuộc sống lứa đôi thời không vướng bận con cái (khoảng 11 tháng).
Thêm vào đó, chồng chị làm việc xa nhà ba ngày một tuần trong tám năm đầu sau khi cưới nhau và việc “đơn thân độc mã” nuôi dạy lũ trẻ rất khó khăn. Nuôi dạy trẻ em lấy đi mọi thứ từ bạn và (đặc biệt nếu bạn là mẹ hoặc người chăm sóc chính) khiến bạn gần như không có gì cho bản thân.
Tôi nghĩ vấn đề cơ bản ở đây là văn hóa của chúng ta đã khiến chúng ta tin rằng hai cảm xúc đối lập dường như không thể cùng nhau tồn tại.
Bạn không thể sợ hãi và hạnh phúc.
Bạn không thể đau khổ và cảm thấy yêu thương.
Bạn không thể vui sướng và lo sợ.
Bạn không thể bày tỏ sự tức giận và mong muốn được yên ổn.
Bạn không thể bảo vệ quan điểm của mình và yêu thương những người phản đối bạn.
Bạn không thể hối tiếc có con và vẫn hoàn toàn yêu chúng và biết ơn sự tồn tại của chúng.
Cuộc sống không phải chỉ có hai màu đen và trắng. Bạn có thể có tất cả những điều đó, và tôi không nghĩ bạn nên cảm thấy tội lỗi về nó. Sự ray rứt hiếm khi mang lại lợi ích. Xấu hổ sẽ không giúp bạn chữa lành những cảm xúc tiêu cực. Che đậy cảm xúc sẽ không khiến nó biến mất và cũng không giải quyết được vấn đề.
Như một câu rất hay mà tôi từng nghe đâu đó rằng: “Lái xe đi thẳng trên một con đường quanh co không làm cho con đường đó thẳng mà chỉ khiến bạn đâm đầu vào vách núi”.
LILA