CHÊNH VÊNH LÀ CHUYỆN NHỎ
CHÊNH VÊNH LÀ CHUYỆN NHỎ
Có rất nhiều buổi sáng, nắng đã lên xanh nhưng không muốn thức dậy, không muốn làm bất cứ điều gì. Có rất nhiều đêm đã rất khuya nhưng vẫn thao thức, trở trăn không cách nào chợp mắt. Bây giờ, người ta hay gọi đó là cảm giác chênh vênh, lưng chừng.
Chênh vênh nhan nhản nhiều độ tuổi: 20, 22, 25, 29… Những con số đánh dấu những cột mốc chuyển mình. Lúc hoang mang về công việc, tương lai khi gần tốt nghiệp, khi ra trường loay hoay với những tờ đơn xin việc, khi đã trải qua vài lần nhảy việc và kém may mắn bị tổn thương vì tình cảm, khi bước gần đến tuổi ba mươi mà bức tranh tương lai gần cũng như xa chưa rõ nét… Và còn rất nhiều những “chênh vênh” khác hoặc tương tự như thế.
Theo góc nhìn của cá nhân, tôi cho rằng chênh vênh chuyện thường của đời người hậu thành niên. Bởi vì nếu theo định nghĩa của chênh vênh là cảm giác loay hoay không biết làm gì tiếp theo, không muốn làm bất kì điều gì, bất an, không vững vàng thì mô tả đó sẽ không chỉ có mặt ở con số 20, 22, 25, 29 mà nó có thể xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào, khi bất kì ai trong chúng ta gặp khó khăn, trở ngại hay thất bại trong công việc, tình cảm, mối quan hệ, cuộc sống…
Và thậm chí khi thành công, người ta cũng sẽ chênh vênh vì lúc đó, thứ họ mang vác trên vai không đơn thuần chỉ là mục tiêu thành công ban đầu nữa, mà sẽ là trách nhiệm để duy trì và phát triển thành tựu đó, bởi lúc đó việc thất bại đã không chỉ ảnh hưởng đến đời sống của một cá nhân nữa.
Kể cả khi chúng ta lớn tuổi dần, cảm giác này cũng sẽ tái diễn. Chỉ khác ở chỗ khi đó chúng ta đã đủ trải nghiệm để đối mặt một cách bình tĩnh, thản nhiên hơn với những thất vọng và giữa các lựa chọn.
Lấy ví dụ ở độ tuổi hai mươi, nhiều bạn trẻ hoang mang không biết làm gì sau khi ra trường, không biết mình có khả năng gì, sợ không làm được việc. Tại sao bạn không nghĩ rằng mình nên có một công việc trước đã và trải nghiệm nó. Mình hãy tạm ngừng suy nghĩ phải làm việc mình thích thì mới toàn tâm, toàn ý. Bởi khi vẫn chưa xác định được mình thích cái gì thì càng suy nghĩ chỉ càng thấy mông lung về tương lai. Có người mất cả mười năm để tìm được việc mình thích cơ mà, chỉ mới ra trường thôi thì đừng mất giờ để “chênh vênh”. Thay vì ngồi hoang mang, nghĩ ngợi rồi bị nhấn chìm vào suy nghĩ bản thân vô dụng, tệ hại, so sánh với người khác, rồi tiêu cực, tự kỉ thì hãy bắt đầu ngay một công việc để biết thực tế chạm vào người như thế nào. Lúc đấy, bản thân sẽ biết mình có khả năng gì và thiếu hụt điều gì để bổ khuyết.
Không ai trong chúng ta tránh được chênh vênh vì làm gì có ai trên đời này có được một cuộc đời mỹ mãn, làm gì cũng thuận lợi 100%. Đời người vốn đã mặc định sẽ trải qua biến cố – trải qua hoang mang – rồi mới trưởng thành. Khi tiêm vào suy nghĩ về sự chênh vênh của từng độ tuổi, phải chăng chính chúng ta đã và đang làm phức tạp hoá một cuộc sống vốn dĩ đã đủ phức tạp sẵn rồi?
Chênh vênh là một gia vị của đời sống. Nhưng nêm quá tay một gia vị nào đó sẽ khiến người nấu chỉ muốn vứt bỏ món ăn cuộc đời mà thôi. Càng phát tán những chênh vênh sẽ càng làm bản thân chìm sâu trong yếu đuối vô vọng, trong khi nó vốn chỉ là một điều thường gặp trong cuộc đời. Cuộc sống vận hành ngoài thực tế bằng hành động chứ không phải trên suy nghĩ tiêu cực hay trí tưởng tượng.
Tại sao chúng ta lại cố sắm một vai trong vở kịch cuộc đời mà không chọn làm đạo diễn cho nó? Khả năng của con người là vô tận nhưng nếu chính con người tự đóng khung, giới hạn khả năng của mình thì cái vô tận đó sau cùng cũng biến mất.
Chênh vênh sẽ chỉ là chuyện nhỏ khi chúng ta bồi đắp suy nghĩ tích cực, chơi cùng với những người tích cực. Dần dà sẽ học được cách chấp nhận biến cố và vượt qua nó.
Chênh vênh là một điều tất yếu của cuộc sống. Rơi vào trạng thái chênh vênh là điều dễ hiểu khi va vấp, nhưng nếu tiếp tục để những chênh vênh cắm rễ thì đó lựa chọn thỏa hiệp làm một con rối cho cuộc đời giật dây.
LẠC NHIÊN
Có rất nhiều buổi sáng, nắng đã lên xanh nhưng không muốn thức dậy, không muốn làm bất cứ điều gì. Có rất nhiều đêm đã rất khuya nhưng vẫn thao thức, trở trăn không cách nào chợp mắt. Bây giờ, người ta hay gọi đó là cảm giác chênh vênh, lưng chừng.
Chênh vênh nhan nhản nhiều độ tuổi: 20, 22, 25, 29… Những con số đánh dấu những cột mốc chuyển mình. Lúc hoang mang về công việc, tương lai khi gần tốt nghiệp, khi ra trường loay hoay với những tờ đơn xin việc, khi đã trải qua vài lần nhảy việc và kém may mắn bị tổn thương vì tình cảm, khi bước gần đến tuổi ba mươi mà bức tranh tương lai gần cũng như xa chưa rõ nét… Và còn rất nhiều những “chênh vênh” khác hoặc tương tự như thế.
Theo góc nhìn của cá nhân, tôi cho rằng chênh vênh chuyện thường của đời người hậu thành niên. Bởi vì nếu theo định nghĩa của chênh vênh là cảm giác loay hoay không biết làm gì tiếp theo, không muốn làm bất kì điều gì, bất an, không vững vàng thì mô tả đó sẽ không chỉ có mặt ở con số 20, 22, 25, 29 mà nó có thể xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào, khi bất kì ai trong chúng ta gặp khó khăn, trở ngại hay thất bại trong công việc, tình cảm, mối quan hệ, cuộc sống…
Và thậm chí khi thành công, người ta cũng sẽ chênh vênh vì lúc đó, thứ họ mang vác trên vai không đơn thuần chỉ là mục tiêu thành công ban đầu nữa, mà sẽ là trách nhiệm để duy trì và phát triển thành tựu đó, bởi lúc đó việc thất bại đã không chỉ ảnh hưởng đến đời sống của một cá nhân nữa.
Kể cả khi chúng ta lớn tuổi dần, cảm giác này cũng sẽ tái diễn. Chỉ khác ở chỗ khi đó chúng ta đã đủ trải nghiệm để đối mặt một cách bình tĩnh, thản nhiên hơn với những thất vọng và giữa các lựa chọn.
Lấy ví dụ ở độ tuổi hai mươi, nhiều bạn trẻ hoang mang không biết làm gì sau khi ra trường, không biết mình có khả năng gì, sợ không làm được việc. Tại sao bạn không nghĩ rằng mình nên có một công việc trước đã và trải nghiệm nó. Mình hãy tạm ngừng suy nghĩ phải làm việc mình thích thì mới toàn tâm, toàn ý. Bởi khi vẫn chưa xác định được mình thích cái gì thì càng suy nghĩ chỉ càng thấy mông lung về tương lai. Có người mất cả mười năm để tìm được việc mình thích cơ mà, chỉ mới ra trường thôi thì đừng mất giờ để “chênh vênh”. Thay vì ngồi hoang mang, nghĩ ngợi rồi bị nhấn chìm vào suy nghĩ bản thân vô dụng, tệ hại, so sánh với người khác, rồi tiêu cực, tự kỉ thì hãy bắt đầu ngay một công việc để biết thực tế chạm vào người như thế nào. Lúc đấy, bản thân sẽ biết mình có khả năng gì và thiếu hụt điều gì để bổ khuyết.
Không ai trong chúng ta tránh được chênh vênh vì làm gì có ai trên đời này có được một cuộc đời mỹ mãn, làm gì cũng thuận lợi 100%. Đời người vốn đã mặc định sẽ trải qua biến cố – trải qua hoang mang – rồi mới trưởng thành. Khi tiêm vào suy nghĩ về sự chênh vênh của từng độ tuổi, phải chăng chính chúng ta đã và đang làm phức tạp hoá một cuộc sống vốn dĩ đã đủ phức tạp sẵn rồi?
Chênh vênh là một gia vị của đời sống. Nhưng nêm quá tay một gia vị nào đó sẽ khiến người nấu chỉ muốn vứt bỏ món ăn cuộc đời mà thôi. Càng phát tán những chênh vênh sẽ càng làm bản thân chìm sâu trong yếu đuối vô vọng, trong khi nó vốn chỉ là một điều thường gặp trong cuộc đời. Cuộc sống vận hành ngoài thực tế bằng hành động chứ không phải trên suy nghĩ tiêu cực hay trí tưởng tượng.
Tại sao chúng ta lại cố sắm một vai trong vở kịch cuộc đời mà không chọn làm đạo diễn cho nó? Khả năng của con người là vô tận nhưng nếu chính con người tự đóng khung, giới hạn khả năng của mình thì cái vô tận đó sau cùng cũng biến mất.
Chênh vênh sẽ chỉ là chuyện nhỏ khi chúng ta bồi đắp suy nghĩ tích cực, chơi cùng với những người tích cực. Dần dà sẽ học được cách chấp nhận biến cố và vượt qua nó.
Chênh vênh là một điều tất yếu của cuộc sống. Rơi vào trạng thái chênh vênh là điều dễ hiểu khi va vấp, nhưng nếu tiếp tục để những chênh vênh cắm rễ thì đó lựa chọn thỏa hiệp làm một con rối cho cuộc đời giật dây.
LẠC NHIÊN