CHẲNG AI CHỊU NHẬN MÌNH NGƯỢC ĐÃI CON
CHẲNG AI CHỊU NHẬN MÌNH NGƯỢC ĐÃI CON
Vẫn là gương mặt này, vẫn mái tóc bảy ba sắc lẹm, vẫn là nụ cười nghiêm nghị nằm trong tấm di ảnh trên bàn thờ, vậy mà đứa con gái chẳng thể nhỏ một giọt nước mắt ly biệt. Nỗi đau mà người cha ruột gây ra hóa ra đến cái chết cũng không thể gột rửa. Có gì đó cứ nghèn nghẹn ở lại, thì ra là những vết thương cứ rên siết đến cuối đời.
Mùi vị của sự ngược đãi
Người ta bảo “Hùm dữ không ăn thịt con”, nhưng với Thụy Ân thì ngược lại. Những ngày sống cùng cha mẹ là những ngày đau khổ nhất trần đời. Cha Ân là một người đàn ông cực kỳ nóng tính, khi giận vợ con ông sẵn sàng hất tung mâm cơm đang ăn dở cùng gia đình xuống đất. Có lần, ông về tìm không thấy mẹ đâu, cơm vẫn chưa nấu thế là ông lôi con gái ra đánh. Cây đòn gánh gãy đôi chỉ vì cơn giận ất ư nào đó của cha ngoài đường. Trong đôi mắt đục ngầu, ông luôn ngấm ngầm nỗi oán giận “vô phúc mới sinh ra” đứa con gái trên đời.
Mỗi khi bị đánh, Thụy Ân cầu cứu sự giúp đỡ của mẹ vậy mà bà bảo cô đáng bị như thế, cha đánh thì đã sao, cả nhà này ai chẳng bị đánh? Chẳng bao lâu, cái ngày bội bạc cũng đến, ông bỏ nhà theo người đàn bà khác. Ngỡ những ngày tháng còn lại Ân sẽ được mẹ thương yêu, nào ngờ bà lại đỗ hết lỗi vào người đứa con gái nhỏ dại. Khi tức giận mẹ không ngừng chửi mắng, rồi dọa sẽ bán con đi để khổ nhọc không cớ gì tồn tại.
Ngày miền Hạ trôi qua nhợt nhạt như gương mặt biết bao người đàn bà đang bán mặt cho đất kiếm sống qua ngày. Lúc lên 10, Ân đã biết đi hái rau, bắt ốc, chăn bò, ai kêu gì làm nấy. Hằng ngày, bị đám con trai trong lớp trêu chọc do không đủ tiền đóng học phí mà ức, khóc chẳng nên lời. Cực quá nên không ít lần con bé nghĩ thầm, chắc mình là đứa ăn hại nên cha mẹ mới bỏ không thương, có khi chết đi mẹ sẽ hài lòng, cha sẽ trở về vì không còn ai phải thấy cái dáng lủi thủi đáng thương của cô trên cõi đời này.
Mười 17 tuổi, cô bị một người đàn ông say xỉn giống hệt ba gạ gẫm có bầu. Ôm lấy đứa con thơ trên tay mà tự hỏi, đời rồi sẽ ra sau khi phải đối mặt với tháng ngày phía trước. Cô nghĩ đến cảnh căm ghét nhau cũng là một giải pháp để chống lại nỗi đau tìm về. Hết lần này đến lần khác, Thụy Ân cần một thứ tình cảm mãnh liệt, giày vò, tổn thương để thấy mình còn cớ để tồn tại. Thật khó để Ân có thể sống thiếu những gã đàn ông tệ bạc, chỉ bởi mùi vị của sự chối bỏ và ngược đãi đã thành quen thuộc hơn là mùi của những yêu thương lành mạnh.
Cha ghét “mùi” của đứa con gái lúc trưởng thành
Ánh mắt vời vợi của Ngân Hà mãi mãi chẳng hiểu tại sao cha chưa bao giờ thương cô, chẳng nói những lời dịu dàng như bao người cha với con gái. Thật tâm cô ước mình như con nít khác, được cha mẹ thương yêu một tình yêu bình dị, dịu dàng.
Có cha là một bác sĩ có tiếng trong thị trấn, còn mẹ đi dạy học trong xã nên gia đình Hà được coi là mẫu mực. Dường như cái vỏ bọc hoàn hảo cố tình lấp đi những bệ rạc của người lớn càng làm cho các thành viên trong gia đình thêm ngột ngạt. Ngân Hà đẹp từ nhỏ, cái đẹp miền Nam đằm thắm, nhã nhặn pha chút bướng bỉnh không lẫn vào đâu tưởng là một đặc ân không ngờ lại là bất hạnh. Nhiều lúc con bé cảm thấy buồn và cô đơn. Cha luôn đem ngoại hình mình ra trêu chọc, khoảng mười một tuổi thì ông bắt đầu nói ra những lời khủng khiếp. Mẹ thì dửng dưng, với bà không gì hơn là phải giữ cho gia đình lành lặn, mặc cho đứa con gái bé nhỏ gào khóc vì lời ngược đãi của cha mình.
Trong khi ai cũng bảo con bé đáng yêu thì cha cô khăng khăng cho rằng cô là đứa xấu xí, có mùi dơ bẩn. Từ một bé gái hoạt bát, Hà trốn miết ở trong phòng vì cô sợ sự tệ hại của mình. Con bé cố tránh mặt cha để không phải nghe những lời chỉ trích, mạt xác. Đến khi vào trung học, Hà được mời làm mẫu áo dài cho các bạn. Cô nhận ra chính dáng hình thiếu nữ làm ông ám ảnh. Sự phát triển tính dục của con gái kích thích cảm xúc lo âu, tội lỗi trong ông. Để mỗi lần có dịp nhìn chằm chằm vào cơ thể của Hà, sự giận dữ đó lại bộc phát. Chỉ khi nhục mạ con gái mình, ông mới có thể trốn tránh và chối bỏ trách nhiệm về cảm xúc của chính mình.
Ngân Hà kết hôn khi mới 19 tuổi chỉ để chạy trốn khỏi người cha bạo hành và một người mẹ thụ động. Cuộc hôn nhân đầu tiên chẳng mang lại kết quả tốt đẹp. Anh ta đánh Hà khi cô mang thai và rời bỏ cô sau khi đứa trẻ được sinh ra đời. Vài năm sau, Hà lại tái hôn với một người đàn ông không biết vũ lực nhưng chẳng chịu nói chuyện hay chia sẻ với nhau về mặt tình cảm. Mười năm sống chung, Hà học được cách tự lo cho cuộc sống của mình. Cô bước ra khỏi cuộc hôn nhân thứ hai với bao vụng về, ê chề và thất vọng. Cô chẳng thể nghĩ tốt hơn về mình. Hết lần này đến lần khác, cô đặt lòng tự trọng vào tay kẻ khác, cố làm họ yêu – những kẻ tàn nhẫn, bạo hành hoặc xa cách – giống hệt cha cô.
Hóa ra, hoa cũng có thể nở trên sa mạc
Việc trẻ con có thể bị hủy hoại vì những lời nhục mạ, hành động đánh đập, mắng chửi của bạn bè, thầy cô, anh chị em, người thân trong gia đình là quá rõ ràng, thế nhưng trẻ con yếu đuối nhất vẫn là khi đứng trước cha mẹ. Vì sau cùng, cha mẹ cũng là trung tâm của thế giới con trẻ. Và một khi không cảm nhận được tình yêu thương và sự tôn trọng của đấng sinh thành, trẻ con sẽ tự đổ hết lỗi về mình. Trách nhiệm làm vui lòng cha mẹ, cùng tình yêu thương không được chấp nhận khiến những đứa trẻ bị ngược đãi như Thụy Ân và Ngân Hà dễ rơi vào những mối quan hệ độc hại khi trưởng thành vì chẳng ai hướng dẫn các em phải bảo vệ bản thân thế nào cho đúng.
Sau tuổi 50, người lớn bắt đầu học cách làm cha mẹ. Họ muốn con cái nghĩ đến khi tuổi già. Còn những tổn thương họ đã gây ra cho con được kể lại một cách nhẹ tênh “Tất cả là vì cha mẹ muốn tốt cho con”. Chưa bao giờ họ chấp nhận đã từng ngược đãi con, khiến cho nỗi đau mà chúng phải lầm lũi chịu đựng cứ thế ngày đêm âm ỉ.
Những đứa trẻ bị ngược đãi từ chính cha mẹ sẽ phát triển tâm lý theo hướng liên kết giữa tình yêu và ngược đãi. Khi trưởng thành sẽ có một niềm tin rằng không thể có được sự yêu thương nếu không bị ai đó ngược đãi. Thay vì bị bỏ rơi ở một vùng đất đáng sợ và xa lạ, những đứa trẻ này đã bị bỏ rơi ngay trong chính gia đình nhỏ của mình.
Con người ta sống miết rồi so ra cái nào có thể quên, cái nào quên và cái nào thì vĩnh viễn ghim ở trong lòng. Ngày ba mất, Ân đứng xa nhìn ông khô quánh. Nước mắt cạn dòng từ những ngày ông bỏ rơi gia đình. Đến chết ông vẫn say xỉn như một thói quen đã rồi chẳng thể sửa. Ai cũng bảo ông sướng vì chưa bao giờ ông sống vì vợ con dẫu chỉ một ngày. Hình ảnh cha đánh Ân cũng nhạt nhòa dần trong nước mắt. Rồi mỗi đêm trong hàng ngàn đêm, đứa trẻ bị tổn thương trong lòng Ân và Hà được phép trở mình, mang theo về một nụ cười hiền hậu cùng lời nhắn nhủ “Điều cuối cùng làm mình hạnh phúc là yêu chứ không phải là hận”.
Hoa cũng có thể nở trên sa mạc. Bằng tình yêu, niềm tin, và sự quý trọng bản thân ở hiện tại đã giúp Hà nhận ra lòng tự trọng mà cô đã từng nghĩ rằng mất đi thật ra chỉ là bị đặt nhầm chỗ mà thôi….
MIA NGUYỄN
Vẫn là gương mặt này, vẫn mái tóc bảy ba sắc lẹm, vẫn là nụ cười nghiêm nghị nằm trong tấm di ảnh trên bàn thờ, vậy mà đứa con gái chẳng thể nhỏ một giọt nước mắt ly biệt. Nỗi đau mà người cha ruột gây ra hóa ra đến cái chết cũng không thể gột rửa. Có gì đó cứ nghèn nghẹn ở lại, thì ra là những vết thương cứ rên siết đến cuối đời.
Mùi vị của sự ngược đãi
Người ta bảo “Hùm dữ không ăn thịt con”, nhưng với Thụy Ân thì ngược lại. Những ngày sống cùng cha mẹ là những ngày đau khổ nhất trần đời. Cha Ân là một người đàn ông cực kỳ nóng tính, khi giận vợ con ông sẵn sàng hất tung mâm cơm đang ăn dở cùng gia đình xuống đất. Có lần, ông về tìm không thấy mẹ đâu, cơm vẫn chưa nấu thế là ông lôi con gái ra đánh. Cây đòn gánh gãy đôi chỉ vì cơn giận ất ư nào đó của cha ngoài đường. Trong đôi mắt đục ngầu, ông luôn ngấm ngầm nỗi oán giận “vô phúc mới sinh ra” đứa con gái trên đời.
Mỗi khi bị đánh, Thụy Ân cầu cứu sự giúp đỡ của mẹ vậy mà bà bảo cô đáng bị như thế, cha đánh thì đã sao, cả nhà này ai chẳng bị đánh? Chẳng bao lâu, cái ngày bội bạc cũng đến, ông bỏ nhà theo người đàn bà khác. Ngỡ những ngày tháng còn lại Ân sẽ được mẹ thương yêu, nào ngờ bà lại đỗ hết lỗi vào người đứa con gái nhỏ dại. Khi tức giận mẹ không ngừng chửi mắng, rồi dọa sẽ bán con đi để khổ nhọc không cớ gì tồn tại.
Ngày miền Hạ trôi qua nhợt nhạt như gương mặt biết bao người đàn bà đang bán mặt cho đất kiếm sống qua ngày. Lúc lên 10, Ân đã biết đi hái rau, bắt ốc, chăn bò, ai kêu gì làm nấy. Hằng ngày, bị đám con trai trong lớp trêu chọc do không đủ tiền đóng học phí mà ức, khóc chẳng nên lời. Cực quá nên không ít lần con bé nghĩ thầm, chắc mình là đứa ăn hại nên cha mẹ mới bỏ không thương, có khi chết đi mẹ sẽ hài lòng, cha sẽ trở về vì không còn ai phải thấy cái dáng lủi thủi đáng thương của cô trên cõi đời này.
Mười 17 tuổi, cô bị một người đàn ông say xỉn giống hệt ba gạ gẫm có bầu. Ôm lấy đứa con thơ trên tay mà tự hỏi, đời rồi sẽ ra sau khi phải đối mặt với tháng ngày phía trước. Cô nghĩ đến cảnh căm ghét nhau cũng là một giải pháp để chống lại nỗi đau tìm về. Hết lần này đến lần khác, Thụy Ân cần một thứ tình cảm mãnh liệt, giày vò, tổn thương để thấy mình còn cớ để tồn tại. Thật khó để Ân có thể sống thiếu những gã đàn ông tệ bạc, chỉ bởi mùi vị của sự chối bỏ và ngược đãi đã thành quen thuộc hơn là mùi của những yêu thương lành mạnh.
Cha ghét “mùi” của đứa con gái lúc trưởng thành
Ánh mắt vời vợi của Ngân Hà mãi mãi chẳng hiểu tại sao cha chưa bao giờ thương cô, chẳng nói những lời dịu dàng như bao người cha với con gái. Thật tâm cô ước mình như con nít khác, được cha mẹ thương yêu một tình yêu bình dị, dịu dàng.
Có cha là một bác sĩ có tiếng trong thị trấn, còn mẹ đi dạy học trong xã nên gia đình Hà được coi là mẫu mực. Dường như cái vỏ bọc hoàn hảo cố tình lấp đi những bệ rạc của người lớn càng làm cho các thành viên trong gia đình thêm ngột ngạt. Ngân Hà đẹp từ nhỏ, cái đẹp miền Nam đằm thắm, nhã nhặn pha chút bướng bỉnh không lẫn vào đâu tưởng là một đặc ân không ngờ lại là bất hạnh. Nhiều lúc con bé cảm thấy buồn và cô đơn. Cha luôn đem ngoại hình mình ra trêu chọc, khoảng mười một tuổi thì ông bắt đầu nói ra những lời khủng khiếp. Mẹ thì dửng dưng, với bà không gì hơn là phải giữ cho gia đình lành lặn, mặc cho đứa con gái bé nhỏ gào khóc vì lời ngược đãi của cha mình.
Trong khi ai cũng bảo con bé đáng yêu thì cha cô khăng khăng cho rằng cô là đứa xấu xí, có mùi dơ bẩn. Từ một bé gái hoạt bát, Hà trốn miết ở trong phòng vì cô sợ sự tệ hại của mình. Con bé cố tránh mặt cha để không phải nghe những lời chỉ trích, mạt xác. Đến khi vào trung học, Hà được mời làm mẫu áo dài cho các bạn. Cô nhận ra chính dáng hình thiếu nữ làm ông ám ảnh. Sự phát triển tính dục của con gái kích thích cảm xúc lo âu, tội lỗi trong ông. Để mỗi lần có dịp nhìn chằm chằm vào cơ thể của Hà, sự giận dữ đó lại bộc phát. Chỉ khi nhục mạ con gái mình, ông mới có thể trốn tránh và chối bỏ trách nhiệm về cảm xúc của chính mình.
Ngân Hà kết hôn khi mới 19 tuổi chỉ để chạy trốn khỏi người cha bạo hành và một người mẹ thụ động. Cuộc hôn nhân đầu tiên chẳng mang lại kết quả tốt đẹp. Anh ta đánh Hà khi cô mang thai và rời bỏ cô sau khi đứa trẻ được sinh ra đời. Vài năm sau, Hà lại tái hôn với một người đàn ông không biết vũ lực nhưng chẳng chịu nói chuyện hay chia sẻ với nhau về mặt tình cảm. Mười năm sống chung, Hà học được cách tự lo cho cuộc sống của mình. Cô bước ra khỏi cuộc hôn nhân thứ hai với bao vụng về, ê chề và thất vọng. Cô chẳng thể nghĩ tốt hơn về mình. Hết lần này đến lần khác, cô đặt lòng tự trọng vào tay kẻ khác, cố làm họ yêu – những kẻ tàn nhẫn, bạo hành hoặc xa cách – giống hệt cha cô.
Hóa ra, hoa cũng có thể nở trên sa mạc
Việc trẻ con có thể bị hủy hoại vì những lời nhục mạ, hành động đánh đập, mắng chửi của bạn bè, thầy cô, anh chị em, người thân trong gia đình là quá rõ ràng, thế nhưng trẻ con yếu đuối nhất vẫn là khi đứng trước cha mẹ. Vì sau cùng, cha mẹ cũng là trung tâm của thế giới con trẻ. Và một khi không cảm nhận được tình yêu thương và sự tôn trọng của đấng sinh thành, trẻ con sẽ tự đổ hết lỗi về mình. Trách nhiệm làm vui lòng cha mẹ, cùng tình yêu thương không được chấp nhận khiến những đứa trẻ bị ngược đãi như Thụy Ân và Ngân Hà dễ rơi vào những mối quan hệ độc hại khi trưởng thành vì chẳng ai hướng dẫn các em phải bảo vệ bản thân thế nào cho đúng.
Sau tuổi 50, người lớn bắt đầu học cách làm cha mẹ. Họ muốn con cái nghĩ đến khi tuổi già. Còn những tổn thương họ đã gây ra cho con được kể lại một cách nhẹ tênh “Tất cả là vì cha mẹ muốn tốt cho con”. Chưa bao giờ họ chấp nhận đã từng ngược đãi con, khiến cho nỗi đau mà chúng phải lầm lũi chịu đựng cứ thế ngày đêm âm ỉ.
Những đứa trẻ bị ngược đãi từ chính cha mẹ sẽ phát triển tâm lý theo hướng liên kết giữa tình yêu và ngược đãi. Khi trưởng thành sẽ có một niềm tin rằng không thể có được sự yêu thương nếu không bị ai đó ngược đãi. Thay vì bị bỏ rơi ở một vùng đất đáng sợ và xa lạ, những đứa trẻ này đã bị bỏ rơi ngay trong chính gia đình nhỏ của mình.
Con người ta sống miết rồi so ra cái nào có thể quên, cái nào quên và cái nào thì vĩnh viễn ghim ở trong lòng. Ngày ba mất, Ân đứng xa nhìn ông khô quánh. Nước mắt cạn dòng từ những ngày ông bỏ rơi gia đình. Đến chết ông vẫn say xỉn như một thói quen đã rồi chẳng thể sửa. Ai cũng bảo ông sướng vì chưa bao giờ ông sống vì vợ con dẫu chỉ một ngày. Hình ảnh cha đánh Ân cũng nhạt nhòa dần trong nước mắt. Rồi mỗi đêm trong hàng ngàn đêm, đứa trẻ bị tổn thương trong lòng Ân và Hà được phép trở mình, mang theo về một nụ cười hiền hậu cùng lời nhắn nhủ “Điều cuối cùng làm mình hạnh phúc là yêu chứ không phải là hận”.
Hoa cũng có thể nở trên sa mạc. Bằng tình yêu, niềm tin, và sự quý trọng bản thân ở hiện tại đã giúp Hà nhận ra lòng tự trọng mà cô đã từng nghĩ rằng mất đi thật ra chỉ là bị đặt nhầm chỗ mà thôi….
MIA NGUYỄN