BẤP BÊNH CHỮ HIẾU CHỮ TÌNH

BẤP BÊNH CHỮ HIẾU CHỮ TÌNH

 

Trên chuyến phà đầy nắng gió qua con sông Tiền  về lại quê hương, bà của Ngân bảo “Trai lớn lấy vợ, gái lớn gả chồng”, con cũng nên “ tìm nơi có đức gửi thân” con nhé. Gió luồn qua khung cửa sổ mang theo tiếng gió rít ken két thổi qua lan can của thành phà. 

Trong lòng Ngân chợt nghĩ mình lấy ai yêu mình chớ có lấy gia đình người ấy đâu mà phải “xem tông, chọn giống” làm gì! Rồi cô cười bảo chắc chắn con sẽ lấy một người đàn ông phù hợp với mình nên bà yên tâm.

Quan niệm hôn nhân phải “môn đăng hộ đối” có còn phù hợp?

Tuổi 22 Ngân chẳng hiểu hết ý của bà, cô lựa chọn một tình yêu lý tưởng để sánh đôi, sải bước và chấp nhận sống chết bảo vệ tình yêu của đời mình mặc cho giông bão và người đời cho rằng không phù hợp.

Ngân gặp Hùng trong một lần đi tham gia hội nghị trên tỉnh. Tuy nhiên, lúc đó cô lại đang yêu xa một anh bạn học cùng Đại học. Gia đình người yêu cũ khá giả, hạnh phúc, cha mẹ thương con và thương cả cô con dâu tương lai vậy mà chính cái cảm giác xa mặt cách lòng, chính những nỗi cô đơn mới lớn đã làm Ngân quyết định chấm dứt tình yêu để đến với Hùng như một định mệnh.

Hùng lớn lên ở miền Tây, gia đình nghèo đến nổi nhà không có một vật dụng gì đáng giá. Từ nhỏ, Hùng được gửi đi học ở nhà người cô, sau đó anh thi đậu trung cấp của tỉnh. Việc làm bấp bênh nhưng được cái anh chịu khó và thích kinh doanh nên cuộc sống cũng tạm ổn định. Làm bao nhiêu tiền anh điều gửi về cho cha mẹ và cô em gái bằng tuổi Ngân nhưng không chịu đi làm, chỉ thích ở nhà và trông chờ ai đó phù hợp đến cưới.

Ngân yêu Hùng bởi cái tính vượt khó và vẻ ngoài phong trần. Nhưng cũng chính cuộc sống khó khăn đã dạy anh cách đạp lên người khác để sống, để kinh doanh, kiếm tiền lo cho cha mẹ. Tình yêu của anh dành cho Ngân chỉ là phụ, bởi cơm áo gạo tiền và nỗi lo gia đình luôn là điều anh canh cánh bên lòng ngay cả khi hai người lấy nhau.

Gia đình Ngân thoạt đầu không đồng ý không chỉ bởi cái nghèo mà còn bởi mọi người nhận ra Hùng và gia đình không thực sự yêu Ngân nhưng cũng vì “ Một ngày nên nghĩa chuyến đò nên quen”  mà hai ông bà đành chấp thuận.

Ái tình có sức mạnh lớn đến vô cùng, từ một cô gái có học thức, xinh đẹp, giỏi giang trong một gia đình khá giả, Ngân quyết định dọn về sống cùng Hùng trong khu nhà trọ cũ kỹ.

Bởi Ngân luôn tin rằng tình yêu đích thực là khi cả hai yêu nhau và muốn ở bên nhau là đủ. Cô không mũi lòng trước những câu nói xa gần của bạn bè cùng trang lứa vì trong sâu thẳm cô hiểu rằng có tình nào mà bình yên không sóng gió. 

Hùng vẫn yêu thương Ngân như ngày đầu mới quen, chỉ duy nhất một điều là anh muốn giữ tiền lương hàng tháng của cả hai, phân nửa được anh gửi về cho gia đình ở huyện. 

Do ở quê không có việc gì làm nên cha mẹ và em gái thay phiên nhau lên ở với anh chị. Ngân lúc đầu thông cảm nhưng sau khi cô có thai, cô cần sự yên tĩnh để nghỉ ngơi thì bị chồng và gia đình từ chối. Anh bảo đã là dâu con trong gia đình thì phải yêu quý cha mẹ anh dù họ có phiền phức thế nào. Từ đó, bên chồng xem Ngân như cái gai trong mắt và không còn tôn trọng cô như trước.

Vậy mới thấy, thời nay một số bạn trẻ chỉ mới gặp nhau ở một đoạn đường đời rất ngắn đến nổi chưa hẳn đã hiểu gì về nhau nhưng đã vội đính ước, tính chuyện vuông tròn có nhau. Tình yêu thời hiện đại quan trọng nhất là tình yêu nên việc “tìm tông, chọn giống” điều trở nên quá đỗi lỗi thời và lạc hậu.

“Tìm tông” không có nghĩa là chúng ta “tránh cành cong”, tìm chốn giàu sang để lấy, mà chủ yếu là tìm người phù hợp về gia cảnh, đức độ, cách giáo dục, lối đối nhân xử thế để khi lấy nhau sự tương thích sẽ giúp các bạn dễ dàng vượt qua được những bể dâu của cuộc đời.

Mẹ chồng – Nàng dâu, do đâu mối lương duyên bất hòa

Trước khi Hồng Thy kết hôn với Nghĩa thì có nhiều bạn nhắc khéo về mẹ chồng cô là người cực kỳ thương con trai, nhưng với Thy thì mẹ nào mà chẳng thương con nên cô cũng không mấy bận tâm. Cho đến khi về sống chung một nhà, Hồng Thy mới biết mẹ chồng có tác động lớn thế nào tới hôn nhân của mình. 

Hai người đi tuần trăng mật cũng có mẹ chồng đi theo, Nghĩa mua một cái áo hay một sợi dây chuyền tặng Hồng Thy cũng bị nhắc nhở và làm bà không vui. Mọi quyết định trong gia đình phải thông qua ý bà, và Nghĩa chưa bao giờ đứng về phía vợ.

Rồi Nghĩa nhận ra, tự dưng cuộc sống của anh lại phải đứng giữa cuộc chiến không khói súng của hai người đàn bà. Một bên tình, một bên hiếu chẳng biết làm thế nào cho an nên Nghĩa đành chọn cách im lặng lánh mặt để hai người đàn bà ở lại cắn đắng với nhau cho đến sức tàn lực kiệt.

Phải chăng chính sự tổn thương trong hôn nhân khiến bà luôn phải dựa dẫm vào con trai. Tình yêu của một người đàn bà 60 chưa bao giờ là dành cho hôn nhân, cho người chồng luôn đi sớm về khuya. Đi qua thanh xuân với nỗi cô đơn quặn gánh cho đến khi về già bà vẫn đau đáu một nỗi niềm là cố sống vì con – đứa con trai vàng bạc “bé bỏng” nay đã lớn của bà.

Những bà mẹ chồng trói đời mình vào nỗi bất an.

Phụ nữ một khi không có cảm giác an toàn trong hôn nhân, không cảm thấy mình được quan tâm, bảo vệ thì họ sẽ nảy sinh ý muốn khống chế, trói buộc người chồng. Người đàn ông thì không đời nào chấp nhận vì anh ta đã không còn là một đứa trẻ.

Người chồng có thể chấp nhận sự ngược đãi, hay ra yêu sách, mệnh lệnh của mẹ như một sự hiển nhiên nhưng sẽ không bao giờ chấp nhận vợ mình làm vậy nên họ sẽ kiếm đủ mọi lý do để tránh né vợ.

Để trấn an, phụ nữ sẽ dồn sự khống chế đó vào đứa trẻ, đặc biệt là với đứa con trai. Người vừa đóng vai con, vừa phải thay vị trí của người cha để bù đắp cho sự trống vắng tình cảm của người mẹ. Để từng ngày, người đàn bà ấy còn thấy mình có chút giá trị mà tồn tại lay lắt trong cuộc hôn nhân tẻ nhạt của chính mình.

Đó cũng là lý do phụ nữ muốn ở bên con trai như hình với bóng. Lý trí bảo rằng con trai sẽ phải lấy vợ, sinh con và có gia đình riêng nhưng tình cảm thì họ khó mà chấp nhận việc một người phụ nữ khác thay thế vị trí “độc tôn” của mình nên mới diễn ra cuộc chiến giữa mẹ chồng nàng dâu tồn tại dai dẳng ở nhiều xã hội phụ hệ nơi sự bất công và mất mát thường nghiêng về phía đàn bà.

Chính sự thiếu vắng bóng dáng người đàn ông trong gia đình; khi những đứa con lớn lên có đầy đủ cả cha và mẹ nhưng một trong hai không có sự gắn kết yêu thương nhau; hay những đứa trẻ phải chứng kiến sự đổ vỡ của cha mẹ… Tất cả sẽ là một mệnh đề nhân quả vận vào đời của đứa trẻ khi trưởng thành, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến quan niệm, cái nhìn, cách lựa chọn, đối đãi với hôn nhân của mỗi người sau này.

Làm thế nào để hóa giải bi kịch “luân hồi” này?

Để không bị những “định mệnh” hay cái chúng ta gọi là “số phận” ảnh hưởng đến hạnh phúc cá nhân, bản thân mỗi người con phải sống thật tốt cuộc đời của chính mình, biết cách phụng dưỡng tôn trọng cha mẹ nhưng đừng giao cuộc đời mình cho cha mẹ.

Hoặc giả khi ta chọn tình yêu cũng cần cân nhắc đến những khía cạnh khách quan khác trong cuộc sống.  Bởi hấp dẫn nhau một ngày, một tháng không giống với việc “chung lưng đấu cật” với nhau cả đời. Chính vì thế, quan sát hoàn cảnh gia đình của người mình lựa chọn làm vợ, làm chồng xem có phù hợp hay không là điều rất cần thiết, đừng để đến khi lấy nhau về mới vỡ lẽ, rồi nuối tiếc, hối hận, đổ lỗi, tự trách mình..thì đã muộn.

Là đàn ông hay phụ nữ, bạn phải độc lập về kinh tế, không nên sống ỷ lại, tinh thần phải mạnh mẽ để có thể thuyết phục được cha mẹ khiến họ hiểu và tôn trọng cuộc sống của con cái.

Là con dâu bạn cũng không nên vội chiến đấu tới cùng với đấng sinh thành của chồng vì không khác gì bạn quay lưng bỏ mặc anh ấy một mình. Đừng bắt người mình yêu lựa chọn “giữa hiếu và tình” bởi nghiêng bên nào cũng toàn là khoảng cách chênh vênh. Hãy hiểu cho những gì mẹ chồng đã trải qua, cần lắm là sự yêu thương, niềm tin, sự bao dung, vị tha để có thể hàn gắn lại những vết thương lòng đã cũ hằn sâu trong tiềm thức.

Là cha mẹ nếu có con trai, bạn hãy dạy chúng sự tử tế; nếu có con gái, bạn hãy dạy chúng sự mạnh mẽ để bản thân không chìm đắm vào đầm lầy của yêu thương mù quáng. Ngoài ra, trong quá trình trưởng thành hãy để các con phát triển một cách độc lập với nhu cầu của cha mẹ. Và dù trong hoàn cảnh hôn nhân thế nào, thì chính tình yêu và sự tôn trọng của cha mẹ dành cho nhau sẽ là món quà ý nghĩa nhất mà bạn có thể dành tặng cho con mình mãi về sau này.

MIA NGUYỄN

Trên chuyến phà đầy nắng gió qua con sông Tiền  về lại quê hương, bà của Ngân bảo “Trai lớn lấy vợ, gái lớn gả chồng”, con cũng nên “ tìm nơi có đức gửi thân” con nhé. Gió luồn qua khung cửa sổ mang theo tiếng gió rít ken két thổi qua lan can của thành phà. 

Trong lòng Ngân chợt nghĩ mình lấy ai yêu mình chớ có lấy gia đình người ấy đâu mà phải “xem tông, chọn giống” làm gì! Rồi cô cười bảo chắc chắn con sẽ lấy một người đàn ông phù hợp với mình nên bà yên tâm.

Quan niệm hôn nhân phải “môn đăng hộ đối” có còn phù hợp?

Tuổi 22 Ngân chẳng hiểu hết ý của bà, cô lựa chọn một tình yêu lý tưởng để sánh đôi, sải bước và chấp nhận sống chết bảo vệ tình yêu của đời mình mặc cho giông bão và người đời cho rằng không phù hợp.

Ngân gặp Hùng trong một lần đi tham gia hội nghị trên tỉnh. Tuy nhiên, lúc đó cô lại đang yêu xa một anh bạn học cùng Đại học. Gia đình người yêu cũ khá giả, hạnh phúc, cha mẹ thương con và thương cả cô con dâu tương lai vậy mà chính cái cảm giác xa mặt cách lòng, chính những nỗi cô đơn mới lớn đã làm Ngân quyết định chấm dứt tình yêu để đến với Hùng như một định mệnh.

Hùng lớn lên ở miền Tây, gia đình nghèo đến nổi nhà không có một vật dụng gì đáng giá. Từ nhỏ, Hùng được gửi đi học ở nhà người cô, sau đó anh thi đậu trung cấp của tỉnh. Việc làm bấp bênh nhưng được cái anh chịu khó và thích kinh doanh nên cuộc sống cũng tạm ổn định. Làm bao nhiêu tiền anh điều gửi về cho cha mẹ và cô em gái bằng tuổi Ngân nhưng không chịu đi làm, chỉ thích ở nhà và trông chờ ai đó phù hợp đến cưới.

Ngân yêu Hùng bởi cái tính vượt khó và vẻ ngoài phong trần. Nhưng cũng chính cuộc sống khó khăn đã dạy anh cách đạp lên người khác để sống, để kinh doanh, kiếm tiền lo cho cha mẹ. Tình yêu của anh dành cho Ngân chỉ là phụ, bởi cơm áo gạo tiền và nỗi lo gia đình luôn là điều anh canh cánh bên lòng ngay cả khi hai người lấy nhau.

Gia đình Ngân thoạt đầu không đồng ý không chỉ bởi cái nghèo mà còn bởi mọi người nhận ra Hùng và gia đình không thực sự yêu Ngân nhưng cũng vì “ Một ngày nên nghĩa chuyến đò nên quen”  mà hai ông bà đành chấp thuận.

Ái tình có sức mạnh lớn đến vô cùng, từ một cô gái có học thức, xinh đẹp, giỏi giang trong một gia đình khá giả, Ngân quyết định dọn về sống cùng Hùng trong khu nhà trọ cũ kỹ.

Bởi Ngân luôn tin rằng tình yêu đích thực là khi cả hai yêu nhau và muốn ở bên nhau là đủ. Cô không mũi lòng trước những câu nói xa gần của bạn bè cùng trang lứa vì trong sâu thẳm cô hiểu rằng có tình nào mà bình yên không sóng gió. 

Hùng vẫn yêu thương Ngân như ngày đầu mới quen, chỉ duy nhất một điều là anh muốn giữ tiền lương hàng tháng của cả hai, phân nửa được anh gửi về cho gia đình ở huyện. 

Do ở quê không có việc gì làm nên cha mẹ và em gái thay phiên nhau lên ở với anh chị. Ngân lúc đầu thông cảm nhưng sau khi cô có thai, cô cần sự yên tĩnh để nghỉ ngơi thì bị chồng và gia đình từ chối. Anh bảo đã là dâu con trong gia đình thì phải yêu quý cha mẹ anh dù họ có phiền phức thế nào. Từ đó, bên chồng xem Ngân như cái gai trong mắt và không còn tôn trọng cô như trước.

Vậy mới thấy, thời nay một số bạn trẻ chỉ mới gặp nhau ở một đoạn đường đời rất ngắn đến nổi chưa hẳn đã hiểu gì về nhau nhưng đã vội đính ước, tính chuyện vuông tròn có nhau. Tình yêu thời hiện đại quan trọng nhất là tình yêu nên việc “tìm tông, chọn giống” điều trở nên quá đỗi lỗi thời và lạc hậu.

“Tìm tông” không có nghĩa là chúng ta “tránh cành cong”, tìm chốn giàu sang để lấy, mà chủ yếu là tìm người phù hợp về gia cảnh, đức độ, cách giáo dục, lối đối nhân xử thế để khi lấy nhau sự tương thích sẽ giúp các bạn dễ dàng vượt qua được những bể dâu của cuộc đời.

Mẹ chồng – Nàng dâu, do đâu mối lương duyên bất hòa

Trước khi Hồng Thy kết hôn với Nghĩa thì có nhiều bạn nhắc khéo về mẹ chồng cô là người cực kỳ thương con trai, nhưng với Thy thì mẹ nào mà chẳng thương con nên cô cũng không mấy bận tâm. Cho đến khi về sống chung một nhà, Hồng Thy mới biết mẹ chồng có tác động lớn thế nào tới hôn nhân của mình. 

Hai người đi tuần trăng mật cũng có mẹ chồng đi theo, Nghĩa mua một cái áo hay một sợi dây chuyền tặng Hồng Thy cũng bị nhắc nhở và làm bà không vui. Mọi quyết định trong gia đình phải thông qua ý bà, và Nghĩa chưa bao giờ đứng về phía vợ.

Rồi Nghĩa nhận ra, tự dưng cuộc sống của anh lại phải đứng giữa cuộc chiến không khói súng của hai người đàn bà. Một bên tình, một bên hiếu chẳng biết làm thế nào cho an nên Nghĩa đành chọn cách im lặng lánh mặt để hai người đàn bà ở lại cắn đắng với nhau cho đến sức tàn lực kiệt.

Phải chăng chính sự tổn thương trong hôn nhân khiến bà luôn phải dựa dẫm vào con trai. Tình yêu của một người đàn bà 60 chưa bao giờ là dành cho hôn nhân, cho người chồng luôn đi sớm về khuya. Đi qua thanh xuân với nỗi cô đơn quặn gánh cho đến khi về già bà vẫn đau đáu một nỗi niềm là cố sống vì con – đứa con trai vàng bạc “bé bỏng” nay đã lớn của bà.

Những bà mẹ chồng trói đời mình vào nỗi bất an.

Phụ nữ một khi không có cảm giác an toàn trong hôn nhân, không cảm thấy mình được quan tâm, bảo vệ thì họ sẽ nảy sinh ý muốn khống chế, trói buộc người chồng. Người đàn ông thì không đời nào chấp nhận vì anh ta đã không còn là một đứa trẻ.

Người chồng có thể chấp nhận sự ngược đãi, hay ra yêu sách, mệnh lệnh của mẹ như một sự hiển nhiên nhưng sẽ không bao giờ chấp nhận vợ mình làm vậy nên họ sẽ kiếm đủ mọi lý do để tránh né vợ.

Để trấn an, phụ nữ sẽ dồn sự khống chế đó vào đứa trẻ, đặc biệt là với đứa con trai. Người vừa đóng vai con, vừa phải thay vị trí của người cha để bù đắp cho sự trống vắng tình cảm của người mẹ. Để từng ngày, người đàn bà ấy còn thấy mình có chút giá trị mà tồn tại lay lắt trong cuộc hôn nhân tẻ nhạt của chính mình.

Đó cũng là lý do phụ nữ muốn ở bên con trai như hình với bóng. Lý trí bảo rằng con trai sẽ phải lấy vợ, sinh con và có gia đình riêng nhưng tình cảm thì họ khó mà chấp nhận việc một người phụ nữ khác thay thế vị trí “độc tôn” của mình nên mới diễn ra cuộc chiến giữa mẹ chồng nàng dâu tồn tại dai dẳng ở nhiều xã hội phụ hệ nơi sự bất công và mất mát thường nghiêng về phía đàn bà.

Chính sự thiếu vắng bóng dáng người đàn ông trong gia đình; khi những đứa con lớn lên có đầy đủ cả cha và mẹ nhưng một trong hai không có sự gắn kết yêu thương nhau; hay những đứa trẻ phải chứng kiến sự đổ vỡ của cha mẹ… Tất cả sẽ là một mệnh đề nhân quả vận vào đời của đứa trẻ khi trưởng thành, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến quan niệm, cái nhìn, cách lựa chọn, đối đãi với hôn nhân của mỗi người sau này.

Làm thế nào để hóa giải bi kịch “luân hồi” này?

Để không bị những “định mệnh” hay cái chúng ta gọi là “số phận” ảnh hưởng đến hạnh phúc cá nhân, bản thân mỗi người con phải sống thật tốt cuộc đời của chính mình, biết cách phụng dưỡng tôn trọng cha mẹ nhưng đừng giao cuộc đời mình cho cha mẹ.

Hoặc giả khi ta chọn tình yêu cũng cần cân nhắc đến những khía cạnh khách quan khác trong cuộc sống.  Bởi hấp dẫn nhau một ngày, một tháng không giống với việc “chung lưng đấu cật” với nhau cả đời. Chính vì thế, quan sát hoàn cảnh gia đình của người mình lựa chọn làm vợ, làm chồng xem có phù hợp hay không là điều rất cần thiết, đừng để đến khi lấy nhau về mới vỡ lẽ, rồi nuối tiếc, hối hận, đổ lỗi, tự trách mình..thì đã muộn.

Là đàn ông hay phụ nữ, bạn phải độc lập về kinh tế, không nên sống ỷ lại, tinh thần phải mạnh mẽ để có thể thuyết phục được cha mẹ khiến họ hiểu và tôn trọng cuộc sống của con cái.

Là con dâu bạn cũng không nên vội chiến đấu tới cùng với đấng sinh thành của chồng vì không khác gì bạn quay lưng bỏ mặc anh ấy một mình. Đừng bắt người mình yêu lựa chọn “giữa hiếu và tình” bởi nghiêng bên nào cũng toàn là khoảng cách chênh vênh. Hãy hiểu cho những gì mẹ chồng đã trải qua, cần lắm là sự yêu thương, niềm tin, sự bao dung, vị tha để có thể hàn gắn lại những vết thương lòng đã cũ hằn sâu trong tiềm thức.

Là cha mẹ nếu có con trai, bạn hãy dạy chúng sự tử tế; nếu có con gái, bạn hãy dạy chúng sự mạnh mẽ để bản thân không chìm đắm vào đầm lầy của yêu thương mù quáng. Ngoài ra, trong quá trình trưởng thành hãy để các con phát triển một cách độc lập với nhu cầu của cha mẹ. Và dù trong hoàn cảnh hôn nhân thế nào, thì chính tình yêu và sự tôn trọng của cha mẹ dành cho nhau sẽ là món quà ý nghĩa nhất mà bạn có thể dành tặng cho con mình mãi về sau này.

MIA NGUYỄN

SANG CHẤN VÀ NỖI ĐAU LIÊN THẾ HỆ

Sang chấn và nỗi đau liên thế hệ là những hiện tượng tâm lý tinh vi, âm ỉ và vô hình, nhưng lại có sức ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống của nhiều cá nhân và cộng đồng. Dưới góc nhìn của khoa học thần kinh, sang chấn tâm lý không đơn thuần chỉ là phản ứng nhất thời...

GIẢM HAM MUỐN TÌNH DỤC Ở PHỤ NỮ

Giảm ham muốn tình dục ở phụ nữ là một trong những rối loạn chức năng tình dục phổ biến và được ghi nhận rõ rệt nhất, đặc biệt ở phụ nữ trung niên. Theo thống kê, có đến 40% phụ nữ và 30% nam giới mắc ít nhất một dạng rối loạn chức năng tình dục trong đời, trong đó...

NGOẠI TÌNH VÀ RỐI LOẠN CHỨC NĂNG TÌNH DỤC Ở PHỤ NỮ

Ngoại tình không chỉ là một hành vi phản bội trong mối quan hệ mà còn là một nguyên nhân sâu xa góp phần gây ra rối loạn chức năng tình dục ở phụ nữ. Khi một người phụ nữ trải qua hoặc phát hiện sự phản bội, cảm giác mất niềm tin, tổn thương lòng tự trọng và sự xấu hổ...

XU HƯỚNG YÊU TRONG LO ÂU

  Nỗi sợ bị tách biệt bắt nguồn từ những trải nghiệm đầu đời, khi đứa trẻ lớn lên trong sự thiếu nhất quán từ người chăm sóc chính. Nếu người mẹ hoặc cha gặp khó khăn về tâm lý, trầm cảm, hoặc những sự kiện bất ngờ trong thai kỳ và quá trình sinh nở, đứa trẻ sẽ...

RANH GIỚI TRONG NHỮNG MỐI QUAN HỆ

  Thiết lập ranh giới trong các mối quan hệ là cách tuyệt vời để các mối quan hệ phát triển lành mạnh. Nhiều người cảm thấy việc này không cần thiết với niềm tin rằng nếu ai đó yêu thương họ, người đó nên biết kỳ vọng của họ là gì và ranh giới của họ là gì. Điều...

GIAO TIẾP TRONG TÌNH YÊU

  Anh ơi, em mệt mỏi quá! Sao thế? … Thôi, không có gì đâu! Ừ. Vậy em nghỉ ngơi cho khỏe. Khi nào em thấy ổn hơn thì mình nói chuyện sau nhé. Anh không hiểu em gì cả! Anh đúng là một kẻ vô tâm. Kịch bản quen thuộc ở nhiều cặp đôi này có lẽ bạn cũng dễ đoán được...

CHIẾN THẮNG TRONG CUỘC HẸN ĐẦU TIÊN

  Có thể bạn sẽ không tin, nhưng trong cuộc hẹn hò đầu tiên, một người đàn ông thường chỉ mất khoảng 60 giây để quyết định xem anh ta có muốn có cuộc hẹn thứ hai với bạn không. Thật vậy ư? Chắc chắn rồi! Những khoảnh khắc cực kỳ quan trọng như thế này luôn xảy ra...

NỢ EM HAI TIẾNG “HÔN NHÂN”

Tình yêu mù quáng hay cạm bẫy của tình yêu phần lớn là do chính người trong cuộc tạo ra vì chưa bao giờ bạn chấp nhận sự thật rằng anh không yêu bạn chân thành. Có trăm ngàn lý do để anh còn rong ruổi bên ngoài chẳng hạn như là do còn trẻ, bị hấp dẫn bởi những cái mới...

MỘT CUỘC HÔN NHÂN BỀN VỮNG

Nhiều người cho rằng “Hôn nhân là nấm mồ của tình yêu”, bởi có những cặp đôi dù yêu nhau vô cùng sâu đậm nhưng sau khi về chung một nhà không lâu thì lại quyết định chia lìa đôi ngả. Vốn dĩ, hôn nhân không phải đích đến của tình yêu, mà là khởi đầu cho một hành trình...

NGHI NGỜ CẢM XÚC CỦA ĐỐI PHƯƠNG ?

Những lúc mối quan hệ trở nên tệ đi, chúng ta bắt đầu nghi ngờ rằng liệu người yêu của mình có cảm thấy buồn bực, chán chường giống như mình không. Chúng ta bắt đầu suy nghĩ rằng những lời nói và hành động của họ chứng minh rằng họ không có cảm xúc thực sự đối với ta,...

SANG CHẤN VÀ NỖI ĐAU LIÊN THẾ HỆ

Sang chấn và nỗi đau liên thế hệ là những hiện tượng tâm lý tinh vi, âm ỉ và vô hình, nhưng lại có sức ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống của nhiều cá nhân và cộng đồng. Dưới góc nhìn của khoa học thần kinh, sang chấn tâm lý không đơn thuần chỉ là phản ứng nhất thời...

KHI MẸ THÙ GHÉT CON GÁI MÌNH

  Khi mẹ thù ghét con gái mình – một hiện tượng tưởng chừng phi lý, nhưng lại tồn tại âm thầm trong nhiều gia đình, nơi tình mẫu tử lẽ ra phải là điểm tựa yêu thương lại trở thành nơi khởi nguồn của tổn thương. Mối quan hệ rạn nứt ấy không đơn thuần là xung đột...

EMDR – HÀNH TRÌNH CHỮA LÀNH SAU SANG CHẤN

Đối với những người từng trải qua xâm hại tình dục, đặc biệt là cưỡng hiếp, ký ức không chỉ tồn tại trong tâm trí như một đoạn phim kinh hoàng, mà còn khắc sâu vào cơ thể như một phản xạ sinh tồn. Họ không đơn giản chỉ là “nạn nhân” – họ là những con người đang vật...

NHỮNG LINH HỒN KHÔNG THUỘC VỀ AI

  Có những người đàn bà sinh ra đã mang trong mình một thế giới riêng, không thuộc về bất kỳ ai. Họ là những tâm hồn tự do, đầy tham vọng, quyết liệt và dữ dội. Nhưng cũng chính trong sự mãnh liệt ấy, họ ẩn giấu sự mong manh, dịu dàng mà không phải ai cũng nhận...

NHỮNG ĐỨA TRẺ MANG GÁNH NỢ VÔ HÌNH

Trong những mái ấm tưởng như an toàn, đôi khi lại tồn tại những đứa trẻ lớn lên cùng với nỗi đau âm thầm – nỗi đau của việc bị bạo hành, bị ngược đãi bởi chính những người đáng lẽ ra phải yêu thương và bảo vệ chúng nhất. Đối với những đứa trẻ ấy, tổn thương không chỉ...

GUILTY PLEASURE – NGHIỆN VUI TẠM THỜI

  Guilty pleasure là thuật ngữ dùng để chỉ những hoạt động mang lại khoái cảm tức thì nhưng đi kèm cảm giác tội lỗi hoặc xấu hổ. Từ góc nhìn khoa học thần kinh, khi con người tham gia vào các hoạt động như xem nội dung kích thích tình dục, chơi game hoặc lướt...

GIẢM HAM MUỐN TÌNH DỤC Ở PHỤ NỮ

Giảm ham muốn tình dục ở phụ nữ là một trong những rối loạn chức năng tình dục phổ biến và được ghi nhận rõ rệt nhất, đặc biệt ở phụ nữ trung niên. Theo thống kê, có đến 40% phụ nữ và 30% nam giới mắc ít nhất một dạng rối loạn chức năng tình dục trong đời, trong đó...

NGỪNG DẠY CON BẰNG SỰ XẤU HỔ

Xấu hổ không chỉ là một cảm xúc thoáng qua mà còn là trạng thái tâm lý có thể ăn sâu vào tâm trí và cơ thể trẻ nhỏ. Ngay từ khi lên ba, trẻ đã có thể cảm nhận được sự xấu hổ khi bị trách móc, đánh đập, đổ lỗi hoặc sỉ nhục. Những cha mẹ xấu hổ sẽ nuôi dạy con bằng sự...

NGOẠI TÌNH VÀ RỐI LOẠN CHỨC NĂNG TÌNH DỤC Ở PHỤ NỮ

Ngoại tình không chỉ là một hành vi phản bội trong mối quan hệ mà còn là một nguyên nhân sâu xa góp phần gây ra rối loạn chức năng tình dục ở phụ nữ. Khi một người phụ nữ trải qua hoặc phát hiện sự phản bội, cảm giác mất niềm tin, tổn thương lòng tự trọng và sự xấu hổ...

PHỤ NỮ VÀ CỰC KHOÁI

Rối loạn cực khoái ở phụ nữ không đơn thuần là vấn đề thể chất, mà chủ yếu xuất phát từ những yếu tố tâm lý và xã hội. Cơ thể phụ nữ phản ứng với kích thích tình dục theo cách phi tuyến tính, mang tính tự động. Không giống như nam giới, phụ nữ có thể đạt cực khoái mà...