BẠN CÓ THỂ UỐNG QUÁ NHIỀU NƯỚC KHÔNG?
BẠN CÓ THỂ UỐNG QUÁ NHIỀU NƯỚC KHÔNG?
Thật ra khi còn bé, tôi cũng được nhiều người lớn khuyên uống nhiều nước, nhưng không ai bảo với tôi rằng không được uống quá nhiều nước một lần cả. Tôi nhớ vào năm 8 tuổi, có lần khi chuẩn bị uống nước tôi chợt nhớ lại lời khuyên này và hứng chí nốc hết 4,5 ly nước to một lần. Sau đó thì tôi cảm thấy cơ thể choáng nhẹ, ngất ngư, và không hoạt động bình thường được cả mấy tiếng đồng hồ.
Bạn cần phải uống nhiều nước mỗi lần tùy theo cấu trúc sinh học khác nhau của từng người để các cơ quan của cơ thể có thể hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, cơ thể của bạn không được cấu tạo để hấp thu tất cả lượng nước cần cho một ngày vào cùng một thời điểm, nói một cách dễ hiểu là nếu bạn uống quá nhiều nước cùng lúc thì có thể dẫn đến tác hại đối với cơ thể.
Uống quá nhiều nước có thể gây ra chứng Hyponatremia hay còn gọi là hạ natri máu, đôi khi cũng được gọi là nhiễm độc nước. Hyponatremia theo nghĩa đen có nghĩa là “lượng natri thấp trong máu” là tình trạng đe dọa tính mạng xảy ra khi ai đó uống một lượng nước khổng lồ và bị mất quá nhiều muối từ cơ thể trong một thời gian ngắn.
Uống quá nhiều nước ở đây không được tính là tổng lượng nước bạn uống trong một ngày, mà đó là lượng nước uống trong một giờ. Nạp vào cơ thể một lượng nước lớn trong thời gian ngắn tạo ra sức ép lớn cho thận khiến nó không thể xử lý và loại bỏ nước đủ nhanh, từ đó dẫn đến tình trạng natri trong máu của bạn rất thấp.
Đa số người bị hạ natri máu nhẹ có các triệu chứng không đáng kể. Tuy nhiên một số trường hợp bị hạ natri máu nặng dẫn đến các triệu chứng thần kinh nghiêm trọng chẳng hạn như bị hôn mê, co giật. Vì vậy, việc xử trí hạ natri máu cũng phải hết sức thận trọng để tránh gây ra các biến chứng nghiêm trọng hơn, tốt nhất là đến gặp bác sĩ ngay khi có triệu chứng hạ natri máu để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Chứng hạ huyết áp sẽ không xảy ra khi một người khỏe mạnh uống nhiều cốc nước suốt cả ngày. Nó có thể xảy ra khi các vận động viên chạy marathon uống nhiều nước và không thay thế bằng nước có chất điện giải trong suốt cuộc đua, hoặc khi những người bị rối loạn tâm lý không thể ngừng uống nước. Nó cũng có thể xảy ra ở người cao tuổi và một số trường hợp có bệnh trạng.
Bạn thường có thể biết liệu mình có cần thêm nước hay không, hãy tự hỏi mình có khát nước hay không. Bạn cũng có thể xem xét điều này qua việc quan sát màu nước tiểu của mình. Nếu nước tiểu của bạn có màu vàng nhạt thì bạn không cần bổ sung nhiều nước vào cơ thể. Nếu nước tiểu của bạn có màu vàng đậm hoặc màu vàng thông thường, bạn cần uống nhiều nước hơn.
Đôi khi, quan sát màu nước tiểu không phải là cách hiệu quả để xác định cơ thể có cần bổ sung thêm nước hay không. Ví dụ, nếu bạn dùng một chế độ ăn uống bổ sung có chứa một vitamin B phức tạp được gọi là riboflavin, có thể bạn sẽ nhận thấy nước tiểu của mình chuyển sang màu vàng tươi. Ngoài ra, một số loại thuốc có thể thay đổi màu sắc của nước tiểu, ví dụ như thuốc chống lao sẽ khiến nước tiểu có màu cam.
Hãy chú ý lượng nước nạp vào cơ thể khi bạn tập thể dục với cường độ mạnh hoặc làm việc ở nhiệt độ cao. Đừng uống nhiều hơn 30 ounce (khoảng bốn ly) mỗi giờ trong những điều kiện này.
Một cách khác để giảm nguy cơ hạ natri máu là uống đồ uống chuyên biệt cho dân chơi thể thao có chất điện giải thay vì nước lọc thông thường. Nó sẽ giúp giữ mức kali và natri cần thiết trong khi thay thế các chất lỏng bị mất.
Và cuối cùng, hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn có bệnh liên quan đến thận hoặc tuyến thượng thận, hoặc nếu bạn đang sử dụng một loại thuốc chống lợi tiểu. Bác sĩ sẽ giải thích cụ thể cho bạn nên uống bao nhiêu nước mỗi ngày.
Điều đáng mừng là một khi bạn đã đọc bài viết này và có cái nhìn rõ ràng hơn về việc uống nước, chuyện ngăn ngừa ngộ độc nước là điều dễ dàng. Bí quyết duy nhất chính là uống đủ lượng nước cơ thể cần chứ đừng uống nhiều hơn. Không có lý do gì để uống hết một vài ly nước cùng một lúc. Hãy uống nước vừa đủ và từ từ thôi.
LILA
Thật ra khi còn bé, tôi cũng được nhiều người lớn khuyên uống nhiều nước, nhưng không ai bảo với tôi rằng không được uống quá nhiều nước một lần cả. Tôi nhớ vào năm 8 tuổi, có lần khi chuẩn bị uống nước tôi chợt nhớ lại lời khuyên này và hứng chí nốc hết 4,5 ly nước to một lần. Sau đó thì tôi cảm thấy cơ thể choáng nhẹ, ngất ngư, và không hoạt động bình thường được cả mấy tiếng đồng hồ.
Bạn cần phải uống nhiều nước mỗi lần tùy theo cấu trúc sinh học khác nhau của từng người để các cơ quan của cơ thể có thể hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, cơ thể của bạn không được cấu tạo để hấp thu tất cả lượng nước cần cho một ngày vào cùng một thời điểm, nói một cách dễ hiểu là nếu bạn uống quá nhiều nước cùng lúc thì có thể dẫn đến tác hại đối với cơ thể.
Uống quá nhiều nước có thể gây ra chứng Hyponatremia hay còn gọi là hạ natri máu, đôi khi cũng được gọi là nhiễm độc nước. Hyponatremia theo nghĩa đen có nghĩa là “lượng natri thấp trong máu” là tình trạng đe dọa tính mạng xảy ra khi ai đó uống một lượng nước khổng lồ và bị mất quá nhiều muối từ cơ thể trong một thời gian ngắn.
Uống quá nhiều nước ở đây không được tính là tổng lượng nước bạn uống trong một ngày, mà đó là lượng nước uống trong một giờ. Nạp vào cơ thể một lượng nước lớn trong thời gian ngắn tạo ra sức ép lớn cho thận khiến nó không thể xử lý và loại bỏ nước đủ nhanh, từ đó dẫn đến tình trạng natri trong máu của bạn rất thấp.
Đa số người bị hạ natri máu nhẹ có các triệu chứng không đáng kể. Tuy nhiên một số trường hợp bị hạ natri máu nặng dẫn đến các triệu chứng thần kinh nghiêm trọng chẳng hạn như bị hôn mê, co giật. Vì vậy, việc xử trí hạ natri máu cũng phải hết sức thận trọng để tránh gây ra các biến chứng nghiêm trọng hơn, tốt nhất là đến gặp bác sĩ ngay khi có triệu chứng hạ natri máu để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Chứng hạ huyết áp sẽ không xảy ra khi một người khỏe mạnh uống nhiều cốc nước suốt cả ngày. Nó có thể xảy ra khi các vận động viên chạy marathon uống nhiều nước và không thay thế bằng nước có chất điện giải trong suốt cuộc đua, hoặc khi những người bị rối loạn tâm lý không thể ngừng uống nước. Nó cũng có thể xảy ra ở người cao tuổi và một số trường hợp có bệnh trạng.
Bạn thường có thể biết liệu mình có cần thêm nước hay không, hãy tự hỏi mình có khát nước hay không. Bạn cũng có thể xem xét điều này qua việc quan sát màu nước tiểu của mình. Nếu nước tiểu của bạn có màu vàng nhạt thì bạn không cần bổ sung nhiều nước vào cơ thể. Nếu nước tiểu của bạn có màu vàng đậm hoặc màu vàng thông thường, bạn cần uống nhiều nước hơn.
Đôi khi, quan sát màu nước tiểu không phải là cách hiệu quả để xác định cơ thể có cần bổ sung thêm nước hay không. Ví dụ, nếu bạn dùng một chế độ ăn uống bổ sung có chứa một vitamin B phức tạp được gọi là riboflavin, có thể bạn sẽ nhận thấy nước tiểu của mình chuyển sang màu vàng tươi. Ngoài ra, một số loại thuốc có thể thay đổi màu sắc của nước tiểu, ví dụ như thuốc chống lao sẽ khiến nước tiểu có màu cam.
Hãy chú ý lượng nước nạp vào cơ thể khi bạn tập thể dục với cường độ mạnh hoặc làm việc ở nhiệt độ cao. Đừng uống nhiều hơn 30 ounce (khoảng bốn ly) mỗi giờ trong những điều kiện này.
Một cách khác để giảm nguy cơ hạ natri máu là uống đồ uống chuyên biệt cho dân chơi thể thao có chất điện giải thay vì nước lọc thông thường. Nó sẽ giúp giữ mức kali và natri cần thiết trong khi thay thế các chất lỏng bị mất.
Và cuối cùng, hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn có bệnh liên quan đến thận hoặc tuyến thượng thận, hoặc nếu bạn đang sử dụng một loại thuốc chống lợi tiểu. Bác sĩ sẽ giải thích cụ thể cho bạn nên uống bao nhiêu nước mỗi ngày.
Điều đáng mừng là một khi bạn đã đọc bài viết này và có cái nhìn rõ ràng hơn về việc uống nước, chuyện ngăn ngừa ngộ độc nước là điều dễ dàng. Bí quyết duy nhất chính là uống đủ lượng nước cơ thể cần chứ đừng uống nhiều hơn. Không có lý do gì để uống hết một vài ly nước cùng một lúc. Hãy uống nước vừa đủ và từ từ thôi.
LILA
