BẠN CÓ CÔ ĐƠN TRONG TÌNH CẢM?
BẠN CÓ CÔ ĐƠN TRONG TÌNH CẢM?
Khi nghe về cuộc hôn nhân 28 năm đầy viên mãn của tôi, mọi người thường khen: “Em may mắn quá!”. Thế nhưng như tôi đã viết trước đây, tôi tin rằng chìa khóa cho một cuộc hôn nhân tốt đẹp không phải là sự may mắn, mà đó là hành động. Và trong số những hành động mà chúng ta đã thực thi, điều hữu ích nhất chính là tạo ra một mối quan hệ có kết nối của tình bạn, có sự yêu mến lẫn nhau và sự tôn trọng dành cho cả tài năng hay đôi lần kỳ quặc của đối phương.
Một cuộc hôn nhân cô đơn, nghe có vẻ rất nghịch lý phải không? Trên thực tế, hôn nhân cô đơn là có thật và còn rất phổ biến. Nếu gặp một người đã từng trải qua tình cảnh này, họ ắt hẳn sẽ nói với bạn: Thà cô đơn một mình còn tốt hơn là cô đơn trong một cuộc tình.
Theo các cuộc khảo sát, khoảng 40% người tham gia thấu hiểu nỗi đau của “cô đơn trong cuộc tình” bởi nó đã diễn ra – ở một mức độ nào đó. Không có hai cuộc hôn nhân hạnh phúc giống hệt nhau, nhưng mọi cuộc hôn nhân cô đơn đều có một điểm chung: ít nhất một người cảm thấy bị bỏ rơi về mặt tình cảm.
Điều này có thể mơ hồ, khó xác định và dễ gây nhầm lẫn, bởi bạn và người đó có thể thường nằm cạnh nhau trên cùng một chiếc giường- với những đứa trẻ mà hai bạn đã có, hoặc thậm chí là vẫn đang cùng quan hệ chăn gối. Nhưng đó cũng là người mà khi thành thật với chính mình, bạn nhận ra rằng có điều gì đó đang dần dần tắt lụi.
Một cuộc hôn nhân cô đơn sẽ không để bạn gạt bỏ người kia khỏi cuộc sống của mình, nhưng cảm xúc của bạn lại gạt bỏ họ khỏi suy nghĩ. Dù hai bạn vẫn có thể giao tiếp với nhau, nhưng bạn không thể truyền đạt hy vọng, âu lo và ước mơ của mình với đối phương. Có thể sẽ không có tranh cãi hay bất kỳ dấu hiệu bất hòa rõ ràng nào xảy ra, bởi bạn cảm thấy dễ dàng hơn nếu không làm như vậy. Hôn nhân cô dơn cũng không có nghĩa là bạn không phải là một người bố, người mẹ tốt. Thực tế, nhiều cặp vợ chồng cảm thấy mất kết nối với nhau thường dành phần lớn năng lượng để chăm sóc cho con cái của mình.
Hãy để tôi nói rõ: hôn nhân cô đơn không có nghĩa là bạn không yêu người còn lại. Tuy nhiên, khoảng cách tình cảm giữa hai bạn đã gia tăng, đến mức tình yêu này thiếu đi một sự thân mật thiết yếu. Đó là một kiểu dịu dàng của lời nói, hành động, suy nghĩ mà bạn biết là có thể có ở cả hai, bởi chính sự dịu dàng đó đã thu hút mỗi người các bạn với nhau vào phút ban đầu.
Thực tế, với một chút sự chủ động và một vài điều chỉnh, mọi thứ sẽ dần được cải thiện mỗi ngày. Dưới đây là ba lời khuyên dành cho bạn:
Hỏi câu hỏi
Nếu bạn đang cảm thấy cô đơn, vô vọng và bất lực, không biết bắt đầu từ đâu, thì ắt hẳn người ấy cũng đang cảm thấy những điều tương tự. Hãy chủ động trước bằng cách hỏi người ấy ít nhất một câu hỏi mỗi ngày, về những thứ không liên quan đến việc quản lý cuộc sống của hai bạn. Những câu hỏi như “Anh trả hóa đơn tiền điện chưa?”, hay “Ngày mai, em đến trường đón con bé được không?” sẽ không được tính. Hãy hỏi đối phương những gì họ hiện đang lo lắng, hào hứng, căng thẳng, mong chờ. Sau đó thực sự lắng nghe câu trả lời của họ.
Đừng ngạc nhiên nếu ban đầu đối phương tỏ ra nghi ngại. Thiết lập lại kết nối cảm xúc là một sự thay đổi, khi bạn muốn biết người kia đang nghĩ gì, cảm thấy gì và bạn muốn chia sẻ suy nghĩ lẫn cảm xúc của chính bạn. Khi duy trì việc này mỗi ngày, khả năng cao là đối phương sẽ bắt đầu đáp lại và hỏi bạn những câu hỏi tương tự, bởi chúng ta có xu hướng trả lại những gì chúng ta được trao cho.
Bước vào thế giới của họ
Cụ thể hơn, hãy đi vào thế giới suy nghĩ của họ. Dĩ nhiên là điều này sẽ tự nhiên xảy ra thông qua việc đặt câu hỏi. Nhưng điều quan trọng nữa là làm ra một nỗ lực thầm lặng, từ tận trong tâm khảm để đưa đối tác của bạn vào tầm nhìn của mình.
Điều này đòi hỏi gì? Chỉ cần chọn ra 60 giây mỗi ngày, nhắm mắt lại và dành ra một phút để tưởng tượng về thế giới trong đôi mắt của người kia. Những gì họ có thể cảm thấy, trải nghiệm, khao khát ngay bây giờ? Những thách thức của họ có thể là gì? Họ tìm thấy niềm vui ở đâu? Hãy cẩn thận lắng nghe bằng tất cả tâm trí mình.
Bạn không cần phải chia sẻ với người bạn đời của mình về những gì bạn cảm nhận được – ít nhất là không ngay lập tức và đôi khi là không bao giờ. Vì chỉ cần hanfh động ngắn ngủi này, bạn ắt sẽ sinh ra sự đồng cảm và kiên nhẫn hơn trong việc điều hướng cuộc sống hàng ngày với đối phương. Quan trọng nhất là sự đồng cảm gia tăng này có thể là gốc rễ của những kết nối cảm xúc mới.
Tạo các kết nối
Hãy tận dụng những khoảnh khắc nhỏ để vẽ nên những kỷ niệm mới và có chủ ý cùng nhau. Chẳng hạn như khi người ấy làm bữa tối, bạn sẽ xắn tay đảm nhiệm phần lặt rau, thái thịt. Những cử chỉ kết nối này là thứ mạnh mẽ của một cuộc hôn nhân viên mãn, khi mỗi người đóng góp cho một chút để kết nối giữa cả hai được thiết lập một lần nữa.
Nếu bạn nghi ngại thực hiện những hành động này vì nỗi cô đơn trong hôn nhân đã diễn ra được một thời gian, bạn có thể tìm đến những nhà trị liệu hôn nhân và gia đình để yêu cầu hỗ trợ. Nếu bạn đời của bạn không muốn gặp chuyên gia trị liệu, hãy khuyến khích họ nghĩ về trị liệu như một biện pháp chia sẻ, chứ không phải là sửa chữa con người họ hay đánh giá họ thông qua cách cả hai giao tiếp với nhau. Nếu hai bạn có con, hãy đánh vào mong muốn của đối phương về việc nuôi dạy những đứa trẻ khỏe mạnh, hạnh phúc, và nhắc nhở đối phương rằng điều quan trọng nhất mà hai bạn có thể làm cho con cái chính là xây dựng và duy trì một mối quan hệ lành mạnh.
Và rồi, hai bạn sẽ có thể lấy lại sự thân mật một lần nữa. Điều này ắt sẽ đòi hỏi một số hành động, và bạn chỉ cần nhắc nhở bản thân rằng: “Đó chính là hành động có giá trị nhất tôi có thể làm cho cuộc hôn nhân của mình”.
Link bài gốc: https://ideas.ted.com/are-you-lonely-in-your-partnership-or-marriage/
Đọc giả có thể gửi bài viết, chia sẻ câu hỏi, nhu cầu tham vấn hoặc câu chuyện của bạn đến chúng tôi qua email: info@ladiesofvietnam.net, Zalo: +848 9934 4478. Chân thành cảm ơn và hẹn gặp các bạn trong những chương trình sắp tới.
CATHERINE
Khi nghe về cuộc hôn nhân 28 năm đầy viên mãn của tôi, mọi người thường khen: “Em may mắn quá!”. Thế nhưng như tôi đã viết trước đây, tôi tin rằng chìa khóa cho một cuộc hôn nhân tốt đẹp không phải là sự may mắn, mà đó là hành động. Và trong số những hành động mà chúng ta đã thực thi, điều hữu ích nhất chính là tạo ra một mối quan hệ có kết nối của tình bạn, có sự yêu mến lẫn nhau và sự tôn trọng dành cho cả tài năng hay đôi lần kỳ quặc của đối phương.
Một cuộc hôn nhân cô đơn, nghe có vẻ rất nghịch lý phải không? Trên thực tế, hôn nhân cô đơn là có thật và còn rất phổ biến. Nếu gặp một người đã từng trải qua tình cảnh này, họ ắt hẳn sẽ nói với bạn: Thà cô đơn một mình còn tốt hơn là cô đơn trong một cuộc tình.
Theo các cuộc khảo sát, khoảng 40% người tham gia thấu hiểu nỗi đau của “cô đơn trong cuộc tình” bởi nó đã diễn ra – ở một mức độ nào đó. Không có hai cuộc hôn nhân hạnh phúc giống hệt nhau, nhưng mọi cuộc hôn nhân cô đơn đều có một điểm chung: ít nhất một người cảm thấy bị bỏ rơi về mặt tình cảm.
Điều này có thể mơ hồ, khó xác định và dễ gây nhầm lẫn, bởi bạn và người đó có thể thường nằm cạnh nhau trên cùng một chiếc giường- với những đứa trẻ mà hai bạn đã có, hoặc thậm chí là vẫn đang cùng quan hệ chăn gối. Nhưng đó cũng là người mà khi thành thật với chính mình, bạn nhận ra rằng có điều gì đó đang dần dần tắt lụi.
Một cuộc hôn nhân cô đơn sẽ không để bạn gạt bỏ người kia khỏi cuộc sống của mình, nhưng cảm xúc của bạn lại gạt bỏ họ khỏi suy nghĩ. Dù hai bạn vẫn có thể giao tiếp với nhau, nhưng bạn không thể truyền đạt hy vọng, âu lo và ước mơ của mình với đối phương. Có thể sẽ không có tranh cãi hay bất kỳ dấu hiệu bất hòa rõ ràng nào xảy ra, bởi bạn cảm thấy dễ dàng hơn nếu không làm như vậy. Hôn nhân cô dơn cũng không có nghĩa là bạn không phải là một người bố, người mẹ tốt. Thực tế, nhiều cặp vợ chồng cảm thấy mất kết nối với nhau thường dành phần lớn năng lượng để chăm sóc cho con cái của mình.
Hãy để tôi nói rõ: hôn nhân cô đơn không có nghĩa là bạn không yêu người còn lại. Tuy nhiên, khoảng cách tình cảm giữa hai bạn đã gia tăng, đến mức tình yêu này thiếu đi một sự thân mật thiết yếu. Đó là một kiểu dịu dàng của lời nói, hành động, suy nghĩ mà bạn biết là có thể có ở cả hai, bởi chính sự dịu dàng đó đã thu hút mỗi người các bạn với nhau vào phút ban đầu.
Thực tế, với một chút sự chủ động và một vài điều chỉnh, mọi thứ sẽ dần được cải thiện mỗi ngày. Dưới đây là ba lời khuyên dành cho bạn:
Hỏi câu hỏi
Nếu bạn đang cảm thấy cô đơn, vô vọng và bất lực, không biết bắt đầu từ đâu, thì ắt hẳn người ấy cũng đang cảm thấy những điều tương tự. Hãy chủ động trước bằng cách hỏi người ấy ít nhất một câu hỏi mỗi ngày, về những thứ không liên quan đến việc quản lý cuộc sống của hai bạn. Những câu hỏi như “Anh trả hóa đơn tiền điện chưa?”, hay “Ngày mai, em đến trường đón con bé được không?” sẽ không được tính. Hãy hỏi đối phương những gì họ hiện đang lo lắng, hào hứng, căng thẳng, mong chờ. Sau đó thực sự lắng nghe câu trả lời của họ.
Đừng ngạc nhiên nếu ban đầu đối phương tỏ ra nghi ngại. Thiết lập lại kết nối cảm xúc là một sự thay đổi, khi bạn muốn biết người kia đang nghĩ gì, cảm thấy gì và bạn muốn chia sẻ suy nghĩ lẫn cảm xúc của chính bạn. Khi duy trì việc này mỗi ngày, khả năng cao là đối phương sẽ bắt đầu đáp lại và hỏi bạn những câu hỏi tương tự, bởi chúng ta có xu hướng trả lại những gì chúng ta được trao cho.
Bước vào thế giới của họ
Cụ thể hơn, hãy đi vào thế giới suy nghĩ của họ. Dĩ nhiên là điều này sẽ tự nhiên xảy ra thông qua việc đặt câu hỏi. Nhưng điều quan trọng nữa là làm ra một nỗ lực thầm lặng, từ tận trong tâm khảm để đưa đối tác của bạn vào tầm nhìn của mình.
Điều này đòi hỏi gì? Chỉ cần chọn ra 60 giây mỗi ngày, nhắm mắt lại và dành ra một phút để tưởng tượng về thế giới trong đôi mắt của người kia. Những gì họ có thể cảm thấy, trải nghiệm, khao khát ngay bây giờ? Những thách thức của họ có thể là gì? Họ tìm thấy niềm vui ở đâu? Hãy cẩn thận lắng nghe bằng tất cả tâm trí mình.
Bạn không cần phải chia sẻ với người bạn đời của mình về những gì bạn cảm nhận được – ít nhất là không ngay lập tức và đôi khi là không bao giờ. Vì chỉ cần hanfh động ngắn ngủi này, bạn ắt sẽ sinh ra sự đồng cảm và kiên nhẫn hơn trong việc điều hướng cuộc sống hàng ngày với đối phương. Quan trọng nhất là sự đồng cảm gia tăng này có thể là gốc rễ của những kết nối cảm xúc mới.
Tạo các kết nối
Hãy tận dụng những khoảnh khắc nhỏ để vẽ nên những kỷ niệm mới và có chủ ý cùng nhau. Chẳng hạn như khi người ấy làm bữa tối, bạn sẽ xắn tay đảm nhiệm phần lặt rau, thái thịt. Những cử chỉ kết nối này là thứ mạnh mẽ của một cuộc hôn nhân viên mãn, khi mỗi người đóng góp cho một chút để kết nối giữa cả hai được thiết lập một lần nữa.
Nếu bạn nghi ngại thực hiện những hành động này vì nỗi cô đơn trong hôn nhân đã diễn ra được một thời gian, bạn có thể tìm đến những nhà trị liệu hôn nhân và gia đình để yêu cầu hỗ trợ. Nếu bạn đời của bạn không muốn gặp chuyên gia trị liệu, hãy khuyến khích họ nghĩ về trị liệu như một biện pháp chia sẻ, chứ không phải là sửa chữa con người họ hay đánh giá họ thông qua cách cả hai giao tiếp với nhau. Nếu hai bạn có con, hãy đánh vào mong muốn của đối phương về việc nuôi dạy những đứa trẻ khỏe mạnh, hạnh phúc, và nhắc nhở đối phương rằng điều quan trọng nhất mà hai bạn có thể làm cho con cái chính là xây dựng và duy trì một mối quan hệ lành mạnh.
Và rồi, hai bạn sẽ có thể lấy lại sự thân mật một lần nữa. Điều này ắt sẽ đòi hỏi một số hành động, và bạn chỉ cần nhắc nhở bản thân rằng: “Đó chính là hành động có giá trị nhất tôi có thể làm cho cuộc hôn nhân của mình”.
Link bài gốc: https://ideas.ted.com/are-you-lonely-in-your-partnership-or-marriage/
Đọc giả có thể gửi bài viết, chia sẻ câu hỏi, nhu cầu tham vấn hoặc câu chuyện của bạn đến chúng tôi qua email: info@ladiesofvietnam.net, Zalo: +848 9934 4478. Chân thành cảm ơn và hẹn gặp các bạn trong những chương trình sắp tới.
CATHERINE
