BA CÁCH TRÁNH XUNG ĐỘT TÌNH CẢM
BA CÁCH TRÁNH XUNG ĐỘT TÌNH CẢM
Xung đột chính là thứ không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Đây là thời buổi mà thế giới không ngừng biến đổi. Những vấn đề phức tạp trong chính trị và tính chất ẩn danh của phương tiện truyền thông xã hội khiến cho các cuộc tranh luận vượt quá giới hạn trở nên vô cùng phổ biến hàng ngày.
Mọi người không còn “bất đồng một cách lịch sự” nữa. Bạn hoặc là theo họ hoặc là chống lại họ. Bạn là người giỏi nhất từ trước đến nay hoặc là người tồi tệ nhất. Hiểu được cách để dừng một cuộc xung đột lại là một vấn đề đáng bàn luận.
Việc có được một cuộc tranh luận mang tính chất xây dựng với mọi người là điều khó khăn, đặc biệt là đối với những người thân thiết. Bởi vì, dù ta có thể phớt lờ các cuộc tranh luận vô bổ trên các phương tiện truyền thông xã hội, bạn phải làm gì nếu đồng nghiệp, người thân trong gia đình, hoặc thậm chí người bạn đời của bạn có quan điểm xã hội hoặc chính trị khiến bạn khó chịu?
Làm thế nào để duy trì một mối quan hệ xã hội và giữ được bình tĩnh mỗi khi bạn nghe người khác nói gì đó xúc phạm? Ngoài việc phản pháo hoặc giữ im lặng thì bạn còn có các lựa chọn nào khác?
BƯỚC MỘT: Tạm dừng để hạ nhiệt
Khi ai đó nói điều gì mang tính công kích trong một cuộc tranh luận, bạn có thể cảm thấy lửa giận sôi sục trong cơ thể (và điều này cũng dễ hiểu). Nhưng đó không phải lúc nào cũng là trạng thái tốt nhất nếu bạn muốn phản ứng lại. Sự thông thái và phẩm chất nổi bật của bạn có thể bị đánh mất theo tông giọng của bạn và bất cứ lời lẽ xúc phạm nào mà bạn ném vào người khác.
Cách tốt nhất để giải quyết những tình huống đó là chỉ cần lùi lại và dành một chút thời gian để tự mình suy ngẫm tránh xảy ra xung đột. (Bạn thậm chí có thể cần phải khiến bản thân xao nhãng trong thời gian ngắn để lấy lại trạng thái tinh thần thoải mái hơn.)
Đó không phải là dấu hiệu của sự yếu đuối. Bạn chỉ đang làm dịu lại những cảm xúc giận dữ và chờ cho đến khi bản thân không chỉ sẵn sàng nói lý lẽ mà còn sẵn sàng lắng nghe đối phương nhiều hơn nữa.
BƯỚC HAI: Lắng nghe những gì bạn có thể đồng ý
Điều này có thể khó khăn, đặc biệt là nếu đối phương đã nói điều gì đó thực sự quá đáng. Tuy nhiên, nếu có thể, bạn nên cố gắng mở rộng góc nhìn để tìm một số khía cạnh có thể tán đồng được trong lời nói của họ.
Việc này giúp bạn tiếp nhận ý kiến của họ – bạn không đồng ý mà chỉ thể hiện rằng bạn đã nghe họ nói – và nó mang lại cho bạn một điểm chung nho nhỏ để đưa cuộc tranh luận trở về trạng thái bình tĩnh hơn.
Vì vậy, nếu người khác nói gì đó khiến bạn khó chịu về việc nhập cư hoặc về một người bạn chung nào đó của cả hai, hãy cố gắng tìm một số yếu tố tích cực trong những gì họ đang nói (ví dụ: “Tôi có thể hiểu được tại sao điều đó lại khiến bạn lo lắng”) và tiếp tục cuộc nói chuyện từ điểm này.
BƯỚC BA: Thêm bối cảnh của bạn
Đây là một bước quan trọng để phát triển từ bước thứ hai. Giả sử bạn đã nỗ lực tìm thấy một số điểm chung với người mà bạn bất đồng quan điểm. Bạn tiếp nhận ý kiến phản đối hoàn toàn của họ, thừa nhận rằng bạn đã nghe họ, và thậm chí còn trích dẫn một yếu tố (nhỏ) trong tuyên bố của họ mà bạn có thể đồng tình.
Bước tiếp theo là lấy cơ sở chung đó và lái nó về một nơi mà bạn có thể đưa ra ý kiến của mình một cách xây dựng và không gây xung đột. Bởi vì cuộc đối thoại của bạn không chỉ liên quan đến việc bạn muốn “dĩ hòa vi quý” hoặc giữ im lặng. Bạn cũng cần phải trung thực với chính mình nữa.
Bạn có thể thêm quan điểm của mình bằng cách lấy sự đồng tình nho nhỏ của bạn – tức là “Tôi có thể thấy tại sao điều đó khiến bạn lo lắng” – và sử dụng nó để đưa ra ý kiến của mình – tức là “Tôi có thể thấy tại sao điều đó lại khiến bạn lo lắng… và đồng thời, tôi thực sự tin rằng …” Việc xác nhận tuyên bố của họ (theo bất kỳ cách nào bạn có thể) tạo cơ hội cho bạn để tìm ra một cách lịch sự, tích cực để đảm bảo rằng quan điểm của bạn cũng sẽ được đối phương lắng nghe.
Vậy câu hỏi đặt ra là ba bước này sẽ luôn đem lại hiệu quả hay không? Đáng tiếc, câu trả lời là KHÔNG. Thỉnh thoảng, một người nào đó sẽ một mực muốn công kích và xúc phạm tới mức bạn sẽ không bao giờ có thể xây dựng và duy trì một cuộc nói chuyện bình tĩnh với họ.
Tuy nhiên, ba bước này sẽ làm tăng đáng kể khả năng các cuộc đối thoại của bạn sẽ vẫn mang tính xây dựng và bạn có thể bỏ đi khi đã cố gắng hết sức để giữ cho cuộc đối thoại cởi mở và mang tính xây dựng. Và đôi khi đó là tất cả những gì bạn có thể làm.
Đọc giả có thể gửi câu hỏi, chia sẻ, đặt lịch tham vấn đến chúng tôi qua email: ladiesofvietnam@gmail.com. Zalo: +848 9934 4478. Chân thành cảm ơn và hẹn gặp các bạn trong những chương trình sắp tới.
Xung đột chính là thứ không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Đây là thời buổi mà thế giới không ngừng biến đổi. Những vấn đề phức tạp trong chính trị và tính chất ẩn danh của phương tiện truyền thông xã hội khiến cho các cuộc tranh luận vượt quá giới hạn trở nên vô cùng phổ biến hàng ngày.
Mọi người không còn “bất đồng một cách lịch sự” nữa. Bạn hoặc là theo họ hoặc là chống lại họ. Bạn là người giỏi nhất từ trước đến nay hoặc là người tồi tệ nhất. Hiểu được cách để dừng một cuộc xung đột lại là một vấn đề đáng bàn luận.
Việc có được một cuộc tranh luận mang tính chất xây dựng với mọi người là điều khó khăn, đặc biệt là đối với những người thân thiết. Bởi vì, dù ta có thể phớt lờ các cuộc tranh luận vô bổ trên các phương tiện truyền thông xã hội, bạn phải làm gì nếu đồng nghiệp, người thân trong gia đình, hoặc thậm chí người bạn đời của bạn có quan điểm xã hội hoặc chính trị khiến bạn khó chịu?
Làm thế nào để duy trì một mối quan hệ xã hội và giữ được bình tĩnh mỗi khi bạn nghe người khác nói gì đó xúc phạm? Ngoài việc phản pháo hoặc giữ im lặng thì bạn còn có các lựa chọn nào khác?
BƯỚC MỘT: Tạm dừng để hạ nhiệt
Khi ai đó nói điều gì mang tính công kích trong một cuộc tranh luận, bạn có thể cảm thấy lửa giận sôi sục trong cơ thể (và điều này cũng dễ hiểu). Nhưng đó không phải lúc nào cũng là trạng thái tốt nhất nếu bạn muốn phản ứng lại. Sự thông thái và phẩm chất nổi bật của bạn có thể bị đánh mất theo tông giọng của bạn và bất cứ lời lẽ xúc phạm nào mà bạn ném vào người khác.
Cách tốt nhất để giải quyết những tình huống đó là chỉ cần lùi lại và dành một chút thời gian để tự mình suy ngẫm tránh xảy ra xung đột. (Bạn thậm chí có thể cần phải khiến bản thân xao nhãng trong thời gian ngắn để lấy lại trạng thái tinh thần thoải mái hơn.)
Đó không phải là dấu hiệu của sự yếu đuối. Bạn chỉ đang làm dịu lại những cảm xúc giận dữ và chờ cho đến khi bản thân không chỉ sẵn sàng nói lý lẽ mà còn sẵn sàng lắng nghe đối phương nhiều hơn nữa.
BƯỚC HAI: Lắng nghe những gì bạn có thể đồng ý
Điều này có thể khó khăn, đặc biệt là nếu đối phương đã nói điều gì đó thực sự quá đáng. Tuy nhiên, nếu có thể, bạn nên cố gắng mở rộng góc nhìn để tìm một số khía cạnh có thể tán đồng được trong lời nói của họ.
Việc này giúp bạn tiếp nhận ý kiến của họ – bạn không đồng ý mà chỉ thể hiện rằng bạn đã nghe họ nói – và nó mang lại cho bạn một điểm chung nho nhỏ để đưa cuộc tranh luận trở về trạng thái bình tĩnh hơn.
Vì vậy, nếu người khác nói gì đó khiến bạn khó chịu về việc nhập cư hoặc về một người bạn chung nào đó của cả hai, hãy cố gắng tìm một số yếu tố tích cực trong những gì họ đang nói (ví dụ: “Tôi có thể hiểu được tại sao điều đó lại khiến bạn lo lắng”) và tiếp tục cuộc nói chuyện từ điểm này.
BƯỚC BA: Thêm bối cảnh của bạn
Đây là một bước quan trọng để phát triển từ bước thứ hai. Giả sử bạn đã nỗ lực tìm thấy một số điểm chung với người mà bạn bất đồng quan điểm. Bạn tiếp nhận ý kiến phản đối hoàn toàn của họ, thừa nhận rằng bạn đã nghe họ, và thậm chí còn trích dẫn một yếu tố (nhỏ) trong tuyên bố của họ mà bạn có thể đồng tình.
Bước tiếp theo là lấy cơ sở chung đó và lái nó về một nơi mà bạn có thể đưa ra ý kiến của mình một cách xây dựng và không gây xung đột. Bởi vì cuộc đối thoại của bạn không chỉ liên quan đến việc bạn muốn “dĩ hòa vi quý” hoặc giữ im lặng. Bạn cũng cần phải trung thực với chính mình nữa.
Bạn có thể thêm quan điểm của mình bằng cách lấy sự đồng tình nho nhỏ của bạn – tức là “Tôi có thể thấy tại sao điều đó khiến bạn lo lắng” – và sử dụng nó để đưa ra ý kiến của mình – tức là “Tôi có thể thấy tại sao điều đó lại khiến bạn lo lắng… và đồng thời, tôi thực sự tin rằng …” Việc xác nhận tuyên bố của họ (theo bất kỳ cách nào bạn có thể) tạo cơ hội cho bạn để tìm ra một cách lịch sự, tích cực để đảm bảo rằng quan điểm của bạn cũng sẽ được đối phương lắng nghe.
Vậy câu hỏi đặt ra là ba bước này sẽ luôn đem lại hiệu quả hay không? Đáng tiếc, câu trả lời là KHÔNG. Thỉnh thoảng, một người nào đó sẽ một mực muốn công kích và xúc phạm tới mức bạn sẽ không bao giờ có thể xây dựng và duy trì một cuộc nói chuyện bình tĩnh với họ.
Tuy nhiên, ba bước này sẽ làm tăng đáng kể khả năng các cuộc đối thoại của bạn sẽ vẫn mang tính xây dựng và bạn có thể bỏ đi khi đã cố gắng hết sức để giữ cho cuộc đối thoại cởi mở và mang tính xây dựng. Và đôi khi đó là tất cả những gì bạn có thể làm.
Đọc giả có thể gửi câu hỏi, chia sẻ, đặt lịch tham vấn đến chúng tôi qua email: ladiesofvietnam@gmail.com. Zalo: +848 9934 4478. Chân thành cảm ơn và hẹn gặp các bạn trong những chương trình sắp tới.