NGỪNG DẠY CON BẰNG SỰ XẤU HỔ
NGỪNG DẠY CON BẰNG SỰ XẤU HỔ
Xấu hổ không chỉ là một cảm xúc thoáng qua mà còn là trạng thái tâm lý có thể ăn sâu vào tâm trí và cơ thể trẻ nhỏ. Ngay từ khi lên ba, trẻ đã có thể cảm nhận được sự xấu hổ khi bị trách móc, đánh đập, đổ lỗi hoặc sỉ nhục. Những cha mẹ xấu hổ sẽ nuôi dạy con bằng sự xấu hổ, bởi đó là cách duy nhất họ được lập trình.
Nó khác với cảm giác tội lỗi – trong khi tội lỗi liên quan đến hành vi sai trái (“Mình đã làm điều sai”), thì xấu hổ lại tấn công vào bản thân con người (“Mình là đứa rất tệ”). Trạng thái này không chỉ khiến trẻ căng thẳng, thu mình mà còn có thể dẫn đến những phản ứng cực đoan như đóng băng (freeze), tê liệt (shut down) hoặc trở nên hung hăng để tự vệ.
Khi cha mẹ sử dụng sự xấu hổ làm công cụ dạy dỗ, vô tình họ đã biến nó thành một vết thương tâm lý kéo dài suốt đời. Trẻ em, với bản năng sinh tồn mạnh mẽ, có xu hướng gắn bó với những người gây ra tổn thương cho mình. Điều này lý giải vì sao một đứa trẻ bị sỉ nhục hoặc bạo hành vẫn có thể bám víu vào cha mẹ bạo hàng – sau này là người bạn đời bạo hành – dù họ chính là nguồn cơn của nỗi đau.
Sự xấu hổ bị kìm nén không giống với lo âu thông thường mà tạo ra một vòng lặp tiêu cực: cảm giác tội lỗi, tự trách đi kèm với những tai nạn, tự hoại gây hậu quả tiêu cực, khiến trẻ càng chìm sâu hơn vào trạng thái xấu hổ, bất lực. Khi lớn lên, những đứa trẻ bị nuôi dạy bằng sự xấu hổ có thể phản ứng cực đoan với tình yêu và sự quan tâm. Họ né tránh, trốn chạy hoặc trở nên đầy giận dữ khi ai đó thương yêu họ.
Chỉ khi nhận thức được tổn thương và bước vào quá trình trị liệu, những đứa trẻ xấu hổ khi xưa mới được nhìn thấy từ đó họ có thể dần thoát khỏi vòng lặp, học cách cảm nhận bản thân trở lại và xây dựng sự tự tin lành mạnh. Vì vậy, thay vì dạy con bằng sự xấu hổ; hãy giáo dục con bằng sự thấu hiểu, yêu thương và tôn trọng.
MIA NGUYỄN
Xấu hổ không chỉ là một cảm xúc thoáng qua mà còn là trạng thái tâm lý có thể ăn sâu vào tâm trí và cơ thể trẻ nhỏ. Ngay từ khi lên ba, trẻ đã có thể cảm nhận được sự xấu hổ khi bị trách móc, đánh đập, đổ lỗi hoặc sỉ nhục. Những cha mẹ xấu hổ sẽ nuôi dạy con bằng sự xấu hổ, bởi đó là cách duy nhất họ được lập trình.
Nó khác với cảm giác tội lỗi – trong khi tội lỗi liên quan đến hành vi sai trái (“Mình đã làm điều sai”), thì xấu hổ lại tấn công vào bản thân con người (“Mình là đứa rất tệ”). Trạng thái này không chỉ khiến trẻ căng thẳng, thu mình mà còn có thể dẫn đến những phản ứng cực đoan như đóng băng (freeze), tê liệt (shut down) hoặc trở nên hung hăng để tự vệ.
Khi cha mẹ sử dụng sự xấu hổ làm công cụ dạy dỗ, vô tình họ đã biến nó thành một vết thương tâm lý kéo dài suốt đời. Trẻ em, với bản năng sinh tồn mạnh mẽ, có xu hướng gắn bó với những người gây ra tổn thương cho mình. Điều này lý giải vì sao một đứa trẻ bị sỉ nhục hoặc bạo hành vẫn có thể bám víu vào cha mẹ bạo hàng – sau này là người bạn đời bạo hành – dù họ chính là nguồn cơn của nỗi đau.
Sự xấu hổ bị kìm nén không giống với lo âu thông thường mà tạo ra một vòng lặp tiêu cực: cảm giác tội lỗi, tự trách đi kèm với những tai nạn, tự hoại gây hậu quả tiêu cực, khiến trẻ càng chìm sâu hơn vào trạng thái xấu hổ, bất lực. Khi lớn lên, những đứa trẻ bị nuôi dạy bằng sự xấu hổ có thể phản ứng cực đoan với tình yêu và sự quan tâm. Họ né tránh, trốn chạy hoặc trở nên đầy giận dữ khi ai đó thương yêu họ.
Chỉ khi nhận thức được tổn thương và bước vào quá trình trị liệu, những đứa trẻ xấu hổ khi xưa mới được nhìn thấy từ đó họ có thể dần thoát khỏi vòng lặp, học cách cảm nhận bản thân trở lại và xây dựng sự tự tin lành mạnh. Vì vậy, thay vì dạy con bằng sự xấu hổ; hãy giáo dục con bằng sự thấu hiểu, yêu thương và tôn trọng.
MIA NGUYỄN
