CON GÁI CỦA MẸ!
CON GÁI CỦA MẸ!
“Tôi không thích mẹ càm ràm nhưng lại không thể phớt lờ chúng. Tôi ghét bản thân không thể tốt hơn để mẹ được hạnh phúc. Tôi sợ nếu mình sai phạm thì mẹ sẽ thất vọng. Không biết từ khi nào, những suy nghĩ về cảm nhận của mẹ luôn là mối bận tâm của tôi. Thậm chí có khi tôi cảm nhận được sự mệt mỏi của mẹ trước cả bà ấy. Tôi đã từng như thế, đã từng yêu mẹ rất nhiều, luôn lo lắng những vấn đề của mẹ. Nhưng dạo gần đây, mọi thứ không còn như vậy, tôi cảm thấy mệt mỏi với những vấn đề này. Nó làm cuộc sống của tôi bị ảnh hưởng, việc luôn suy nghĩ đến cảm xúc của người khác khiến tôi không dám làm điều gì.”
Tình mẹ luôn là một thứ tình cảm thiêng liêng và những người phụ nữ luôn mang trong mình một trách nhiệm của người vợ, người mẹ. Ở xã hội Việt Nam, những định kiến về nam nữ, sự chăm sóc, sự hy sinh của người phụ nữ đã truyền từ đời này sang đời khác. Tuy tư tưởng này đang dần được xóa bỏ, nhưng ít nhiều vẫn sẽ còn ảnh hưởng lên thế hệ hiện nay. Và cô con gái của một gia đình nào đó, vẫn vô tình học cách để trở thành một người phụ nữ chăm lo cho gia đình, cho chồng con. Có rất nhiều phụ nữ khi lập gia đình luôn nhường nhịn, cam chịu chấp nhận hy sinh bản thân mình bởi vì ngay từ thuở nhỏ họ đã được dạy luôn nghe lời để trở thành một nàng dâu hiền vợ thảo.
Ngày nhỏ, hầu hết bé gái sẽ quan sát, đặt mình trong cảm xúc của mọi người xung quanh và nhầm lẫn rằng đó là cảm xúc của bản thân. Đặc biệt đối với mẹ, các bé coi cảm xúc của mẹ là một phần của mình, luôn để ý những cảm nhận của mẹ khi làm việc. Lâu dần, như một bản năng, họ đặt mình vào trạng thái của người khác và quên đi đâu mới là cảm nhận thực sự. Họ lầm tưởng rằng việc giải quyết cảm xúc bản thân là làm hài lòng hay thỏa mãn cho một ai khác. Và đó là nguyên nhân người phụ nữ thường được nói là nhạy bén, luôn quan tâm người khác hơn cánh đàn ông. Bởi lẽ, đó là thói quen đã được hình thành ngay khi còn nhỏ, và họ trở nên nhạy cảm với cảm xúc, suy nghĩ của người khác nhưng dường như quên đi chính mình có cảm xúc như thế nào.
Đa phần, bé gái sẽ học và làm theo những gì quan sát từ người mẹ. Và người mẹ cũng thế, họ xem con gái như một phần của mình, hay là tồn tại giống như chính họ. Những người mẹ xem các con gái như là bản sao nhỏ và điều này vô tình khiến con quên những nhu cầu, mong muốn của bản thân vì luôn cố làm hài lòng mẹ. Rồi đến khi những đứa trẻ trở thành một người phụ nữ, chúng sẽ tiếp tục sống hy sinh và nhượng bộ để chăm lo cho gia đình nhỏ của mình.
Ngày nay, nhận thức về phụ nữ đang dần được thay đổi, họ không cần phải từ bỏ mọi thứ để lui về làm hậu phương cho chồng và chăm sóc con cái. Nhưng nếu như người mẹ không thể tách bạch mình với con gái thì những suy nghĩ này vẫn sẽ còn tồn tại và tiếp tục duy trì. Từ thế hệ này đến thế hệ khác, những cô con gái sẽ trở thành cửa sổ tâm hồn của mẹ, là nơi giải tỏa những ước muốn mà mẹ không thể làm. Các bà mẹ thường trói chặt con gái lại bằng những sự kiểm soát, bày tỏ những mong muốn như coi con là nguồn sống, con là tất cả của mình, con phải làm này, không được làm như kia,… Và con gái sẽ lại tiếp tục như người mẹ, chôn lấy những ước muốn của bản thân và trở thành con gái cưng mà mẹ tạo nên.
Lý do các cô “con gái cưng” không thể bỏ qua những mong muốn, yêu cầu của mẹ vì việc trở thành một người có giá trị và quan trọng đối với mẹ cũng chính là mong ước những cô con gái đó. Họ luôn trong trạng thái phân tích, suy đoán xem mẹ đang cảm thấy thế nào, đang có cảm xúc ra sao. Vậy nên, họ thường nhận ra cảm xúc, nhu cầu của mẹ sớm nhất. Cho dù là nhỏ hay lớn, những người con sẽ luôn muốn trở thành một người có giá trị, một người quan trọng, khát khao được công nhận và cần thiết với mọi người, đặc biệt là đối với cha mẹ.
Vì luôn xem con gái là một phiên bản nhỏ của mình nên không tránh khỏi sự bảo bọc, đòi hỏi đối với cô con gái. Điều này khiến con cái trở nên khó chịu với những áp lực từ sự kỳ vọng, mong đợi của mẹ. Rồi sẽ đến lúc nào đó, những cô con gái lớn lên, tiếp tục bị ảnh hưởng bởi những điều đã được tích lũy khi còn nhỏ. Họ sẽ cảm thấy mệt mỏi nhưng lại không biết từ đâu. Họ lại giải quyết chúng như cách mẹ đã từng làm là mang hết những mong muốn lên phiên bản nhỏ của mình. Vòng lặp cứ thế không hồi kết.
Vậy nên, chăm sóc bản thân, tách bạch những cảm xúc cá nhân với người khác là điều cần thiết. Hãy xem đâu mới là Bạn, những trạng thái, nhu cầu, mong đợi, khao khát của bản thân và đáp ứng chúng từng cái một. Chúng ta có thể quan tâm, yêu thương mọi người nhưng đừng sống theo những cảm xúc của họ, cũng đừng chịu hết trách nhiệm về bản thân mình!
THỦY TIÊN
“Tôi không thích mẹ càm ràm nhưng lại không thể phớt lờ chúng. Tôi ghét bản thân không thể tốt hơn để mẹ được hạnh phúc. Tôi sợ nếu mình sai phạm thì mẹ sẽ thất vọng. Không biết từ khi nào, những suy nghĩ về cảm nhận của mẹ luôn là mối bận tâm của tôi. Thậm chí có khi tôi cảm nhận được sự mệt mỏi của mẹ trước cả bà ấy. Tôi đã từng như thế, đã từng yêu mẹ rất nhiều, luôn lo lắng những vấn đề của mẹ. Nhưng dạo gần đây, mọi thứ không còn như vậy, tôi cảm thấy mệt mỏi với những vấn đề này. Nó làm cuộc sống của tôi bị ảnh hưởng, việc luôn suy nghĩ đến cảm xúc của người khác khiến tôi không dám làm điều gì.”
Tình mẹ luôn là một thứ tình cảm thiêng liêng và những người phụ nữ luôn mang trong mình một trách nhiệm của người vợ, người mẹ. Ở xã hội Việt Nam, những định kiến về nam nữ, sự chăm sóc, sự hy sinh của người phụ nữ đã truyền từ đời này sang đời khác. Tuy tư tưởng này đang dần được xóa bỏ, nhưng ít nhiều vẫn sẽ còn ảnh hưởng lên thế hệ hiện nay. Và cô con gái của một gia đình nào đó, vẫn vô tình học cách để trở thành một người phụ nữ chăm lo cho gia đình, cho chồng con. Có rất nhiều phụ nữ khi lập gia đình luôn nhường nhịn, cam chịu chấp nhận hy sinh bản thân mình bởi vì ngay từ thuở nhỏ họ đã được dạy luôn nghe lời để trở thành một nàng dâu hiền vợ thảo.
Ngày nhỏ, hầu hết bé gái sẽ quan sát, đặt mình trong cảm xúc của mọi người xung quanh và nhầm lẫn rằng đó là cảm xúc của bản thân. Đặc biệt đối với mẹ, các bé coi cảm xúc của mẹ là một phần của mình, luôn để ý những cảm nhận của mẹ khi làm việc. Lâu dần, như một bản năng, họ đặt mình vào trạng thái của người khác và quên đi đâu mới là cảm nhận thực sự. Họ lầm tưởng rằng việc giải quyết cảm xúc bản thân là làm hài lòng hay thỏa mãn cho một ai khác. Và đó là nguyên nhân người phụ nữ thường được nói là nhạy bén, luôn quan tâm người khác hơn cánh đàn ông. Bởi lẽ, đó là thói quen đã được hình thành ngay khi còn nhỏ, và họ trở nên nhạy cảm với cảm xúc, suy nghĩ của người khác nhưng dường như quên đi chính mình có cảm xúc như thế nào.
Đa phần, bé gái sẽ học và làm theo những gì quan sát từ người mẹ. Và người mẹ cũng thế, họ xem con gái như một phần của mình, hay là tồn tại giống như chính họ. Những người mẹ xem các con gái như là bản sao nhỏ và điều này vô tình khiến con quên những nhu cầu, mong muốn của bản thân vì luôn cố làm hài lòng mẹ. Rồi đến khi những đứa trẻ trở thành một người phụ nữ, chúng sẽ tiếp tục sống hy sinh và nhượng bộ để chăm lo cho gia đình nhỏ của mình.
Ngày nay, nhận thức về phụ nữ đang dần được thay đổi, họ không cần phải từ bỏ mọi thứ để lui về làm hậu phương cho chồng và chăm sóc con cái. Nhưng nếu như người mẹ không thể tách bạch mình với con gái thì những suy nghĩ này vẫn sẽ còn tồn tại và tiếp tục duy trì. Từ thế hệ này đến thế hệ khác, những cô con gái sẽ trở thành cửa sổ tâm hồn của mẹ, là nơi giải tỏa những ước muốn mà mẹ không thể làm. Các bà mẹ thường trói chặt con gái lại bằng những sự kiểm soát, bày tỏ những mong muốn như coi con là nguồn sống, con là tất cả của mình, con phải làm này, không được làm như kia,… Và con gái sẽ lại tiếp tục như người mẹ, chôn lấy những ước muốn của bản thân và trở thành con gái cưng mà mẹ tạo nên.
Lý do các cô “con gái cưng” không thể bỏ qua những mong muốn, yêu cầu của mẹ vì việc trở thành một người có giá trị và quan trọng đối với mẹ cũng chính là mong ước những cô con gái đó. Họ luôn trong trạng thái phân tích, suy đoán xem mẹ đang cảm thấy thế nào, đang có cảm xúc ra sao. Vậy nên, họ thường nhận ra cảm xúc, nhu cầu của mẹ sớm nhất. Cho dù là nhỏ hay lớn, những người con sẽ luôn muốn trở thành một người có giá trị, một người quan trọng, khát khao được công nhận và cần thiết với mọi người, đặc biệt là đối với cha mẹ.
Vì luôn xem con gái là một phiên bản nhỏ của mình nên không tránh khỏi sự bảo bọc, đòi hỏi đối với cô con gái. Điều này khiến con cái trở nên khó chịu với những áp lực từ sự kỳ vọng, mong đợi của mẹ. Rồi sẽ đến lúc nào đó, những cô con gái lớn lên, tiếp tục bị ảnh hưởng bởi những điều đã được tích lũy khi còn nhỏ. Họ sẽ cảm thấy mệt mỏi nhưng lại không biết từ đâu. Họ lại giải quyết chúng như cách mẹ đã từng làm là mang hết những mong muốn lên phiên bản nhỏ của mình. Vòng lặp cứ thế không hồi kết.
Vậy nên, chăm sóc bản thân, tách bạch những cảm xúc cá nhân với người khác là điều cần thiết. Hãy xem đâu mới là Bạn, những trạng thái, nhu cầu, mong đợi, khao khát của bản thân và đáp ứng chúng từng cái một. Chúng ta có thể quan tâm, yêu thương mọi người nhưng đừng sống theo những cảm xúc của họ, cũng đừng chịu hết trách nhiệm về bản thân mình!
THỦY TIÊN