BÁO “LÁ CẢI” VỀ TÍNH DỤC
BÁO “LÁ CẢI” VỀ TÍNH DỤC
Tại Việt Nam, người đồng tính, song tính, chuyển giới và các nhóm thiểu số khác (LGBT+) vẫn còn chịu rất nhiều định kiến, kỳ thị và phân biệt đối xử. Thật không khó để tìm kiếm, cập nhật những thông tin sai lệch về cộng đồng LGBT+. Thay vì lên tiếng ủng hộ và bảo vệ cộng đồng trước bất công thì nhiều bài báo vẫn vô tư viết và coi LGBT+ là “bệnh”, “bị lây”, bắt chước”…nhằm câu “view” và thu hút quảng cáo.
Tự bao giờ nghề báo được cân đong đo đếm theo thị trường cũng bởi quá trình xã hội hóa các hoạt động báo chí mà thông tin “lá cải”, mua vui, thỏa mãn tính tò mò cho người viết lẫn người đọc được lên ngôi. Những chủ đề tình dục của các bạn có xu hướng tính dục và bản dạng giới thiểu số được khai thác triệt để. Có những bài viết phản khoa học, gây hiểu lầm và cảm xúc tiêu cực cho người trong cộng đồng được các nhà vận động bảo vệ quyền cho người LGBT+ lên tiếng phản đối, yêu cầu điều chỉnh và mở ra những buổi tập huấn về đa dạng tính dục cho phía người làm báo chí nhưng kết quả là nhiều bài viết với chủ đề tương tự vẫn được duyệt và đăng tải như chưa bao giờ có lời khuyến nghị.
Tính dục khác với xu hướng tính dục ra sao?
Một khi đề cập đến tính dục là nói về toàn bộ con người từ khi còn là bào thai cho đến khi ra đời, trưởng thành và mất đi. Hay đúng hơn, tính dục là cả một chặng hành trình phát triển thể chất, tâm lý, nhân cách, hành vi và sinh dục của mỗi người trong cả vòng đời. Nó bao gồm mọi khía cạnh đặc trưng về giới tính sinh học, và cả giới tính xã hội. Là cách chúng ta nhận thức về cơ thể; là vai trò và thể hiện giới trong xã hội; là cảm xúc, suy nghĩ, nhu cầu gần gũi về tình cảm với một ai đó; là cảm giác bị hấp dẫn tình dục với người cùng giới, hay khác giới…Tính dục thay đổi theo từng tao đoạn của cuộc đời, cũng giống như câu chuyện tình yêu của chúng ta ở tuổi đôi mươi sẽ khác với tình yêu khi chúng ta 30 hay 40. Bởi con người được học rất nhiều trong suốt quá trình trưởng thành, chúng ta thay đổi để thích nghi với hoàn cảnh và phù hợp hơn với sự phát triển văn hóa, xã hội.
Còn xu hướng hay thiên hướng tính dục của mỗi người là cố định và không thay đổi, bao gồm xu hướng tình cảm và xu hướng tình dục. Thiên hướng này được lập trình từ trong bào thai và khẳng định khi chúng ta bước vào tuổi dậy thì qua những rung động và trải nghiệm tình dục của bản thân. Vậy nên, có người biết rất rõ mình thích ai, mong muốn gắn bó và bị hấp dẫn bởi ai từ rất sớm nhưng có người cần nhiều thời gian hơn để tìm hiểu về bản thân cả về tình cảm lẫn tình dục. Điều đó hoàn toàn rất tự nhiên, bởi xu hướng tính dục cần thời gian để khẳng định và cũng bởi tình dục và tình yêu không phải lúc nào cũng song hành cùng nhau. Có khi ta yêu một người nhưng lại muốn và bị hấp dẫn tình dục với một người thuộc giới tính khác. Những lúc như vậy bạn có thể tìm hiểu thêm về nhu cầu gắn bó, cảm xúc của bản thân để định hình cho mình một bản dạng tính dục mà không phải chịu sự tác động từ định kiến hay lăng kính xã hội bên ngoài. Bởi chỉ có bạn mới biết bạn là ai, bị hấp dẫn bởi ai, mong muốn điều gì trong cõi đời mênh mông này.
Tình dục và sự đa dạng
Từ hai định nghĩa trên, chúng ta sẽ thấy khái niệm về tình dục cũng sẽ được hiểu theo nghĩa rộng hơn là hành vi “giao phối”, hay “giao hợp”. Vì tình dục bên cạnh những hoạt động phối ngẫu, những hành vi tạo ra khoái cảm, còn là cách một người tìm kiếm sự hài hòa tinh thần giữa mình với người còn lại. Hành vi tình dục không thể bắt chước hay lây vì nó phụ thuộc vào mong muốn, nhận thức của mỗi cá nhân. Chỉ duy nhất một hành vi tình dục cùng giới sẽ không thể gán ghép cho người nào đó là thuộc xu hướng tính dục đồng tính bởi có thể đó chỉ là những trải nghiệm tìm kiếm khoái cảm của bản thân một cách riêng biệt. Để trở thành một thiên hướng, chúng ta cần phải xét đến yếu tố tình cảm và sự hấp dẫn tình dục có lâu dài, cố định hay không
Khi chúng ta tìm hiểu về các nhóm thiểu số tính dục thì cũng là lúc chúng ta ngỡ ngàng vì sự đa dạng về xu hướng tính dục của con người. Hóa ra không chỉ có người thích người cùng giới, khác giới hay cả hai mà còn tồn tại cả những người không thấy hấp dẫn tình dục với bất kỳ ai (xu hướng tính dục vô tính). Chính sự định chuẩn hóa về tình dục và chuẩn hóa tình yêu nam, nữ mà một bộ phận không nhỏ trong xã hội đã không thừa nhận hay cố tình lề hóa người LGBT+ ra khỏi hệ thống pháp luật, xã hội. Quan hệ tình dục ngoài duy trì nòi giống còn là tạo ra sự kết nối và thỏa mãn khoái cảm của bản thân. Vậy có nên trói buộc cảm xúc một ai đó và những định khuôn lỗi thời hay ép buộc chúng ta phải chạy theo số đông mà quên rằng cảm xúc và trải nghiệm của bản thân là một và duy nhất.
Báo chí cần trả lại sự công bằng cho người LGBT+
Trong bài viết gây bão mạng xã hội mới đây về chủ đề “đồng tính có bị lây không?”, tác giả chuyên mục sức khỏe trên một tờ báo uy tín đã chế ra cụm từ “đồng tính dự bị để chỉ những người bình thường về thể chất lẫn tâm hồn nhưng luôn cưỡng lại giới tính hiện tại, cho rằng mình thuộc giới tính khác và tìm mọi cách đi chuyển giới và trường hợp này có khả năng trở thành đồng tính thật rất cao”. Sự nhập nhằng về khái niệm khiến người đọc cảm thấy rối não vì sự nhận thức có hạn của tác giả. Người có xu hướng tính dục đồng tính không hề mong muốn thay đổi ngoại hình hay phẫu thuật chuyển giới. Họ hài lòng với cơ thể hiện tại, chỉ khác là họ mong muốn gắn bó, hấp dẫn bởi người cùng giới tính mà thôi.
Chưa dừng lại tác giả còn bảo là đồng tính do bị rù quến “nếu bạn đang hoang mang không biết cập bến giới tính nào thì đừng vội chốt sớm mà hãy cố gắng chỉnh , làm tất cả để đưa giới tính về đúng hướng”. Tổ chức Y tế thế giới năm 1990 chính thức không còn xem đồng tính là bệnh, và tất cả phương pháp chữa trị hay ép buộc thay đổi xu hướng tính dục một ai đó đều không đạt hiệu quả và phản khoa học. Thế mà, chính cách suy luận vô minh của tác giả khiến người đọc đi từ ngạc nhiên này đến hoang mang khác. Thử hỏi, một gia đình có con em là người đồng tính sẽ nghĩ gì và làm gì với con họ sau khi đọc bài viết thế này.. Chính sự hời hợt trong cách viết bài đã trực tiếp và gián tiếp đẩy những đứa con là đồng tính, song tính và chuyển giới đến cuộc sống địa ngục. Chúng bị đưa đi chữa trị bằng thầy bà, bằng phương thức tâm linh, bằng thuốc tâm thần, hay bằng một cuộc hôn nhân, một vụ cưỡng hiếp có sắp đặt chỉ với một mục đích duy nhất đó là làm con mình hết đồng tính. Xin đừng cố gieo một mầm hy vọng “chữa trị” nào vào người thân của cộng đồng LGBT+ bởi kết quả đổi lại chỉ là máu và nước mắt.
Khảo sát của nhóm sinh viên khoa Báo chí – Truyền thông (Đại học Khoa học xã hội – Nhân văn TP. Hồ Chí Minh) vừa qua cho thấy: trên 70% đọc giả quan tâm đến những thông tin lá cải, giật gân, không được kiểm chứng khoa học. Điều này hoàn toàn không hề liên quan đến trình độ học vấn, kiến thức văn hóa của người đọc. Có lẽ vì vậy mà công nghệ giật tít tiêu đề cũng được xem là thủ thuật quan trọng với các tờ báo trực tuyến. Họ quên rằng, chính những cách làm báo dựa trên nỗi đau và sự khốn cùng của người đồng tính, song tính và chuyển giới là một sự bất tín và bất nhân. Chỉ có người không có sự thấu cảm mới có thể viết và cười trên chính nỗi đau của đồng loại mình.
Thế nên, người làm báo ngoài tính minh bạch, khách quan, bài viết dựa trên cơ sở khoa học và phản ánh đúng thực tiễn nhằm hướng đến xây dựng một xã hội văn minh,bình đẳng, nhân ái thì những bài báo đưa tin sai lệch thật sự nguy hiểm cho đời sống thông tin của người đọc nói chung. Không ít lần đọc giả cảm thấy ngao ngán và bất mãn trước những cách viết ẩn ý, đặt để trong dấu ngoặc kép không lời giải thích. Vậy mà đến khi được góp ý hay yêu cầu gỡ bỏ bài viết thì chủ biên và người viết bài thách thức, đổ lỗi cho trình độ người đọc kém. Vậy mới thấy người làm báo có một thứ quyền lực vô biên, họ có thể cầu thị giúp thay đổi nhận thức trong xã hội hay cố tình dẫn dắt người khác theo cách mà họ muốn.
Thời nào rồi mà báo chí vẫn còn dùng từ “chuyển hệ” khi ai đó nhận ra xu hướng tính dục của mình, hay sử dụng những ngôn ngữ làm tăng định kiến với người LGBT+ . Đã đến lúc báo chí cần trả lại sự minh bạch, khoa học và bình đẳng cho cộng đồng LGBT nói riêng và cả người đọc cả nước nói chung. Người đồng tính, song tính, chuyển giới không phải là bệnh, không cần phải chữa trị. Họ không dị biệt, hay đáng thương hại, chính suy nghĩ khác biệt của bạn khiến họ bị cô lập, kỳ thị trong quá trình tìm kiếm hạnh phúc của chính mình.
Một bạn trong cộng đồng LGBT+ từng ví “ Tình yêu là xứ sở đầy bí ẩn mà mỗi người là một chiếc thuyền riêng, sẽ giương cao buồm lao tới, nhưng người LGBT+ là những chiếc thuyền đi ngược lại dòng chảy và có những chiếc thuyền vô vàng sóng gió mới đến được xứ xở bí ẩn của mình”.
Vậy nên hãy tôn trọng sự đa dạng để ai cũng được sống, được hạnh phúc và được pháp luật bảo vệ. Đến đây tôi mới nhận ra không có đề tài nào là “ lá cải”, chỉ có cách tiếp cận “lá cải” – chủ quan, phản khoa học mới đáng bị lên án, bài trừ…
MIA NGUYỄN
Tại Việt Nam, người đồng tính, song tính, chuyển giới và các nhóm thiểu số khác (LGBT+) vẫn còn chịu rất nhiều định kiến, kỳ thị và phân biệt đối xử. Thật không khó để tìm kiếm, cập nhật những thông tin sai lệch về cộng đồng LGBT+. Thay vì lên tiếng ủng hộ và bảo vệ cộng đồng trước bất công thì nhiều bài báo vẫn vô tư viết và coi LGBT+ là “bệnh”, “bị lây”, bắt chước”…nhằm câu “view” và thu hút quảng cáo.
Tự bao giờ nghề báo được cân đong đo đếm theo thị trường cũng bởi quá trình xã hội hóa các hoạt động báo chí mà thông tin “lá cải”, mua vui, thỏa mãn tính tò mò cho người viết lẫn người đọc được lên ngôi. Những chủ đề tình dục của các bạn có xu hướng tính dục và bản dạng giới thiểu số được khai thác triệt để. Có những bài viết phản khoa học, gây hiểu lầm và cảm xúc tiêu cực cho người trong cộng đồng được các nhà vận động bảo vệ quyền cho người LGBT+ lên tiếng phản đối, yêu cầu điều chỉnh và mở ra những buổi tập huấn về đa dạng tính dục cho phía người làm báo chí nhưng kết quả là nhiều bài viết với chủ đề tương tự vẫn được duyệt và đăng tải như chưa bao giờ có lời khuyến nghị.
Tính dục khác với xu hướng tính dục ra sao?
Một khi đề cập đến tính dục là nói về toàn bộ con người từ khi còn là bào thai cho đến khi ra đời, trưởng thành và mất đi. Hay đúng hơn, tính dục là cả một chặng hành trình phát triển thể chất, tâm lý, nhân cách, hành vi và sinh dục của mỗi người trong cả vòng đời. Nó bao gồm mọi khía cạnh đặc trưng về giới tính sinh học, và cả giới tính xã hội. Là cách chúng ta nhận thức về cơ thể; là vai trò và thể hiện giới trong xã hội; là cảm xúc, suy nghĩ, nhu cầu gần gũi về tình cảm với một ai đó; là cảm giác bị hấp dẫn tình dục với người cùng giới, hay khác giới…Tính dục thay đổi theo từng tao đoạn của cuộc đời, cũng giống như câu chuyện tình yêu của chúng ta ở tuổi đôi mươi sẽ khác với tình yêu khi chúng ta 30 hay 40. Bởi con người được học rất nhiều trong suốt quá trình trưởng thành, chúng ta thay đổi để thích nghi với hoàn cảnh và phù hợp hơn với sự phát triển văn hóa, xã hội.
Còn xu hướng hay thiên hướng tính dục của mỗi người là cố định và không thay đổi, bao gồm xu hướng tình cảm và xu hướng tình dục. Thiên hướng này được lập trình từ trong bào thai và khẳng định khi chúng ta bước vào tuổi dậy thì qua những rung động và trải nghiệm tình dục của bản thân. Vậy nên, có người biết rất rõ mình thích ai, mong muốn gắn bó và bị hấp dẫn bởi ai từ rất sớm nhưng có người cần nhiều thời gian hơn để tìm hiểu về bản thân cả về tình cảm lẫn tình dục. Điều đó hoàn toàn rất tự nhiên, bởi xu hướng tính dục cần thời gian để khẳng định và cũng bởi tình dục và tình yêu không phải lúc nào cũng song hành cùng nhau. Có khi ta yêu một người nhưng lại muốn và bị hấp dẫn tình dục với một người thuộc giới tính khác. Những lúc như vậy bạn có thể tìm hiểu thêm về nhu cầu gắn bó, cảm xúc của bản thân để định hình cho mình một bản dạng tính dục mà không phải chịu sự tác động từ định kiến hay lăng kính xã hội bên ngoài. Bởi chỉ có bạn mới biết bạn là ai, bị hấp dẫn bởi ai, mong muốn điều gì trong cõi đời mênh mông này.
Tình dục và sự đa dạng
Từ hai định nghĩa trên, chúng ta sẽ thấy khái niệm về tình dục cũng sẽ được hiểu theo nghĩa rộng hơn là hành vi “giao phối”, hay “giao hợp”. Vì tình dục bên cạnh những hoạt động phối ngẫu, những hành vi tạo ra khoái cảm, còn là cách một người tìm kiếm sự hài hòa tinh thần giữa mình với người còn lại. Hành vi tình dục không thể bắt chước hay lây vì nó phụ thuộc vào mong muốn, nhận thức của mỗi cá nhân. Chỉ duy nhất một hành vi tình dục cùng giới sẽ không thể gán ghép cho người nào đó là thuộc xu hướng tính dục đồng tính bởi có thể đó chỉ là những trải nghiệm tìm kiếm khoái cảm của bản thân một cách riêng biệt. Để trở thành một thiên hướng, chúng ta cần phải xét đến yếu tố tình cảm và sự hấp dẫn tình dục có lâu dài, cố định hay không
Khi chúng ta tìm hiểu về các nhóm thiểu số tính dục thì cũng là lúc chúng ta ngỡ ngàng vì sự đa dạng về xu hướng tính dục của con người. Hóa ra không chỉ có người thích người cùng giới, khác giới hay cả hai mà còn tồn tại cả những người không thấy hấp dẫn tình dục với bất kỳ ai (xu hướng tính dục vô tính). Chính sự định chuẩn hóa về tình dục và chuẩn hóa tình yêu nam, nữ mà một bộ phận không nhỏ trong xã hội đã không thừa nhận hay cố tình lề hóa người LGBT+ ra khỏi hệ thống pháp luật, xã hội. Quan hệ tình dục ngoài duy trì nòi giống còn là tạo ra sự kết nối và thỏa mãn khoái cảm của bản thân. Vậy có nên trói buộc cảm xúc một ai đó và những định khuôn lỗi thời hay ép buộc chúng ta phải chạy theo số đông mà quên rằng cảm xúc và trải nghiệm của bản thân là một và duy nhất.
Báo chí cần trả lại sự công bằng cho người LGBT+
Trong bài viết gây bão mạng xã hội mới đây về chủ đề “đồng tính có bị lây không?”, tác giả chuyên mục sức khỏe trên một tờ báo uy tín đã chế ra cụm từ “đồng tính dự bị để chỉ những người bình thường về thể chất lẫn tâm hồn nhưng luôn cưỡng lại giới tính hiện tại, cho rằng mình thuộc giới tính khác và tìm mọi cách đi chuyển giới và trường hợp này có khả năng trở thành đồng tính thật rất cao”. Sự nhập nhằng về khái niệm khiến người đọc cảm thấy rối não vì sự nhận thức có hạn của tác giả. Người có xu hướng tính dục đồng tính không hề mong muốn thay đổi ngoại hình hay phẫu thuật chuyển giới. Họ hài lòng với cơ thể hiện tại, chỉ khác là họ mong muốn gắn bó, hấp dẫn bởi người cùng giới tính mà thôi.
Chưa dừng lại tác giả còn bảo là đồng tính do bị rù quến “nếu bạn đang hoang mang không biết cập bến giới tính nào thì đừng vội chốt sớm mà hãy cố gắng chỉnh , làm tất cả để đưa giới tính về đúng hướng”. Tổ chức Y tế thế giới năm 1990 chính thức không còn xem đồng tính là bệnh, và tất cả phương pháp chữa trị hay ép buộc thay đổi xu hướng tính dục một ai đó đều không đạt hiệu quả và phản khoa học. Thế mà, chính cách suy luận vô minh của tác giả khiến người đọc đi từ ngạc nhiên này đến hoang mang khác. Thử hỏi, một gia đình có con em là người đồng tính sẽ nghĩ gì và làm gì với con họ sau khi đọc bài viết thế này.. Chính sự hời hợt trong cách viết bài đã trực tiếp và gián tiếp đẩy những đứa con là đồng tính, song tính và chuyển giới đến cuộc sống địa ngục. Chúng bị đưa đi chữa trị bằng thầy bà, bằng phương thức tâm linh, bằng thuốc tâm thần, hay bằng một cuộc hôn nhân, một vụ cưỡng hiếp có sắp đặt chỉ với một mục đích duy nhất đó là làm con mình hết đồng tính. Xin đừng cố gieo một mầm hy vọng “chữa trị” nào vào người thân của cộng đồng LGBT+ bởi kết quả đổi lại chỉ là máu và nước mắt.
Khảo sát của nhóm sinh viên khoa Báo chí – Truyền thông (Đại học Khoa học xã hội – Nhân văn TP. Hồ Chí Minh) vừa qua cho thấy: trên 70% đọc giả quan tâm đến những thông tin lá cải, giật gân, không được kiểm chứng khoa học. Điều này hoàn toàn không hề liên quan đến trình độ học vấn, kiến thức văn hóa của người đọc. Có lẽ vì vậy mà công nghệ giật tít tiêu đề cũng được xem là thủ thuật quan trọng với các tờ báo trực tuyến. Họ quên rằng, chính những cách làm báo dựa trên nỗi đau và sự khốn cùng của người đồng tính, song tính và chuyển giới là một sự bất tín và bất nhân. Chỉ có người không có sự thấu cảm mới có thể viết và cười trên chính nỗi đau của đồng loại mình.
Thế nên, người làm báo ngoài tính minh bạch, khách quan, bài viết dựa trên cơ sở khoa học và phản ánh đúng thực tiễn nhằm hướng đến xây dựng một xã hội văn minh,bình đẳng, nhân ái thì những bài báo đưa tin sai lệch thật sự nguy hiểm cho đời sống thông tin của người đọc nói chung. Không ít lần đọc giả cảm thấy ngao ngán và bất mãn trước những cách viết ẩn ý, đặt để trong dấu ngoặc kép không lời giải thích. Vậy mà đến khi được góp ý hay yêu cầu gỡ bỏ bài viết thì chủ biên và người viết bài thách thức, đổ lỗi cho trình độ người đọc kém. Vậy mới thấy người làm báo có một thứ quyền lực vô biên, họ có thể cầu thị giúp thay đổi nhận thức trong xã hội hay cố tình dẫn dắt người khác theo cách mà họ muốn.
Thời nào rồi mà báo chí vẫn còn dùng từ “chuyển hệ” khi ai đó nhận ra xu hướng tính dục của mình, hay sử dụng những ngôn ngữ làm tăng định kiến với người LGBT+ . Đã đến lúc báo chí cần trả lại sự minh bạch, khoa học và bình đẳng cho cộng đồng LGBT nói riêng và cả người đọc cả nước nói chung. Người đồng tính, song tính, chuyển giới không phải là bệnh, không cần phải chữa trị. Họ không dị biệt, hay đáng thương hại, chính suy nghĩ khác biệt của bạn khiến họ bị cô lập, kỳ thị trong quá trình tìm kiếm hạnh phúc của chính mình.
Một bạn trong cộng đồng LGBT+ từng ví “ Tình yêu là xứ sở đầy bí ẩn mà mỗi người là một chiếc thuyền riêng, sẽ giương cao buồm lao tới, nhưng người LGBT+ là những chiếc thuyền đi ngược lại dòng chảy và có những chiếc thuyền vô vàng sóng gió mới đến được xứ xở bí ẩn của mình”.
Vậy nên hãy tôn trọng sự đa dạng để ai cũng được sống, được hạnh phúc và được pháp luật bảo vệ. Đến đây tôi mới nhận ra không có đề tài nào là “ lá cải”, chỉ có cách tiếp cận “lá cải” – chủ quan, phản khoa học mới đáng bị lên án, bài trừ…
MIA NGUYỄN