SỰ CÔ ĐỘC XOA DỊU NỖI CÔ ĐƠN
SỰ CÔ ĐỘC XOA DỊU NỖI CÔ ĐƠN
Đôi khi, chúng ta gặp khó khăn trong việc làm chủ và định hướng mối quan hệ của mình với người khác, cũng như mối quan hệ của mình với chính mình. Chúng ta dựng nên một cộng đồng với những mối quan hệ xung quanh để đối phó với những vấn đề nội tại, trong bản thân mỗi chúng ta. Và lắm lúc ta cố tình làm như thế để trốn khỏi cảm giác bức bối khi phải ngồi yên – một mình, đối diện với những cảm xúc ngổn ngang ấy bên trong tâm hồn.
Yêu thương người khác không phải là một lối thoát khỏi việc yêu bản thân
Trong cuốn “All About Love”, Bell Hooks đã viết: “Tất cả chúng ta đều mong mỏi một cộng đồng với nhiều người yêu thương mình. Nó tô điểm cho những niềm vui trong cuộc sống thêm rực rỡ. Nhưng nhiều người ra sức kiếm tìm một cộng đồng như thế chỉ vì muốn thoát khỏi nỗi sợ hãi khi phải sống đơn độc.”
Quả thật, không ít người trong chúng ta đang ráo riết tìm cách lấp đầy những khoảng lặng trong đời với những điều sao lãng kéo dài và liên tục – đặc biệt là những sao lãng đến từ người yêu hoặc những người xung quanh. Chúng giúp ta tránh khỏi cảm giác khó chịu nhức nhối khi phải ở một mình, không có ai bên cạnh, chỉ có sự đơn độc hiện diện trong căn phòng gò bó của bản thân mình.
Trong “Reaching Out”, Henri Nouwen đã viết: “Chẳng có một tình bạn hay tình yêu, một người vợ hay người chồng, một cộng đồng hay xã hội nào có thể dập tắt được những khao khát sâu sắc nhất của con người dành cho sự gắn kết và cảm giác trọn vẹn.”
Henri Nouwen tiếp tục đưa ra lập luận: “Thay vì ra sức chạy trốn khỏi sự cô đơn, buộc phải tìm cách quên đi hay phủ nhận nó, chúng ta cần bảo vệ, xem nó là một phần của cuộc sống và biến nó thành một sự cô độc có thể mang lại ích lợi… Cô đơn là đau đớn; nhưng cô độc là bình yên. Cô đơn khiến ta bám víu vào người khác trong tuyệt vọng; còn cô độc lại cho ta cơ hội để tôn trọng người khác”.
Thế nên: “Học cách ‘ngồi’ trong sự yên lặng và tĩnh tại ắt sẽ là bước trước nhất để mỗi người đạt được sự thanh thản khi ở một mình.”
Để yêu thương kẻ khác, bạn cần biết yêu thương chính mình. Và tình yêu dành cho chính mình được dựng nên từ chính những cô đơn
Bell Hooks viết: “Biết cách sống đơn độc là chìa khóa cốt lõi của nghệ thuật yêu thương. Khi có khả năng ở một mình, chúng ta sẽ có khả năng ở bên người khác mà không vô tình biến họ thành công cụ để chạy trốn khỏi những bất an bên trong mình”.
Không như nhu cầu riêng tư hay cảm giác muốn tránh né người khác, cô độc là khi ta có thời gian để thực sự nhìn lại chính mình, từ đó học cách yêu thương và hoàn thiện bản thân đích thực.
Chúng ta hay có chủ trương “nói về” và “cảm nhận” cảm xúc, vậy nên ta thường không dành đủ thời gian để chỉ “ngồi lại” với chúng. Bằng một cách chóng vánh, chúng ta quẳng cảm xúc của mình ra bên ngoài, rồi bước qua như thể chỉ cần làm thế thì những cảm xúc đó sẽ không còn ảnh hưởng gì nữa. Nhưng đó không phải là cách nó vận hành.
Chúng ta cần học cách ngồi lại với những trải nghiệm của chính mình, làm chủ cảm xúc của mình – hơn là chống lại hoặc dập tắt chúng. Chúng ta cần hít vào sự “thừa nhận”, rồi thở ra sự “chấp nhận” – cho đến khi chúng ta tìm thấy sự cứu rỗi và niềm yêu bản thân. Chúng chỉ xuất hiện đằng sau sự tĩnh lặng bên trong chính chúng ta.
Một số mẹo ngắn để bắt đầu:
– Ngồi thiền. Có rất nhiều nguồn tài liệu tham khảo hữu hiệu dành cho người mới bắt đầu. Thiền mang lại nhiều lợi ích vô cùng to lớn, đặc biệt là nó giúp ta tĩnh tâm và cảm nhận sự bình yên trong chính bản thân mình.
– Ngồi im lặng, không làm gì cả, chỉ đơn thuần quan sát mọi thứ xung quanh. Hãy thử đi đến một quán cà phê yên tĩnh nào đó, tạm dừng việc chạy trốn khỏi những nghĩ suy quẩn quanh đang diễn ra trong đầu lại, sau đó ghi nhận và “ôm” lấy mọi thứ đang vận hành xung quanh mà không thông qua bất kì phán xét hay cảm tính nào. Nếu một quán cà phê khiến bạn cảm thấy không thoải mái, bạn cũng có thể áp dụng phương pháp này ngay tại nhà.
– Thở. Con người thường không hít thở sâu, đặc biệt là vào lúc cảm thấy lo lắng. Bất cứ lúc nào cảm xúc bất an trỗi dậy, hãy hít thở sâu một cách chậm rãi và có chủ ý. Tập trung vào việc hít vào, thở ra và lặp lại.
– Thừa nhận từng cảm xúc và suy nghĩ khi nó diễn ra. Thay vì kìm nén cảm xúc hoặc đánh lạc hướng bản thân với những thứ khác, hãy tìm hiểu từng thứ, đối mặt với chúng, đặt tên cho chúng, sau đó nhẹ nhàng đặt chúng xuống thay vì lờ đi và khiến chúng ngày một tích trữ lớn hơn. Cứ nhẹ nhàng thừa nhận những cảm xúc tiêu cực: “Tôi đang cảm thấy lo lắng”, để rồi hít thở và đặt nó xuống. Nếu nó quay trở lại, cứ việc xác nhận nó một lần nữa, và lại đặt nó xuống một lần nữa.
– Hãy dịu dàng với chính mình. Ban đầu, bạn ắt hẳn sẽ gặp phải những khó khăn, hoặc bạn cảm thấy những điều mình đang làm chẳng mang lại tác dụng gì cả. Đừng căng thẳng với điều này. Chúng ta ắt cần có những bước đi thật nhỏ, rồi tiếp tục duy trì nó – theo một cách thức dịu dàng với chính mình, để rồi cuối cùng, nó sẽ từ cảm giác dễ chịu mơn man lướt nhẹ qua làn da biến thành sự an toàn và thư thái ngự trị trong tâm hồn.
CATHERINE
Đôi khi, chúng ta gặp khó khăn trong việc làm chủ và định hướng mối quan hệ của mình với người khác, cũng như mối quan hệ của mình với chính mình. Chúng ta dựng nên một cộng đồng với những mối quan hệ xung quanh để đối phó với những vấn đề nội tại, trong bản thân mỗi chúng ta. Và lắm lúc ta cố tình làm như thế để trốn khỏi cảm giác bức bối khi phải ngồi yên – một mình, đối diện với những cảm xúc ngổn ngang ấy bên trong tâm hồn.
Yêu thương người khác không phải là một lối thoát khỏi việc yêu bản thân
Trong cuốn “All About Love”, Bell Hooks đã viết: “Tất cả chúng ta đều mong mỏi một cộng đồng với nhiều người yêu thương mình. Nó tô điểm cho những niềm vui trong cuộc sống thêm rực rỡ. Nhưng nhiều người ra sức kiếm tìm một cộng đồng như thế chỉ vì muốn thoát khỏi nỗi sợ hãi khi phải sống đơn độc.”
Quả thật, không ít người trong chúng ta đang ráo riết tìm cách lấp đầy những khoảng lặng trong đời với những điều sao lãng kéo dài và liên tục – đặc biệt là những sao lãng đến từ người yêu hoặc những người xung quanh. Chúng giúp ta tránh khỏi cảm giác khó chịu nhức nhối khi phải ở một mình, không có ai bên cạnh, chỉ có sự đơn độc hiện diện trong căn phòng gò bó của bản thân mình.
Trong “Reaching Out”, Henri Nouwen đã viết: “Chẳng có một tình bạn hay tình yêu, một người vợ hay người chồng, một cộng đồng hay xã hội nào có thể dập tắt được những khao khát sâu sắc nhất của con người dành cho sự gắn kết và cảm giác trọn vẹn.”
Henri Nouwen tiếp tục đưa ra lập luận: “Thay vì ra sức chạy trốn khỏi sự cô đơn, buộc phải tìm cách quên đi hay phủ nhận nó, chúng ta cần bảo vệ, xem nó là một phần của cuộc sống và biến nó thành một sự cô độc có thể mang lại ích lợi… Cô đơn là đau đớn; nhưng cô độc là bình yên. Cô đơn khiến ta bám víu vào người khác trong tuyệt vọng; còn cô độc lại cho ta cơ hội để tôn trọng người khác”.
Thế nên: “Học cách ‘ngồi’ trong sự yên lặng và tĩnh tại ắt sẽ là bước trước nhất để mỗi người đạt được sự thanh thản khi ở một mình.”
Để yêu thương kẻ khác, bạn cần biết yêu thương chính mình. Và tình yêu dành cho chính mình được dựng nên từ chính những cô đơn
Bell Hooks viết: “Biết cách sống đơn độc là chìa khóa cốt lõi của nghệ thuật yêu thương. Khi có khả năng ở một mình, chúng ta sẽ có khả năng ở bên người khác mà không vô tình biến họ thành công cụ để chạy trốn khỏi những bất an bên trong mình”.
Không như nhu cầu riêng tư hay cảm giác muốn tránh né người khác, cô độc là khi ta có thời gian để thực sự nhìn lại chính mình, từ đó học cách yêu thương và hoàn thiện bản thân đích thực.
Chúng ta hay có chủ trương “nói về” và “cảm nhận” cảm xúc, vậy nên ta thường không dành đủ thời gian để chỉ “ngồi lại” với chúng. Bằng một cách chóng vánh, chúng ta quẳng cảm xúc của mình ra bên ngoài, rồi bước qua như thể chỉ cần làm thế thì những cảm xúc đó sẽ không còn ảnh hưởng gì nữa. Nhưng đó không phải là cách nó vận hành.
Chúng ta cần học cách ngồi lại với những trải nghiệm của chính mình, làm chủ cảm xúc của mình – hơn là chống lại hoặc dập tắt chúng. Chúng ta cần hít vào sự “thừa nhận”, rồi thở ra sự “chấp nhận” – cho đến khi chúng ta tìm thấy sự cứu rỗi và niềm yêu bản thân. Chúng chỉ xuất hiện đằng sau sự tĩnh lặng bên trong chính chúng ta.
Một số mẹo ngắn để bắt đầu:
– Ngồi thiền. Có rất nhiều nguồn tài liệu tham khảo hữu hiệu dành cho người mới bắt đầu. Thiền mang lại nhiều lợi ích vô cùng to lớn, đặc biệt là nó giúp ta tĩnh tâm và cảm nhận sự bình yên trong chính bản thân mình.
– Ngồi im lặng, không làm gì cả, chỉ đơn thuần quan sát mọi thứ xung quanh. Hãy thử đi đến một quán cà phê yên tĩnh nào đó, tạm dừng việc chạy trốn khỏi những nghĩ suy quẩn quanh đang diễn ra trong đầu lại, sau đó ghi nhận và “ôm” lấy mọi thứ đang vận hành xung quanh mà không thông qua bất kì phán xét hay cảm tính nào. Nếu một quán cà phê khiến bạn cảm thấy không thoải mái, bạn cũng có thể áp dụng phương pháp này ngay tại nhà.
– Thở. Con người thường không hít thở sâu, đặc biệt là vào lúc cảm thấy lo lắng. Bất cứ lúc nào cảm xúc bất an trỗi dậy, hãy hít thở sâu một cách chậm rãi và có chủ ý. Tập trung vào việc hít vào, thở ra và lặp lại.
– Thừa nhận từng cảm xúc và suy nghĩ khi nó diễn ra. Thay vì kìm nén cảm xúc hoặc đánh lạc hướng bản thân với những thứ khác, hãy tìm hiểu từng thứ, đối mặt với chúng, đặt tên cho chúng, sau đó nhẹ nhàng đặt chúng xuống thay vì lờ đi và khiến chúng ngày một tích trữ lớn hơn. Cứ nhẹ nhàng thừa nhận những cảm xúc tiêu cực: “Tôi đang cảm thấy lo lắng”, để rồi hít thở và đặt nó xuống. Nếu nó quay trở lại, cứ việc xác nhận nó một lần nữa, và lại đặt nó xuống một lần nữa.
– Hãy dịu dàng với chính mình. Ban đầu, bạn ắt hẳn sẽ gặp phải những khó khăn, hoặc bạn cảm thấy những điều mình đang làm chẳng mang lại tác dụng gì cả. Đừng căng thẳng với điều này. Chúng ta ắt cần có những bước đi thật nhỏ, rồi tiếp tục duy trì nó – theo một cách thức dịu dàng với chính mình, để rồi cuối cùng, nó sẽ từ cảm giác dễ chịu mơn man lướt nhẹ qua làn da biến thành sự an toàn và thư thái ngự trị trong tâm hồn.
CATHERINE