IM LẶNG KHÔNG PHẢI LÀ VÀNG
IM LẶNG KHÔNG PHẢI LÀ VÀNG
Một trong những kỹ năng cần thiết nhất trong một mối quan hệ chính là giải quyết vấn đề. Người ta thường nói vấn đề nhỏ hay lớn tùy vào cách nhìn nhận của bạn, nhưng theo tôi, nói cho chính xác thì là tùy vào cách giải quyết của bạn. Một số người chọn cách né tránh hoặc giữ im lặng để tránh những mâu thuẫn, bất hòa. Nhưng đã bao giờ bạn tự hỏi làm như vậy chính là đang giải quyết vấn đề hay chỉ khiến mọi chuyện phức tạp hơn?
Đối với hầu hết các trường hợp, khi một vấn đề nảy sinh, mọi người đều mong muốn giải quyết nhanh nhất, bởi vì không ai thích sự tiêu cực, cảm xúc khó chịu, hoặc mâu thuẫn cả. Họ muốn chuyện tình cảm của mình suôn sẻ và hòa hợp. Có lẽ vì vậy mà trong nhiều trường hợp, mọi người lại dễ lựa chọn việc im lặng hơn là lên tiếng.
Dĩ nhiên, đôi khi việc “dĩ hòa vi quý” là tốt nhưng nếu bạn làm điều đó quá thường xuyên, vô hình chung bạn đang tránh đối mặt chứ không chỉ là tránh tranh luận hay cãi vã, và tất nhiên rồi, các vấn đề không tự nhiên biến mất mà thậm chí còn lặp đi lặp lại.
Tốt hơn là tìm cách thể hiện những gì bạn cảm thấy cần phải cho đối phương biết, để anh ấy hiểu được bạn đang có thiện chí thu xếp ổn thỏa mọi thứ chứ không có ý muốn công kích và sẽ không đề phòng bạn.
Bạn không thể giải quyết vấn đề bằng cách tự mình khắc phục mọi chuyện. Bằng cách im lặng, bạn đang cho phép họ “thoát tội” và không màng đến việc học thêm các kỹ năng giao tiếp tốt hơn trong mối quan hệ với bạn. Một khi cả hai không giao tiếp đúng cách, mối quan hệ sẽ trở nên xấu đi.
Nếu người bạn yêu thương đối xử tệ với bạn và bạn cố giải quyết vấn đề này bằng cách đối xử tốt với họ, bạn chỉ đang tạo ra nhiều vấn đề hơn. Bạn không bao giờ nên “tiếp tay” cho hành vi xấu. Khi làm vậy, bạn có bao giờ thắc mắc tại sao hành vi đó lại cứ tiếp diễn hay không? Nếu muốn ngăn ai đó không được đối xử tệ bạc với bạn, hãy lên tiếng hoặc tạm thời rút lui một thời gian.
Nếu bạn tiếp tục lấy nỗi sợ hãi như một cái cớ để tránh né việc giải quyết vấn đề, bạn chắc chắn đang tạo ra nhiều vấn đề hơn nữa. Bạn sẽ nhận ra mình ngày càng bị đối xử tồi tệ, bạn sẽ không được đối phương tôn trọng và lòng tự trọng của bạn sẽ bị ảnh hưởng. Và rồi bạn sẽ bị chôn vùi trong một mối quan hệ tệ hại, chua xót mà không bao giờ có thể phục hồi được.
Bạn có thể nghĩ rằng “thời gian là liều thuốc kỳ diệu”, vấn đề sẽ từ từ có thể tự nó tháo gỡ theo thời gian và đối phương sẽ trở nên tốt hơn một cách kì diệu. Điều đó chỉ xảy ra trong tiểu thuyết lãng mạn và trên truyền hình. Nếu có thì rất hiếm khi xảy ra trong đời thực. Phớt lờ các vấn đề hoặc đơn thuần là hy vọng chúng sẽ biến mất chính là cách nhanh nhất khiến mối quan hệ của bạn tồi tệ đi rất nhiều.
Một mối quan hệ tốt đẹp không chỉ đòi hỏi nỗ lực từ một phía, bất kể một người có cố gắng bao nhiêu đi nữa nhưng người còn lại không hợp tác hoặc không đóng góp thì cũng vô ích. Nên nhớ rằng sự cố gắng của bạn trong việc chịu đựng các vấn đề trong mối quan hệ không hề dễ dàng hơn việc thực sự làm điều gì đó để cải thiện mối quan hệ.
Chiến thuật giải quyết vấn đề trong mối quan hệ chính là một phần của vấn đề. Hãy thử cách khác. Hãy thử quyết liệt hơn, lý trí hơn. Hoặc bạn có thể phải tiếp tục chịu đựng cùng một vấn đề trong mối quan hệ lứa đôi (thậm chí là với các mối quan hệ khác nữa) cho đến khi bạn học được từ những sai lầm của mình và học cách đứng lên thay vì chỉ là “sứ giả hòa bình” hoặc “hoa hậu thân thiện”.
LILA
Một trong những kỹ năng cần thiết nhất trong một mối quan hệ chính là giải quyết vấn đề. Người ta thường nói vấn đề nhỏ hay lớn tùy vào cách nhìn nhận của bạn, nhưng theo tôi, nói cho chính xác thì là tùy vào cách giải quyết của bạn. Một số người chọn cách né tránh hoặc giữ im lặng để tránh những mâu thuẫn, bất hòa. Nhưng đã bao giờ bạn tự hỏi làm như vậy chính là đang giải quyết vấn đề hay chỉ khiến mọi chuyện phức tạp hơn?
Đối với hầu hết các trường hợp, khi một vấn đề nảy sinh, mọi người đều mong muốn giải quyết nhanh nhất, bởi vì không ai thích sự tiêu cực, cảm xúc khó chịu, hoặc mâu thuẫn cả. Họ muốn chuyện tình cảm của mình suôn sẻ và hòa hợp. Có lẽ vì vậy mà trong nhiều trường hợp, mọi người lại dễ lựa chọn việc im lặng hơn là lên tiếng.
Dĩ nhiên, đôi khi việc “dĩ hòa vi quý” là tốt nhưng nếu bạn làm điều đó quá thường xuyên, vô hình chung bạn đang tránh đối mặt chứ không chỉ là tránh tranh luận hay cãi vã, và tất nhiên rồi, các vấn đề không tự nhiên biến mất mà thậm chí còn lặp đi lặp lại.
Tốt hơn là tìm cách thể hiện những gì bạn cảm thấy cần phải cho đối phương biết, để anh ấy hiểu được bạn đang có thiện chí thu xếp ổn thỏa mọi thứ chứ không có ý muốn công kích và sẽ không đề phòng bạn.
Bạn không thể giải quyết vấn đề bằng cách tự mình khắc phục mọi chuyện. Bằng cách im lặng, bạn đang cho phép họ “thoát tội” và không màng đến việc học thêm các kỹ năng giao tiếp tốt hơn trong mối quan hệ với bạn. Một khi cả hai không giao tiếp đúng cách, mối quan hệ sẽ trở nên xấu đi.
Nếu người bạn yêu thương đối xử tệ với bạn và bạn cố giải quyết vấn đề này bằng cách đối xử tốt với họ, bạn chỉ đang tạo ra nhiều vấn đề hơn. Bạn không bao giờ nên “tiếp tay” cho hành vi xấu. Khi làm vậy, bạn có bao giờ thắc mắc tại sao hành vi đó lại cứ tiếp diễn hay không? Nếu muốn ngăn ai đó không được đối xử tệ bạc với bạn, hãy lên tiếng hoặc tạm thời rút lui một thời gian.
Nếu bạn tiếp tục lấy nỗi sợ hãi như một cái cớ để tránh né việc giải quyết vấn đề, bạn chắc chắn đang tạo ra nhiều vấn đề hơn nữa. Bạn sẽ nhận ra mình ngày càng bị đối xử tồi tệ, bạn sẽ không được đối phương tôn trọng và lòng tự trọng của bạn sẽ bị ảnh hưởng. Và rồi bạn sẽ bị chôn vùi trong một mối quan hệ tệ hại, chua xót mà không bao giờ có thể phục hồi được.
Bạn có thể nghĩ rằng “thời gian là liều thuốc kỳ diệu”, vấn đề sẽ từ từ có thể tự nó tháo gỡ theo thời gian và đối phương sẽ trở nên tốt hơn một cách kì diệu. Điều đó chỉ xảy ra trong tiểu thuyết lãng mạn và trên truyền hình. Nếu có thì rất hiếm khi xảy ra trong đời thực. Phớt lờ các vấn đề hoặc đơn thuần là hy vọng chúng sẽ biến mất chính là cách nhanh nhất khiến mối quan hệ của bạn tồi tệ đi rất nhiều.
Một mối quan hệ tốt đẹp không chỉ đòi hỏi nỗ lực từ một phía, bất kể một người có cố gắng bao nhiêu đi nữa nhưng người còn lại không hợp tác hoặc không đóng góp thì cũng vô ích. Nên nhớ rằng sự cố gắng của bạn trong việc chịu đựng các vấn đề trong mối quan hệ không hề dễ dàng hơn việc thực sự làm điều gì đó để cải thiện mối quan hệ.
Chiến thuật giải quyết vấn đề trong mối quan hệ chính là một phần của vấn đề. Hãy thử cách khác. Hãy thử quyết liệt hơn, lý trí hơn. Hoặc bạn có thể phải tiếp tục chịu đựng cùng một vấn đề trong mối quan hệ lứa đôi (thậm chí là với các mối quan hệ khác nữa) cho đến khi bạn học được từ những sai lầm của mình và học cách đứng lên thay vì chỉ là “sứ giả hòa bình” hoặc “hoa hậu thân thiện”.
LILA