“NGHIỆN YÊU” VÀ NGUY CƠ KHÔNG NGỜ
“NGHIỆN YÊU” VÀ NGUY CƠ KHÔNG NGỜ
Có lẽ bạn từng nghe tới chứng nghiện yêu vốn được gắn mác cho những người lúc nào cũng muốn ở trong một mối quan hệ yêu đương mà không bao giờ ở một mình được.
Tuy nhiên, lời khuyên quen thuộc nhất dành cho những người vừa chia tay cũng là điều họ ít muốn nghe nhất: Hãy ở một mình một thời gian. Đối với một người đang đau khổ vật vã, hoặc đột nhiên phải ngủ một mình lần đầu tiên sau thời gian dài, họ sẽ cảm thấy bản thân mình trống trải và đáng thương.
Điều này cũng mâu thuẫn với một lời khuyên cực kỳ nổi tiếng khác khẳng định cách duy nhất để quên đi một người là tìm một người khác (Selena Gomez và Justin Bieber, và thậm chí cả Bella Hadid và The Weeknd dường như đã làm theo cách này). Ở một mình thật tệ hại. Và tệ hơn hơn là phải thừa nhận rằng lời khuyên này thực sự khá đúng đắn.
Có những lý do hợp lý tại sao bạn nên dành thời gian ở một mình trước khi bắt đầu chuyện tình cảm mới – đặc biệt là nếu mối quan hệ vừa rồi của bạn kết thúc một cách đau lòng, như bị phản bội, bị lợi dụng tình cảm hoặc thể xác.
Tiến sĩ Danielle Forshee, nhà tâm lý học và nhân viên xã hội chuyên tư vấn hôn nhân và mối quan hệ cho biết: “Nếu bạn nhanh chóng bắt đầu với người mới trong vòng vài tuần hoặc thậm chí vài tháng, cảm giác tổn thương đó sẽ ảnh hưởng đến cách nhìn của bạn đối với mối quan hệ mới khiến bạn khó tin tưởng đối phương hơn.”
Nhưng thậm chí nếu bạn chia tay trong êm đẹp và không trải qua những cảm xúc đau khổ, việc ở một mình một thời gian vẫn là lựa chọn khôn ngoan. Thời gian này kéo dài bao lâu là tùy từng người, nhưng nếu bạn thấy mình liên tục so sánh bất kỳ đối tượng mới nào với người yêu cũ, đó là dấu hiệu cho thấy bạn vẫn cần thêm thời gian.
Việc nhanh chóng tìm cách khỏa lấp nỗi đau bằng một mối quan hệ mới khiến bạn dễ bị tổn thương bởi những thứ như cảm giác phụ thuộc, lo âu và trầm cảm. Forshee nói rằng: “Chúng ta bắt đầu cảm thấy như mình cần một ai đó”.
Rõ ràng, việc khao khát một mối quan hệ khác khi đang đau khổ là hoàn toàn bình thường. Rất nhiều trong số đó thực sự vượt quá tầm kiểm soát của bạn, và phải giải thích bằng khoa học thần kinh và hóa chất do não tiết ra.
Forshee nói: “Sau khi bạn chia tay, não bộ không thích nghi với cảm giác ở một mình. Khi bạn ở bên cạnh ai đó, não sẽ giải phóng những hormone tốt như dopamine tạo nên cảm giác thực sự tuyệt vời – đó là một trong những hóa chất được tạo ra khi quan hệ tình dục, sử dụng ma túy, đánh bạc. Đây cũng là lý do vì sao bạn lại bị chứng nghiện yêu.”
Khi lượng hormone này trong não giảm xuống đột ngột, việc tìm kiếm sự thoải mái là điều dễ hiểu. Điều này giải thích lý do tại sao sau khi chia tay vài ngày hoặc vài tuần, bạn có thể có cảm giác mình cần một trong số những người cũ từ một số mối quan hệ trước đây. Forshee nói: “Tất cả chúng ta đều dễ quay lại với người yêu cũ vì biết rằng sẽ có lại cảm giác quen thuộc thoải mái đó. Về cơ bản, ta biết rằng lượng hormone dopamine sẽ tăng cao trở lại khi quay lại với người đó”.
Bộ não của bạn về cơ bản đã liên kết “cảm giác thoải mái” với người yêu cũ. Và trong nỗ lực để cảm thấy thoải mái, ta dễ khao khát việc được ở bên cạnh một người cũ hơn là cố gắng tạo nên sự kết nối với một người lạ hoàn toàn.
Đó là lý do tại sao ý tưởng được mai mối hoặc hẹn hò lần đầu tiên có thể khiến ta phát ốm, trong khi tựa đầu vào vai người yêu cũ dường như chính là cảm giác thoải mái nhất – dù người này tệ hại như thế nào và lý trí của ta biết rằng chia tay là đúng đắn.
Nhưng dù tránh rơi vào lưới tình với một trong những người cũ mà đột nhiên có vẻ tuyệt vời và hoàn hảo so với người yêu gần đây nhất của bạn, và bắt đầu hẹn hò với người mới quá sớm, bạn vẫn có nguy cơ phát triển thói quen hẹn hò sai lầm.
Về cơ bản bạn bị nghiện yêu, nghĩa là mọi người bị nghiện cảm giác xôn xao khi gặp gỡ và bị thu hút bởi một người mới. Đó là lý do tại sao lại có sự say mê và cảm giác này rất thú vị và mạnh mẽ.
Mọi người thường nhảy từ mối quan hệ này sang mối quan hệ khác sau khi cảm giác này bắt đầu giảm xuống vì nghĩ rằng khi họ không cảm thấy say mê và khao khát ai đó nữa, điều đó có thể nghĩa là họ không còn yêu nữa. Nhưng lập luận này thường không đúng. Giai đoạn thứ hai của tình yêu – tình yêu đích thực – là giai đoạn gắn bó.
Đối với những người nhảy từ mối quan hệ này sang mối quan hệ khác, thật dễ dàng để không bao giờ đến được giai đoạn gắn kết đó. Đối với hầu hết mọi người, cảm giác bị nghiện yêu thực sự là sự thèm muốn gặp gỡ và rơi vào lưới tình với một người mới. Nó giống như một cao độ. Và cuối cùng khi nó tuột dốc, chia tay là điều sẽ xảy ra. Trong nhiều nghiên cứu tâm lý chỉ ra rằng thời gian trung bình cho những cảm xúc thăng hoa của mối quan hệ giảm xuống là từ 12-18 tháng.
Theo kinh nghiệm của các nhà tư vấn tâm lý thì chỉ yếu phụ nữ, những người thường tìm đến sự trị liệu hơn, đang vật vã với kiểu quan hệ lâu năm và vòng lẩn quẩn của sự tan vỡ. Việc này hút cạn sức lực của họ. Họ trải qua nhiều năm trong các mối quan hệ. Họ đánh mất bản thân và không biết cảm giác hạnh phúc là gì, hoặc làm cách nào để tìm kiếm hạnh phúc ở nơi khác ngoài mối quan hệ”.
Tất cả điều này nghe thật đáng sợ. Ý tưởng rằng bạn có thể mất khả năng tìm thấy hạnh phúc bên ngoài một mối quan hệ thật khủng khiếp – đặc biệt là đối với phụ nữ, những người chịu định kiến xã hội để phải trở thành một người bạn gái hoàn hảo trong khi lại là một cá thể hoàn toàn độc lập. Nhưng chúng ta hoàn toàn có thể định hướng lại não bộ thoát khỏi thói quen rơi vào các mối quan hệ liên tiếp.
Có thể đây không phải là điều bạn muốn nghe, nhưng lời khuyên cũng tương tự với những gì bạn bè của bạn muốn nói – hãy dành thời gian ở một mình. Không chỉ để “chữa lành” và “vượt qua” vết thương lòng, mà còn để nhìn nhận lại những sai lầm trong mối quan hệ của riêng bạn vốn có thể dẫn đến sự đổ vỡ của những mối quan hệ lâu năm, và cảm giác lúc nào bạn cũng cần quen người mới.
Bạn cũng phải ép bản thân có được những trải nghiệm mới có thể khiến bạn thực sự khó chịu. Bạn hãy thử tự hình dung trong đầu một con đường được bao phủ bởi lá cây và đá, bạn cố gắng luồn lách và trèo qua chúng. Và trên con đường đó, cuối cùng bạn sẽ nghiệm ra rằng mình có thể mở ra một lối đi mới. Cuối cùng bạn có thể tìm thấy hạnh phúc và sự thỏa mãn, và việc này sẽ dần dần trở nên dễ dàng hơn”.
Nhiều người đã thành công khi có những bước đột phá tình cảm đi kèm với việc khắc phục chứng nghiện yêu cũng như phá vỡ thói quen hẹn hò liên tiếp, và điều này thật tuyệt vời. Cuối cùng, chính bản thân chúng ta sẽ thực sự trải qua cảm giác trọn vẹn trong một mối quan hệ tích cực, lành mạnh và cùng nhau phát triển”.
LILA
Có lẽ bạn từng nghe tới chứng nghiện yêu vốn được gắn mác cho những người lúc nào cũng muốn ở trong một mối quan hệ yêu đương mà không bao giờ ở một mình được.
Tuy nhiên, lời khuyên quen thuộc nhất dành cho những người vừa chia tay cũng là điều họ ít muốn nghe nhất: Hãy ở một mình một thời gian. Đối với một người đang đau khổ vật vã, hoặc đột nhiên phải ngủ một mình lần đầu tiên sau thời gian dài, họ sẽ cảm thấy bản thân mình trống trải và đáng thương.
Điều này cũng mâu thuẫn với một lời khuyên cực kỳ nổi tiếng khác khẳng định cách duy nhất để quên đi một người là tìm một người khác (Selena Gomez và Justin Bieber, và thậm chí cả Bella Hadid và The Weeknd dường như đã làm theo cách này). Ở một mình thật tệ hại. Và tệ hơn hơn là phải thừa nhận rằng lời khuyên này thực sự khá đúng đắn.
Có những lý do hợp lý tại sao bạn nên dành thời gian ở một mình trước khi bắt đầu chuyện tình cảm mới – đặc biệt là nếu mối quan hệ vừa rồi của bạn kết thúc một cách đau lòng, như bị phản bội, bị lợi dụng tình cảm hoặc thể xác.
Tiến sĩ Danielle Forshee, nhà tâm lý học và nhân viên xã hội chuyên tư vấn hôn nhân và mối quan hệ cho biết: “Nếu bạn nhanh chóng bắt đầu với người mới trong vòng vài tuần hoặc thậm chí vài tháng, cảm giác tổn thương đó sẽ ảnh hưởng đến cách nhìn của bạn đối với mối quan hệ mới khiến bạn khó tin tưởng đối phương hơn.”
Nhưng thậm chí nếu bạn chia tay trong êm đẹp và không trải qua những cảm xúc đau khổ, việc ở một mình một thời gian vẫn là lựa chọn khôn ngoan. Thời gian này kéo dài bao lâu là tùy từng người, nhưng nếu bạn thấy mình liên tục so sánh bất kỳ đối tượng mới nào với người yêu cũ, đó là dấu hiệu cho thấy bạn vẫn cần thêm thời gian.
Việc nhanh chóng tìm cách khỏa lấp nỗi đau bằng một mối quan hệ mới khiến bạn dễ bị tổn thương bởi những thứ như cảm giác phụ thuộc, lo âu và trầm cảm. Forshee nói rằng: “Chúng ta bắt đầu cảm thấy như mình cần một ai đó”.
Rõ ràng, việc khao khát một mối quan hệ khác khi đang đau khổ là hoàn toàn bình thường. Rất nhiều trong số đó thực sự vượt quá tầm kiểm soát của bạn, và phải giải thích bằng khoa học thần kinh và hóa chất do não tiết ra.
Forshee nói: “Sau khi bạn chia tay, não bộ không thích nghi với cảm giác ở một mình. Khi bạn ở bên cạnh ai đó, não sẽ giải phóng những hormone tốt như dopamine tạo nên cảm giác thực sự tuyệt vời – đó là một trong những hóa chất được tạo ra khi quan hệ tình dục, sử dụng ma túy, đánh bạc. Đây cũng là lý do vì sao bạn lại bị chứng nghiện yêu.”
Khi lượng hormone này trong não giảm xuống đột ngột, việc tìm kiếm sự thoải mái là điều dễ hiểu. Điều này giải thích lý do tại sao sau khi chia tay vài ngày hoặc vài tuần, bạn có thể có cảm giác mình cần một trong số những người cũ từ một số mối quan hệ trước đây. Forshee nói: “Tất cả chúng ta đều dễ quay lại với người yêu cũ vì biết rằng sẽ có lại cảm giác quen thuộc thoải mái đó. Về cơ bản, ta biết rằng lượng hormone dopamine sẽ tăng cao trở lại khi quay lại với người đó”.
Bộ não của bạn về cơ bản đã liên kết “cảm giác thoải mái” với người yêu cũ. Và trong nỗ lực để cảm thấy thoải mái, ta dễ khao khát việc được ở bên cạnh một người cũ hơn là cố gắng tạo nên sự kết nối với một người lạ hoàn toàn.
Đó là lý do tại sao ý tưởng được mai mối hoặc hẹn hò lần đầu tiên có thể khiến ta phát ốm, trong khi tựa đầu vào vai người yêu cũ dường như chính là cảm giác thoải mái nhất – dù người này tệ hại như thế nào và lý trí của ta biết rằng chia tay là đúng đắn.
Nhưng dù tránh rơi vào lưới tình với một trong những người cũ mà đột nhiên có vẻ tuyệt vời và hoàn hảo so với người yêu gần đây nhất của bạn, và bắt đầu hẹn hò với người mới quá sớm, bạn vẫn có nguy cơ phát triển thói quen hẹn hò sai lầm.
Về cơ bản bạn bị nghiện yêu, nghĩa là mọi người bị nghiện cảm giác xôn xao khi gặp gỡ và bị thu hút bởi một người mới. Đó là lý do tại sao lại có sự say mê và cảm giác này rất thú vị và mạnh mẽ.
Mọi người thường nhảy từ mối quan hệ này sang mối quan hệ khác sau khi cảm giác này bắt đầu giảm xuống vì nghĩ rằng khi họ không cảm thấy say mê và khao khát ai đó nữa, điều đó có thể nghĩa là họ không còn yêu nữa. Nhưng lập luận này thường không đúng. Giai đoạn thứ hai của tình yêu – tình yêu đích thực – là giai đoạn gắn bó.
Đối với những người nhảy từ mối quan hệ này sang mối quan hệ khác, thật dễ dàng để không bao giờ đến được giai đoạn gắn kết đó. Đối với hầu hết mọi người, cảm giác bị nghiện yêu thực sự là sự thèm muốn gặp gỡ và rơi vào lưới tình với một người mới. Nó giống như một cao độ. Và cuối cùng khi nó tuột dốc, chia tay là điều sẽ xảy ra. Trong nhiều nghiên cứu tâm lý chỉ ra rằng thời gian trung bình cho những cảm xúc thăng hoa của mối quan hệ giảm xuống là từ 12-18 tháng.
Theo kinh nghiệm của các nhà tư vấn tâm lý thì chỉ yếu phụ nữ, những người thường tìm đến sự trị liệu hơn, đang vật vã với kiểu quan hệ lâu năm và vòng lẩn quẩn của sự tan vỡ. Việc này hút cạn sức lực của họ. Họ trải qua nhiều năm trong các mối quan hệ. Họ đánh mất bản thân và không biết cảm giác hạnh phúc là gì, hoặc làm cách nào để tìm kiếm hạnh phúc ở nơi khác ngoài mối quan hệ”.
Tất cả điều này nghe thật đáng sợ. Ý tưởng rằng bạn có thể mất khả năng tìm thấy hạnh phúc bên ngoài một mối quan hệ thật khủng khiếp – đặc biệt là đối với phụ nữ, những người chịu định kiến xã hội để phải trở thành một người bạn gái hoàn hảo trong khi lại là một cá thể hoàn toàn độc lập. Nhưng chúng ta hoàn toàn có thể định hướng lại não bộ thoát khỏi thói quen rơi vào các mối quan hệ liên tiếp.
Có thể đây không phải là điều bạn muốn nghe, nhưng lời khuyên cũng tương tự với những gì bạn bè của bạn muốn nói – hãy dành thời gian ở một mình. Không chỉ để “chữa lành” và “vượt qua” vết thương lòng, mà còn để nhìn nhận lại những sai lầm trong mối quan hệ của riêng bạn vốn có thể dẫn đến sự đổ vỡ của những mối quan hệ lâu năm, và cảm giác lúc nào bạn cũng cần quen người mới.
Bạn cũng phải ép bản thân có được những trải nghiệm mới có thể khiến bạn thực sự khó chịu. Bạn hãy thử tự hình dung trong đầu một con đường được bao phủ bởi lá cây và đá, bạn cố gắng luồn lách và trèo qua chúng. Và trên con đường đó, cuối cùng bạn sẽ nghiệm ra rằng mình có thể mở ra một lối đi mới. Cuối cùng bạn có thể tìm thấy hạnh phúc và sự thỏa mãn, và việc này sẽ dần dần trở nên dễ dàng hơn”.
Nhiều người đã thành công khi có những bước đột phá tình cảm đi kèm với việc khắc phục chứng nghiện yêu cũng như phá vỡ thói quen hẹn hò liên tiếp, và điều này thật tuyệt vời. Cuối cùng, chính bản thân chúng ta sẽ thực sự trải qua cảm giác trọn vẹn trong một mối quan hệ tích cực, lành mạnh và cùng nhau phát triển”.
LILA