AI CHẲNG MUỐN ÔM TẾT VÀO LÒNG
AI CHẲNG MUỐN ÔM TẾT VÀO LÒNG
Tôi còn nhớ một ngày rất đẹp của học kỳ 2 năm lớp 5, tôi nắn nót viết vào nhật ký của mình ngày 01/01/2000 khi chương trình tivi của đài truyền hình Thành phố vang rền bài hát Sài Gòn cô tiên năm 2000.
Ngày bắt đầu thế kỷ và thiên niên kỷ mới với những lời đồn tận thế liêu trai. Ấy vậy mà 20 năm đã trôi qua. Còn chưa kịp quen với con số 2019 đã phải ngỡ ngàng nhìn thời gian lôi kéo mọi thứ sang 2020.
Tết năm nay đến vội, mọi thứ cũng đều rất vội vàng. Gấp gáp đặt chuyến xe về quê Tết. Hối hả đi gửi quà tết cho ân nhân, cho khách hàng. Cuống cuồng trong hàng loạt báo cáo, tổng kết cuối năm. Cập rập sắm vội vài thứ cho gia đình ăn Tết…
Đến một độ tuổi, ngó tờ lịch cứ đếm ngược 30, 25, 20… ngày nữa đến Tết mà thấy bao nhiêu áp lực tràn về.
Có người bạn vào nam làm việc, giờ nghe đến Tết dù nhớ nhà và muốn về lắm nhưng lại không dám về. Vì áp lực tiền bạc phải lì xì, quà cáp con cháu, họ hàng, tiệc tùng. Nên có nhiều người phải chậc lưỡi “thôi để dành, hè về thăm nhà cho nhẹ nhàng”.
Với những người con lập nghiệp ở nước ngoài, những ai chưa được dư dả, việc về quê ăn Tết cũng lắm trở trăn. Nói đúng hơn là họ sợ Tết. Họ ra đi tay trắng và trở về mang tiếng “Việt Kiều”, bản thân suốt cả năm trời lao động vất vả, lao đao nơi đất khách. Dẫu đồng tiền có lớn hơn nhưng nó chỉ lớn được khi về quê hương, còn những chi phí ở xứ người, thì ở đâu sống theo đó, có tiết kiệm mấy cũng chẳng thể ăn bữa cơm 30 nghìn đồng. Vậy mà cái tiếng “Việt Kiều” đeo đẳng, à thì có tiếng thì phải có miếng, để rồi dở dang bao giấc mơ ăn Tết quê nhà. Thị phi của cuộc đời chưa bao giờ dừng lại khi người ta chỉ nhìn được vào đồng tiền từ Tây ra Ta to to ấy.
Dẫu giờ đây có thể “ăn Tết” qua “màn hình”, có thể nghe và nhìn thấy mặt người thân, nhưng niềm vui đâu đã vẹn, hạnh phúc đâu đã tròn?
Rất nhiều người phải chắt chiu chi phí, thậm chí đi xin từng phần quà từ thiện ở các nhà thờ để có chút quà biếu mang về. Có những thực tế diễn ra phũ phàng nhưng người ta không chịu nhìn nhận sự “phũ” của họ và phủ nhận đi sự thật rằng họ rất vô tâm. Tôi từng chứng kiến ánh mắt buồn bã của một người bà, những ngày vừa đáp máy bay về chơi tết, nhà bà rôm rả cháu con, chị em, họ hàng. Nhưng họ đến để mừng “quà”, và những ngày sau đó, căn nhà đã vắng lặng dần. Rồi bà chẳng về ăn Tết nữa vì cảm thấy buồn hơn là không có Tết ở bên kia đại dương.
Tôi còn nhớ mãi một câu nói xấu vô tình của một người “Việt Kiều gì mà về cho có mỗi chai dầu gió, keo thế”. Tôi chỉ biết cười cho suy nghĩ hẹp hòi và ích kỉ đó, tâm lý lạ lùng chăm chăm vào sự hào phóng của người khác một cách vô tâm. Hãy hiểu một điều, họ cũng bán sức lao động ở quê người và không có nghĩa vụ phải lo hết cho những ai quen biết. Và hãy trân trọng những món quà nhỏ bé mà họ chắt chiu và thông điệp họ muốn gửi gắm rằng họ vẫn nhớ đến người nhận.
Có người hỏi vì sao cả khi lễ lạc tôi đều viết rất buồn. Câu trả lời đơn giản là vì những niềm vui nhiều người đã viết hộ, riêng nỗi buồn của phận người, tôi ước có được sự sẻ chia.
Cuộc đời này vốn dĩ không khó chỉ có con người làm khó lẫn nhau. Ai chẳng muốn ôm Tết vào lòng một cách nồng nhiệt và tươi vui. Chữ đoàn viên trong cái Tết truyền thống đầm ấm gia đình, chẳng biết tự bao giờ lại quy ra đếm đong bằng tiền bạc và những lời soi mói.
“Tết này được thưởng bao nhiêu?”;
“Năm nay lên chức gì rồi?”;
“Sao làm mãi mà chưa mua được nhà cửa thế?”
“Năm nay làm dư được bao nhiêu?”
“Chừng nào lấy chồng? Con gái vầy là ế rồi đó biết không?”
… và cả tỷ những câu hỏi mang danh quan tâm dỏm khác.
Đã sang thập kỉ mới, hy vọng Tết sẽ thực sự trở về đúng ý nghĩa của nó và mọi người đều thực sự an vui. Xin gửi lời chúc sức khỏe và an lành đến tất cả mọi người. Chúc cho những người con xa quê phần nào được an ủi nỗi niềm sợ Tết, mong thật nhiều sự sẻ chia và thấu hiểu từ người thân yêu và bạn bè. Chúc cho những ai chưa đủ điều kiện về quê có một năm mới nhiều sức khoẻ và sẽ sớm có ngày đoàn viên không xa.
LẠC NHIÊN
Tôi còn nhớ một ngày rất đẹp của học kỳ 2 năm lớp 5, tôi nắn nót viết vào nhật ký của mình ngày 01/01/2000 khi chương trình tivi của đài truyền hình Thành phố vang rền bài hát Sài Gòn cô tiên năm 2000.
Ngày bắt đầu thế kỷ và thiên niên kỷ mới với những lời đồn tận thế liêu trai. Ấy vậy mà 20 năm đã trôi qua. Còn chưa kịp quen với con số 2019 đã phải ngỡ ngàng nhìn thời gian lôi kéo mọi thứ sang 2020.
Tết năm nay đến vội, mọi thứ cũng đều rất vội vàng. Gấp gáp đặt chuyến xe về quê Tết. Hối hả đi gửi quà tết cho ân nhân, cho khách hàng. Cuống cuồng trong hàng loạt báo cáo, tổng kết cuối năm. Cập rập sắm vội vài thứ cho gia đình ăn Tết…
Đến một độ tuổi, ngó tờ lịch cứ đếm ngược 30, 25, 20… ngày nữa đến Tết mà thấy bao nhiêu áp lực tràn về.
Có người bạn vào nam làm việc, giờ nghe đến Tết dù nhớ nhà và muốn về lắm nhưng lại không dám về. Vì áp lực tiền bạc phải lì xì, quà cáp con cháu, họ hàng, tiệc tùng. Nên có nhiều người phải chậc lưỡi “thôi để dành, hè về thăm nhà cho nhẹ nhàng”.
Với những người con lập nghiệp ở nước ngoài, những ai chưa được dư dả, việc về quê ăn Tết cũng lắm trở trăn. Nói đúng hơn là họ sợ Tết. Họ ra đi tay trắng và trở về mang tiếng “Việt Kiều”, bản thân suốt cả năm trời lao động vất vả, lao đao nơi đất khách. Dẫu đồng tiền có lớn hơn nhưng nó chỉ lớn được khi về quê hương, còn những chi phí ở xứ người, thì ở đâu sống theo đó, có tiết kiệm mấy cũng chẳng thể ăn bữa cơm 30 nghìn đồng. Vậy mà cái tiếng “Việt Kiều” đeo đẳng, à thì có tiếng thì phải có miếng, để rồi dở dang bao giấc mơ ăn Tết quê nhà. Thị phi của cuộc đời chưa bao giờ dừng lại khi người ta chỉ nhìn được vào đồng tiền từ Tây ra Ta to to ấy.
Dẫu giờ đây có thể “ăn Tết” qua “màn hình”, có thể nghe và nhìn thấy mặt người thân, nhưng niềm vui đâu đã vẹn, hạnh phúc đâu đã tròn?
Rất nhiều người phải chắt chiu chi phí, thậm chí đi xin từng phần quà từ thiện ở các nhà thờ để có chút quà biếu mang về. Có những thực tế diễn ra phũ phàng nhưng người ta không chịu nhìn nhận sự “phũ” của họ và phủ nhận đi sự thật rằng họ rất vô tâm. Tôi từng chứng kiến ánh mắt buồn bã của một người bà, những ngày vừa đáp máy bay về chơi tết, nhà bà rôm rả cháu con, chị em, họ hàng. Nhưng họ đến để mừng “quà”, và những ngày sau đó, căn nhà đã vắng lặng dần. Rồi bà chẳng về ăn Tết nữa vì cảm thấy buồn hơn là không có Tết ở bên kia đại dương.
Tôi còn nhớ mãi một câu nói xấu vô tình của một người “Việt Kiều gì mà về cho có mỗi chai dầu gió, keo thế”. Tôi chỉ biết cười cho suy nghĩ hẹp hòi và ích kỉ đó, tâm lý lạ lùng chăm chăm vào sự hào phóng của người khác một cách vô tâm. Hãy hiểu một điều, họ cũng bán sức lao động ở quê người và không có nghĩa vụ phải lo hết cho những ai quen biết. Và hãy trân trọng những món quà nhỏ bé mà họ chắt chiu và thông điệp họ muốn gửi gắm rằng họ vẫn nhớ đến người nhận.
Có người hỏi vì sao cả khi lễ lạc tôi đều viết rất buồn. Câu trả lời đơn giản là vì những niềm vui nhiều người đã viết hộ, riêng nỗi buồn của phận người, tôi ước có được sự sẻ chia.
Cuộc đời này vốn dĩ không khó chỉ có con người làm khó lẫn nhau. Ai chẳng muốn ôm Tết vào lòng một cách nồng nhiệt và tươi vui. Chữ đoàn viên trong cái Tết truyền thống đầm ấm gia đình, chẳng biết tự bao giờ lại quy ra đếm đong bằng tiền bạc và những lời soi mói.
“Tết này được thưởng bao nhiêu?”;
“Năm nay lên chức gì rồi?”;
“Sao làm mãi mà chưa mua được nhà cửa thế?”
“Năm nay làm dư được bao nhiêu?”
“Chừng nào lấy chồng? Con gái vầy là ế rồi đó biết không?”
… và cả tỷ những câu hỏi mang danh quan tâm dỏm khác.
Đã sang thập kỉ mới, hy vọng Tết sẽ thực sự trở về đúng ý nghĩa của nó và mọi người đều thực sự an vui. Xin gửi lời chúc sức khỏe và an lành đến tất cả mọi người. Chúc cho những người con xa quê phần nào được an ủi nỗi niềm sợ Tết, mong thật nhiều sự sẻ chia và thấu hiểu từ người thân yêu và bạn bè. Chúc cho những ai chưa đủ điều kiện về quê có một năm mới nhiều sức khoẻ và sẽ sớm có ngày đoàn viên không xa.
LẠC NHIÊN