NGƯỜI THỨ BA NGOẠI ĐẠO
NGƯỜI THỨ BA NGOẠI ĐẠO
Chia sẻ thường được ví như một hành động đẹp. Là khi chúng ta chia cơm sẻ áo cho nhau, là khi người bên người cùng giúp nhau vượt qua khó khăn, hoạn nạn. Nhưng có cái chia sẻ làm ai trong chúng ta cũng đắng lòng, đứt ruột, đó là chia sẻ một tình yêu, làm tổn thương một cuộc tình.
Có những người thứ ba chóng vánh, có những cuộc tình thoáng qua, kẻ đến người đi khiến đàn ông và đàn bà đều nông nổi. Nhưng có những người thứ ba chẳng ở bên lề, họ sống tồn tại nhiều năm bên cạnh một người đã có gia đình. Họ chẳng đòi hỏi, họ cũng không ngây thơ hay cô đơn gào thét đòi quyền lợi. Họ lặng lẽ, yên phận làm một người tình và hơn ai hết họ biết rất rõ bản thân đang làm gì. Họ chọn sống chung với bí mật và biến mình thành một bí mật giữa cuộc đời đầy thị phi và bất trắc.
“Người thứ ba” chưa bao giờ là định mệnh hay số phận..đó là một sự lựa chọn
Sài Gòn trở gió, ai cũng vội vã, chỉ có chị ngồi đó bên tách cà phê đắng. Chị nghĩ về những thành công chị đạt được, về số tiền rất lớn vừa được anh chuyển vào tài khoản. Chị có những niềm riêng chẳng ai tỏa, chị mỉm cười nhưng nước mắt cứ lăn dài trên hai gò má nhạt nhòa son phấn.
Chị Thúy An hiện là chủ một cơ sở sản xuất kim loại trên địa bàn thành phố. Chị đẹp, tự tin và rất quyến rũ so với cái tuổi 50 mà người đời thường gán cho là kém sắc. Chị được rất nhiều người ngưỡng mộ không chỉ trong công việc, mà còn trong vai trò làm mẹ, trụ cột gia đình.
Chính tuổi thơ không trọn vẹn, mẹ bỏ rơi theo người đàn ông khác, ba thì nghiện rượu rày đây mai đó đã rèn chị trở thành một cô gái độc lập, hiểu chuyện. Chị được đưa đến ở với dì năm 10 tuổi. Tưởng những ngày tháng sau này sẽ êm ấm hơn, nhưng thay vì được đến trường như các chị em, chị bị bắt nghỉ học ở nhà chăn bò, làm mướn để kiếm tiền cho gia đình.
Có những ngày chỉ ước có ông Bụt hiện lên biến mình thành một người lớn để có thể chạy đi tìm mẹ, để không phải sống những ngày dài cam chịu, để được mẹ yêu thương và bảo vệ. Nhưng càng nhớ cô càng giận mẹ, sao mẹ lại vì những người đàn ông không xứng đáng mà làm khổ bản thân và đánh mất tình yêu nơi con cái. Chị hứa sẽ không bao giờ sống cuộc đời như mẹ, chí ích chị sẽ kết hôn với một người đàn ông xứng đáng.
Năm 26 tuổi Thúy An đồng ý lấy Tuấn, rồi hai người mở một tiệm sửa xe ở huyện để ổn định cuộc sống. Không lâu sau Thúy An sinh cho anh một bé trai. Nhưng cũng từ đó Tuấn bắt đầu bê tha, nghiện rượu, không chịu làm ăn và hay đánh đập vợ con.
Chị quyết định ly hôn mang con lên Sài Gòn lập nghiệp. Rồi chị gặp người đàn ông của đời mình trong một lần đi mua sắt vụn về bán lại. Sơn thương cái tài ăn nói, thích cái sự khéo léo và yêu cái vẻ ngoài thật tình của chị. Anh chủ động ngỏ lời giúp đỡ An có một cửa hàng sắt vụn để không phải bôn ba ở ngoài. Từ đó, chị đồng ý làm người tình không danh phận của anh.
Với Thúy An chị hiểu điều gì là quan trọng nhất trong cuộc sống của chị. Hôn nhân sẽ không là bến đỗ hạnh phúc nên chị chưa bao giờ đòi hỏi. Chị hạnh phúc bên cạnh con cái, có tiền tài sự nghiệp và một người đàn ông giúp đỡ mình là đủ. Ngoài cái tình trong công việc chị còn cái nghĩa cái ơn với Sơn nên đã hơn 20 năm chuyện tình của họ vẫn chưa có hồi kết thúc.
Chuẩn mực đạo đức có đủ làm người thứ ba chùn bước?
Điều đáng sợ nhất của một chuyện tình vụng trộm không hẳn là “tiếng đời”, vì một khi bạn quyết thì bạn đã có muôn ngàn lý lẽ để thuyết phục bản thân. Đạo đức chẳng đủ sức làm người ta tổn thương hay chùn bước trước nghịch cảnh nhưng chính “ham muốn” sẽ hành hạ bạn.
Thanh Lan đang đứng trước gương, chỉnh trang lại bộ trang phục. Tim cô đập rộn ràng chờ đợi ai đó đến. Đã đến giờ hẹn nhưng vẫn chưa thấy anh xuất hiện, cô không cho phép mình gọi điện thúc dục. Cô đi qua đi lại trong căn hộ xinh đẹp, chốc lát lại nhìn lên đồng hồ điểm từng hồi háo hức, căng thẳng như kẻ vừa mới biết yêu.
Anh đến, Lan vội vàng đóng chặt cửa và trao cho Hùng những nụ hôn bỏng rát. Những ngày đợi chờ càng làm hai người dính chặt nhau hơn. Họ trông giống như các cặp đôi mới yêu, chỉ khác là họ hẹn nhau trong bóng tối của căn chung cư cao cấp, xa hoa, và hoàn toàn bí mật trong suốt 15 năm hơn.
Người đời gọi Lan là tiểu tam, con giáp thứ 13, kẻ cướp chồng, phá hoại gia đình, vợ bé, gái điếm…nhưng cô không quan tâm. Lan đã qua thời mộng mơ, mới lớn như con gái cô hay hờn dỗi và thích đòi hỏi.
Cô hẹn hò với Hùng trong căn nhà chung của hai người sau đó lại về nhà riêng với con gái. Lan bảo hạnh phúc là do mình tạo ra nên chẳng ai có quyền bảo cô phải làm gì và nên sống thế nào? Cô cần một người đàn ông hiểu chuyện ở bên cạnh và chẳng dại gì phải giữ vì cô chỉ cần giữ trái tim của người mình yêu là đủ.
Ông Hùng là người đã chu cấp cho mẹ con cô 15 năm nay. Ngay từ đầu Hùng đã không muốn ly hôn, huống chi nay ông đã gần 60 tuổi. Vợ Hùng cũng biết chuyện ông ngoại tình với Lan nhưng vì sĩ diện, tài sản, con cái và trăm ngàn lý do khác khiến bà chưa bao giờ lên tiếng. Hùng vẫn đi về giữa hai người đàn bà như thể một người đàn ông biết lo toan, hào phóng và đầy trách nhiệm.
Bỗng một ngày, Lan đọc được tin trên Tivi Hùng qua đời vì bệnh tim sau một tuần cả hai không gặp. Lan ngã quỵ, chẳng biết gọi ai để chia sẻ, rồi lấy tư cách gì đến thăm. Nhưng vì “nghĩa tử là nghĩa tận” nên cuối cùng cô và con gái cũng đến – đứng ở rất xa, khóc cho chồng người ta mà cứ ngỡ khóc cho chồng mình.
Vậy đó, có trăm ngàn lý do và hoàn cảnh đẩy bạn thành người thứ ba nhưng lựa chọn là ở bạn. Có bao giờ bạn tự hỏi mình được gì và mất gì khi trao cho người ấy tuổi xuân của đàn bà? Bạn dốc hết lòng, yêu hết mình bất chấp cả bất hạnh cho một mối tình vơi cạn, cho một người đàn ông không yêu bạn đủ nhiều, để một ngày bạn nhận ra rằng những năm tháng đẹp nhất của cuộc đời trôi qua như “chiếc bóng”, trượt dài theo những khoảng lặng không tên.
Đâu là lối thoát cho những cuộc tình vụng trộm
Phụ nữ trẻ thường dễ phải lòng những người đàn ông thành đạt, có địa vị, có tiền, có tài và lắm tật vì họ cảm thấy được che chở, được bảo vệ, hoặc đơn giản là “hãnh diện” với chiến tích của mình. Nhưng tình yêu chỉ có giá trị khi một ai đó đến với nhau bằng sự chân thành, niềm tin, sự quan tâm, chăm sóc và một lòng với bạn.
Người đàn ông dù hạnh phúc hay đau khổ, dù có đi qua bao nhiêu cuộc tình trong giờ “tan tầm” thì người mà họ không bao giờ quên hoặc sẽ không thể quên được đó là vợ con họ.
Là đàn bà không ai muốn mình làm người thứ ba, ai cũng muốn là số một, là duy nhất trong trái tim hay tâm khảm của người đàn ông mình yêu. Bởi cái giá phải trả của việc trở thành “kẻ thứ ba” là rất đắt. Dẫu có là vì yêu thì khi cuộc yêu tàn, nỗi buồn riêng lại nhân đôi; dẫu có giữ được trái tim thì thể xác của anh cũng chẳng thuộc về mình.
Có những người luôn lao đao như Thúy An giữa được yêu và bị phớt lờ bởi chính những vấn đề tâm lý liên quan đến giá trị bản thân. Việc bị bỏ rơi từ nhỏ, sự thiếu thốn về vật chất, tình cảm khiến cô có những quan điểm “lệch lạc” về tình yêu lứa đôi. Hay như Thanh Lan cô thà chọn làm một người tình được khát khao hơn là làm một người vợ đã từng bị chồng né tránh.
Bi kịch của hôn nhân và cái kết của ba người
Tấn bi kịch của hôn nhân sẽ luôn sáng đèn một khi người chồng hay người vợ không hạ quyết tâm, giữ lấy tôn nghiêm chỉ yêu và chung thủy với duy nhất một người.
Ngoại tình đổ cái bóng của nó rộng ra ngoài rất nhiều. Những lời dối trá, những bí mật chưa được sáng tỏa, nỗi đau của con cái khi phát hiện ra sự phản bội, xem thường hôn nhân hay lỗi lầm của cha mẹ cứ thế dai dẳng, ăn mòn trong tiềm thức của mọi người trong cuộc.
Vậy nên, nếu bạn thật sự yêu gia đình và yêu cả người thứ ba thì xin ngừng nói những lời ngọt ngào để họ không nuôi hy vọng. Hãy rõ ràng, thẳng thắn, thừa nhận những cảm xúc và chấm dứt với người đó như một hướng giải thoát cho người bạn yêu.
Nếu bạn là người thứ ba thì việc chấm dứt yêu đương sẽ giúp bạn tìm lại tự trọng và phẩm giá của bản thân để sống thanh thản hơn với chính mình và người bên cạnh.
Từ góc nhìn, những câu chuyện của người thứ ba giúp chúng ta thấu hiểu hơn về cách tình yêu chạm khắc những quanh co dang dở trong cuộc sống của mỗi người – Và đó chưa bao giờ là định mệnh hay số phận mà là một sự lựa chọn.
MIA NGUYỄN
Chia sẻ thường được ví như một hành động đẹp. Là khi chúng ta chia cơm sẻ áo cho nhau, là khi người bên người cùng giúp nhau vượt qua khó khăn, hoạn nạn. Nhưng có cái chia sẻ làm ai trong chúng ta cũng đắng lòng, đứt ruột, đó là chia sẻ một tình yêu, làm tổn thương một cuộc tình.
Có những người thứ ba chóng vánh, có những cuộc tình thoáng qua, kẻ đến người đi khiến đàn ông và đàn bà đều nông nổi. Nhưng có những người thứ ba chẳng ở bên lề, họ sống tồn tại nhiều năm bên cạnh một người đã có gia đình. Họ chẳng đòi hỏi, họ cũng không ngây thơ hay cô đơn gào thét đòi quyền lợi. Họ lặng lẽ, yên phận làm một người tình và hơn ai hết họ biết rất rõ bản thân đang làm gì. Họ chọn sống chung với bí mật và biến mình thành một bí mật giữa cuộc đời đầy thị phi và bất trắc.
“Người thứ ba” chưa bao giờ là định mệnh hay số phận..đó là một sự lựa chọn
Sài Gòn trở gió, ai cũng vội vã, chỉ có chị ngồi đó bên tách cà phê đắng. Chị nghĩ về những thành công chị đạt được, về số tiền rất lớn vừa được anh chuyển vào tài khoản. Chị có những niềm riêng chẳng ai tỏa, chị mỉm cười nhưng nước mắt cứ lăn dài trên hai gò má nhạt nhòa son phấn.
Chị Thúy An hiện là chủ một cơ sở sản xuất kim loại trên địa bàn thành phố. Chị đẹp, tự tin và rất quyến rũ so với cái tuổi 50 mà người đời thường gán cho là kém sắc. Chị được rất nhiều người ngưỡng mộ không chỉ trong công việc, mà còn trong vai trò làm mẹ, trụ cột gia đình.
Chính tuổi thơ không trọn vẹn, mẹ bỏ rơi theo người đàn ông khác, ba thì nghiện rượu rày đây mai đó đã rèn chị trở thành một cô gái độc lập, hiểu chuyện. Chị được đưa đến ở với dì năm 10 tuổi. Tưởng những ngày tháng sau này sẽ êm ấm hơn, nhưng thay vì được đến trường như các chị em, chị bị bắt nghỉ học ở nhà chăn bò, làm mướn để kiếm tiền cho gia đình.
Có những ngày chỉ ước có ông Bụt hiện lên biến mình thành một người lớn để có thể chạy đi tìm mẹ, để không phải sống những ngày dài cam chịu, để được mẹ yêu thương và bảo vệ. Nhưng càng nhớ cô càng giận mẹ, sao mẹ lại vì những người đàn ông không xứng đáng mà làm khổ bản thân và đánh mất tình yêu nơi con cái. Chị hứa sẽ không bao giờ sống cuộc đời như mẹ, chí ích chị sẽ kết hôn với một người đàn ông xứng đáng.
Năm 26 tuổi Thúy An đồng ý lấy Tuấn, rồi hai người mở một tiệm sửa xe ở huyện để ổn định cuộc sống. Không lâu sau Thúy An sinh cho anh một bé trai. Nhưng cũng từ đó Tuấn bắt đầu bê tha, nghiện rượu, không chịu làm ăn và hay đánh đập vợ con.
Chị quyết định ly hôn mang con lên Sài Gòn lập nghiệp. Rồi chị gặp người đàn ông của đời mình trong một lần đi mua sắt vụn về bán lại. Sơn thương cái tài ăn nói, thích cái sự khéo léo và yêu cái vẻ ngoài thật tình của chị. Anh chủ động ngỏ lời giúp đỡ An có một cửa hàng sắt vụn để không phải bôn ba ở ngoài. Từ đó, chị đồng ý làm người tình không danh phận của anh.
Với Thúy An chị hiểu điều gì là quan trọng nhất trong cuộc sống của chị. Hôn nhân sẽ không là bến đỗ hạnh phúc nên chị chưa bao giờ đòi hỏi. Chị hạnh phúc bên cạnh con cái, có tiền tài sự nghiệp và một người đàn ông giúp đỡ mình là đủ. Ngoài cái tình trong công việc chị còn cái nghĩa cái ơn với Sơn nên đã hơn 20 năm chuyện tình của họ vẫn chưa có hồi kết thúc.
Chuẩn mực đạo đức có đủ làm người thứ ba chùn bước?
Điều đáng sợ nhất của một chuyện tình vụng trộm không hẳn là “tiếng đời”, vì một khi bạn quyết thì bạn đã có muôn ngàn lý lẽ để thuyết phục bản thân. Đạo đức chẳng đủ sức làm người ta tổn thương hay chùn bước trước nghịch cảnh nhưng chính “ham muốn” sẽ hành hạ bạn.
Thanh Lan đang đứng trước gương, chỉnh trang lại bộ trang phục. Tim cô đập rộn ràng chờ đợi ai đó đến. Đã đến giờ hẹn nhưng vẫn chưa thấy anh xuất hiện, cô không cho phép mình gọi điện thúc dục. Cô đi qua đi lại trong căn hộ xinh đẹp, chốc lát lại nhìn lên đồng hồ điểm từng hồi háo hức, căng thẳng như kẻ vừa mới biết yêu.
Anh đến, Lan vội vàng đóng chặt cửa và trao cho Hùng những nụ hôn bỏng rát. Những ngày đợi chờ càng làm hai người dính chặt nhau hơn. Họ trông giống như các cặp đôi mới yêu, chỉ khác là họ hẹn nhau trong bóng tối của căn chung cư cao cấp, xa hoa, và hoàn toàn bí mật trong suốt 15 năm hơn.
Người đời gọi Lan là tiểu tam, con giáp thứ 13, kẻ cướp chồng, phá hoại gia đình, vợ bé, gái điếm…nhưng cô không quan tâm. Lan đã qua thời mộng mơ, mới lớn như con gái cô hay hờn dỗi và thích đòi hỏi.
Cô hẹn hò với Hùng trong căn nhà chung của hai người sau đó lại về nhà riêng với con gái. Lan bảo hạnh phúc là do mình tạo ra nên chẳng ai có quyền bảo cô phải làm gì và nên sống thế nào? Cô cần một người đàn ông hiểu chuyện ở bên cạnh và chẳng dại gì phải giữ vì cô chỉ cần giữ trái tim của người mình yêu là đủ.
Ông Hùng là người đã chu cấp cho mẹ con cô 15 năm nay. Ngay từ đầu Hùng đã không muốn ly hôn, huống chi nay ông đã gần 60 tuổi. Vợ Hùng cũng biết chuyện ông ngoại tình với Lan nhưng vì sĩ diện, tài sản, con cái và trăm ngàn lý do khác khiến bà chưa bao giờ lên tiếng. Hùng vẫn đi về giữa hai người đàn bà như thể một người đàn ông biết lo toan, hào phóng và đầy trách nhiệm.
Bỗng một ngày, Lan đọc được tin trên Tivi Hùng qua đời vì bệnh tim sau một tuần cả hai không gặp. Lan ngã quỵ, chẳng biết gọi ai để chia sẻ, rồi lấy tư cách gì đến thăm. Nhưng vì “nghĩa tử là nghĩa tận” nên cuối cùng cô và con gái cũng đến – đứng ở rất xa, khóc cho chồng người ta mà cứ ngỡ khóc cho chồng mình.
Vậy đó, có trăm ngàn lý do và hoàn cảnh đẩy bạn thành người thứ ba nhưng lựa chọn là ở bạn. Có bao giờ bạn tự hỏi mình được gì và mất gì khi trao cho người ấy tuổi xuân của đàn bà? Bạn dốc hết lòng, yêu hết mình bất chấp cả bất hạnh cho một mối tình vơi cạn, cho một người đàn ông không yêu bạn đủ nhiều, để một ngày bạn nhận ra rằng những năm tháng đẹp nhất của cuộc đời trôi qua như “chiếc bóng”, trượt dài theo những khoảng lặng không tên.
Đâu là lối thoát cho những cuộc tình vụng trộm
Phụ nữ trẻ thường dễ phải lòng những người đàn ông thành đạt, có địa vị, có tiền, có tài và lắm tật vì họ cảm thấy được che chở, được bảo vệ, hoặc đơn giản là “hãnh diện” với chiến tích của mình. Nhưng tình yêu chỉ có giá trị khi một ai đó đến với nhau bằng sự chân thành, niềm tin, sự quan tâm, chăm sóc và một lòng với bạn.
Người đàn ông dù hạnh phúc hay đau khổ, dù có đi qua bao nhiêu cuộc tình trong giờ “tan tầm” thì người mà họ không bao giờ quên hoặc sẽ không thể quên được đó là vợ con họ.
Là đàn bà không ai muốn mình làm người thứ ba, ai cũng muốn là số một, là duy nhất trong trái tim hay tâm khảm của người đàn ông mình yêu. Bởi cái giá phải trả của việc trở thành “kẻ thứ ba” là rất đắt. Dẫu có là vì yêu thì khi cuộc yêu tàn, nỗi buồn riêng lại nhân đôi; dẫu có giữ được trái tim thì thể xác của anh cũng chẳng thuộc về mình.
Có những người luôn lao đao như Thúy An giữa được yêu và bị phớt lờ bởi chính những vấn đề tâm lý liên quan đến giá trị bản thân. Việc bị bỏ rơi từ nhỏ, sự thiếu thốn về vật chất, tình cảm khiến cô có những quan điểm “lệch lạc” về tình yêu lứa đôi. Hay như Thanh Lan cô thà chọn làm một người tình được khát khao hơn là làm một người vợ đã từng bị chồng né tránh.
Bi kịch của hôn nhân và cái kết của ba người
Tấn bi kịch của hôn nhân sẽ luôn sáng đèn một khi người chồng hay người vợ không hạ quyết tâm, giữ lấy tôn nghiêm chỉ yêu và chung thủy với duy nhất một người.
Ngoại tình đổ cái bóng của nó rộng ra ngoài rất nhiều. Những lời dối trá, những bí mật chưa được sáng tỏa, nỗi đau của con cái khi phát hiện ra sự phản bội, xem thường hôn nhân hay lỗi lầm của cha mẹ cứ thế dai dẳng, ăn mòn trong tiềm thức của mọi người trong cuộc.
Vậy nên, nếu bạn thật sự yêu gia đình và yêu cả người thứ ba thì xin ngừng nói những lời ngọt ngào để họ không nuôi hy vọng. Hãy rõ ràng, thẳng thắn, thừa nhận những cảm xúc và chấm dứt với người đó như một hướng giải thoát cho người bạn yêu.
Nếu bạn là người thứ ba thì việc chấm dứt yêu đương sẽ giúp bạn tìm lại tự trọng và phẩm giá của bản thân để sống thanh thản hơn với chính mình và người bên cạnh.
Từ góc nhìn, những câu chuyện của người thứ ba giúp chúng ta thấu hiểu hơn về cách tình yêu chạm khắc những quanh co dang dở trong cuộc sống của mỗi người – Và đó chưa bao giờ là định mệnh hay số phận mà là một sự lựa chọn.
MIA NGUYỄN