BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở PHỤ NỮ
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở PHỤ NỮ
Bệnh đái tháo đường là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm nhưng điều đáng lo ngại nhất là người bệnh có thể hoàn toàn không hay biết về bệnh tình của mình.
Theo dữ liệu từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), trong số 30 triệu người Mỹ bị đái tháo đường, 25% không biết mình mắc bệnh. Nghiêm trọng hơn, trong số 84 triệu người trưởng thành ở Mỹ bị chứng tiền đái tháo đường, có đến 90% không có ý thức gì về việc mình đang tiến triển thành bệnh.
Theo Poorani Goundan, một nhà nội tiết tại Trung tâm y tế Boston, lý do của sự việc gây sốc này có thể là vì các triệu chứng của bệnh đái tháo đường thường rất khó thấy và dễ nhầm lẫn với các chứng bệnh thông thường khác, từ đó nhiều người dễ dàng bỏ qua hoặc phớt lờ chúng.
Bệnh đái tháo đường loại 2 xảy ra khi lượng đường trong máu quá cao, thường là do cơ thể không sản xuất đủ insulin, cũng đi kèm với hàng loạt tác dụng phụ. Nếu không được điều trị, đến một lúc nào đó nó có thể dẫn đến tăng nguy cơ đau tim, tổn thương thần kinh và mất trí nhớ.
Đây không chỉ là vấn đề của người cao tuổi. Theo Viện Y tế Quốc gia Mĩ, hơn một nửa những trường hợp mắc bệnh đái tháo đường xảy ra ở người dưới 64 tuổi. Đó là lý do tại sao việc kiểm tra sức khỏe thường xuyên rất quan trọng (ngoài những chứng bệnh khác, bác sĩ sẽ kiểm tra lượng đường trong máu, từ đó có thể xác định nguy cơ tiền đái tháo đường và đái tháo đường) và rà soát bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh tiểu đường.
10 dấu hiệu chính cảnh báo bệnh tháo đường ở phụ nữ mà chắc chắn bạn nên chú ý:
1. Đi tiểu thường xuyên
Khi lượng đường dư thừa trong máu, cơ thể theo bản năng sẽ cố gắng để thoát khỏi tình trạng dư đường. Theo đó lượng nước trong cơ thể cũng thải ra ngoài theo đường, vì vậy cuối cùng bạn sẽ phải đi tiểu nhiều hơn.
Nếu bạn nhận thấy thời gian gần đây đột nhiên mình đi tiểu nhiều và thường xuyên hơn mà không có lý do cụ thể nào (ví dụ như nhiễm trùng đường tiểu hoặc uống quá nhiều nước), đặc biệt là nếu bạn thức dậy vài lần trong đêm để đi tiểu, đó là lúc cần đi khám bác sĩ.
2. Liên tục khát nước
Khi đi tiểu thường xuyên, cơ thể trở nên mất nước và khiến bạn cảm thấy liên tục khát nước. Và vấn đề càng tồi tệ hơn trong trường hợp một số bệnh nhân không biết mình mắc bệnh đái tháo đường và tìm cách làm dịu cơn khát với đồ uống có đường như soda hoặc nước trái cây, làm tăng thêm lượng đường trong máu. Các dấu hiệu mất nước bao gồm nước tiểu có màu sẫm, sụt giảm trọng lượng cơ thể (nước) và khát nước bất thường.
Nghe có vẻ giống với trường hợp của bạn ư? Hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về các triệu chứng tiềm tàng của bệnh đái tháo đường, đặc biệt là nếu nó đi kèm với triệu chứng đi tiểu thường xuyên.
3. Hơi thở có mùi
Mất nước do bệnh đái tháo đường góp phần làm khô miệng và có thể kèm theo hơi thể bốc mùi. (Rốt cuộc thì khi miệng bị khô, bạn không có đủ nước bọt để rửa sạch vi khuẩn và cân bằng độ pH trong miệng.)
Hơn nữa, bệnh đái tháo đường không được chẩn đoán hoặc không kiểm soát có thể kích hoạt trạng thái ketosis, là quá trình trong đó cơ thể sử dụng chất béo, chứ không phải là glucose để tạo năng lượng. Ketosis tạo ra một sản phẩm phụ hóa học gọi là xeton, có thể làm cho hơi thở của bạn có mùi khó chịu.
Trừ khi bạn đang ở chế độ ăn keto (đặc trưng bởi trạng thái ketosis), bạn nên trao đổi với bác sĩ của mình.
4. Thị lực suy giảm
Mắt mờ là một triệu chứng phổ biến và thường bị bỏ qua ở bệnh nhân đái tháo đường. Chất lỏng có thể hình thành trong tròng mắt khi lượng đường trong cơ thể tăng lên (lưu ý: chất lỏng luôn đi cùng với đường).
Sự tích tụ chất lỏng trong mắt làm mờ tầm nhìn, gây giảm thị lực. May mắn thay, việc kiểm soát lượng đường trong máu có thể giúp bạn khắc phục vấn đề này và nhìn rõ hơn.
5. Tay chân thường bị tê
Theo đánh giá của Diabetes Care 2017, bệnh lý thần kinh – một trạng thái đặc trưng bởi cảm giác tê hoặc ngứa châm chích ở cánh tay, chân, bàn tay và bàn chân – xảy ra ở hơn một nửa số người mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Tại sao tình trạng này lại xảy ra thường xuyên? Bệnh đái tháo đường làm giảm lưu lượng máu đến tứ chi và theo thời gian sẽ làm tổn thương các mạch máu và dây thần kinh của bạn.
6. Lâu lành sẹo
Việc giảm cảm giác ở tứ chi khiến bạn dễ bị thương hơn. Bạn ít có khả năng nhận thấy một vết trầy xước bởi vì bạn không cảm nhận được, đồng nghĩa với việc vết thương sẽ không được chăm sóc và lâu lành hoặc nghiêm trọng hơn là dẫn đến nhiễm trùng. Và một khi bị thương, bệnh đái tháo đường không được kiểm soát có thể làm cho cơ thể bạn khó lành hơn. Lượng đường trong máu cao tạo môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển.
Bởi vì bệnh đái tháo đường cũng thường đi kèm với huyết áp cao và lượng cholesterol trong máu cao, dẫn đến mảng bám tích tụ có thể làm tổn thương đến các mạch máu, hạn chế khả năng vận chuyển máu giúp làm lành vết thương.
Và bệnh đái tháo đường có thể làm suy yếu các tế bào T vốn hình thành nên hệ thống miễn dịch của bạn – bức tường bảo vệ của cơ thể chống lại nhiễm trùng. Kellis.n nói: “Khi lượng đường trong máu cao, những chiến binh trong cơ thể của bạn sẽ bị cản trở việc tiếp cận vết thương để làm lành nó.”
7. Sụt cân bất thường
Sụt cân bất thường có thể xảy ra vì nhiều lý do, và bệnh đái tháo đường là một trong số đó. Insulin giúp cơ thể vận chuyển lượng đường từ máu đến các tế bào, vì vậy khi cơ thể kháng insulin, bạn sẽ không cung cấp đủ năng lượng vào các tế bào mặc dù tất cả lượng đường đó chảy qua cơ thể bạn. Kellis nói: “Vì bạn không thể cung cấp đủ năng lượng từ đường, cơ thể bạn đốt cháy chất béo và cơ bắp để tạo ra năng lượng”.
Nói chung, các bác sĩ khuyên bạn nên đi khám bác sĩ nếu vô tình mất từ 5-10% trọng lượng cơ thể của bạn trong 6 tháng.
8. Cảm thấy vô cùng mệt mỏi
Carbohydrate vốn được cơ thể phân hủy thành glucose là nguồn năng lượng chính của cơ thể bạn. Nhưng cơ thể không thể sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng đó khi bạn mắc bệnh đái tháo đường. (Và tình trạng mất nước liên quan đến bệnh đái tháo đường cũng có thể gây cảm giác mệt mỏi.)
Tất nhiên, có rất nhiều lý do khác khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, bao gồm chế độ ăn uống, mức độ căng thẳng và thời gian nghỉ ngơi. Tuy nhiên, nếu bạn không thể nghĩ ra bất kỳ lý do chính đáng nào khác cho tình trạng mệt mỏi cực độ của bạn kèm theo một số triệu chứng đái tháo đường khác, bạn nên đi khám.
9. Nhiễm nấm âm đạo
Lượng đường trong máu cao tạo ra một môi trường thuận lợi trong âm đạo để phát triển chứng nhiễm nấm âm đạo. Glucose là nhiên liệu hình thành men. Lượng đường trong máu càng cao, số lượng nấm càng dày đặc.
Nếu bạn bị nhiễm nấm âm đạo 2-3 lần trong vài tháng hoặc nếu các phương pháp điều trị chuẩn không hiệu quả, đã đến lúc đi khám bác sĩ. Goundan nói: “Khi lượng đường trong máu được kiểm soát, tần suất nhiễm nấm âm đạo sẽ giảm”.
10. Da sẫm màu
Vùng da quanh gáy cổ và dưới nách trở nên sẫm màu là dấu hiệu sớm và phổ biến mà nhiều người không ngờ đến của chứng kháng insulin, tiền thân của bệnh đái tháo đường.
Điều này thường xảy ra ở phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), gây tăng nguy cơ đối với các vấn đề về insulin”. Hơn nữa, da dưới cánh tay của bạn tương đối dày và chịu nhiều ma sát thường xuyên. Vì vậy, nếu bạn đang mất nước, vùng da đó có khả năng sẽ thể hiện điều đó.
Rõ ràng, sử dụng kem dưỡng da hoặc đến gặp bác sĩ da liễu là những bước đầu tiên khi làn da của bạn khô và sẫm màu, nhưng nếu tình trạng này không được cải thiện hoặc xảy ra cùng với các dấu hiệu bệnh đái tháo đường khác, hãy đi khám bác sĩ.
LILA
Bệnh đái tháo đường là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm nhưng điều đáng lo ngại nhất là người bệnh có thể hoàn toàn không hay biết về bệnh tình của mình.
Theo dữ liệu từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), trong số 30 triệu người Mỹ bị đái tháo đường, 25% không biết mình mắc bệnh. Nghiêm trọng hơn, trong số 84 triệu người trưởng thành ở Mỹ bị chứng tiền đái tháo đường, có đến 90% không có ý thức gì về việc mình đang tiến triển thành bệnh.
Theo Poorani Goundan, một nhà nội tiết tại Trung tâm y tế Boston, lý do của sự việc gây sốc này có thể là vì các triệu chứng của bệnh đái tháo đường thường rất khó thấy và dễ nhầm lẫn với các chứng bệnh thông thường khác, từ đó nhiều người dễ dàng bỏ qua hoặc phớt lờ chúng.
Bệnh đái tháo đường loại 2 xảy ra khi lượng đường trong máu quá cao, thường là do cơ thể không sản xuất đủ insulin, cũng đi kèm với hàng loạt tác dụng phụ. Nếu không được điều trị, đến một lúc nào đó nó có thể dẫn đến tăng nguy cơ đau tim, tổn thương thần kinh và mất trí nhớ.
Đây không chỉ là vấn đề của người cao tuổi. Theo Viện Y tế Quốc gia Mĩ, hơn một nửa những trường hợp mắc bệnh đái tháo đường xảy ra ở người dưới 64 tuổi. Đó là lý do tại sao việc kiểm tra sức khỏe thường xuyên rất quan trọng (ngoài những chứng bệnh khác, bác sĩ sẽ kiểm tra lượng đường trong máu, từ đó có thể xác định nguy cơ tiền đái tháo đường và đái tháo đường) và rà soát bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh tiểu đường.
10 dấu hiệu chính cảnh báo bệnh tháo đường ở phụ nữ mà chắc chắn bạn nên chú ý:
1. Đi tiểu thường xuyên
Khi lượng đường dư thừa trong máu, cơ thể theo bản năng sẽ cố gắng để thoát khỏi tình trạng dư đường. Theo đó lượng nước trong cơ thể cũng thải ra ngoài theo đường, vì vậy cuối cùng bạn sẽ phải đi tiểu nhiều hơn.
Nếu bạn nhận thấy thời gian gần đây đột nhiên mình đi tiểu nhiều và thường xuyên hơn mà không có lý do cụ thể nào (ví dụ như nhiễm trùng đường tiểu hoặc uống quá nhiều nước), đặc biệt là nếu bạn thức dậy vài lần trong đêm để đi tiểu, đó là lúc cần đi khám bác sĩ.
2. Liên tục khát nước
Khi đi tiểu thường xuyên, cơ thể trở nên mất nước và khiến bạn cảm thấy liên tục khát nước. Và vấn đề càng tồi tệ hơn trong trường hợp một số bệnh nhân không biết mình mắc bệnh đái tháo đường và tìm cách làm dịu cơn khát với đồ uống có đường như soda hoặc nước trái cây, làm tăng thêm lượng đường trong máu. Các dấu hiệu mất nước bao gồm nước tiểu có màu sẫm, sụt giảm trọng lượng cơ thể (nước) và khát nước bất thường.
Nghe có vẻ giống với trường hợp của bạn ư? Hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về các triệu chứng tiềm tàng của bệnh đái tháo đường, đặc biệt là nếu nó đi kèm với triệu chứng đi tiểu thường xuyên.
3. Hơi thở có mùi
Mất nước do bệnh đái tháo đường góp phần làm khô miệng và có thể kèm theo hơi thể bốc mùi. (Rốt cuộc thì khi miệng bị khô, bạn không có đủ nước bọt để rửa sạch vi khuẩn và cân bằng độ pH trong miệng.)
Hơn nữa, bệnh đái tháo đường không được chẩn đoán hoặc không kiểm soát có thể kích hoạt trạng thái ketosis, là quá trình trong đó cơ thể sử dụng chất béo, chứ không phải là glucose để tạo năng lượng. Ketosis tạo ra một sản phẩm phụ hóa học gọi là xeton, có thể làm cho hơi thở của bạn có mùi khó chịu.
Trừ khi bạn đang ở chế độ ăn keto (đặc trưng bởi trạng thái ketosis), bạn nên trao đổi với bác sĩ của mình.
4. Thị lực suy giảm
Mắt mờ là một triệu chứng phổ biến và thường bị bỏ qua ở bệnh nhân đái tháo đường. Chất lỏng có thể hình thành trong tròng mắt khi lượng đường trong cơ thể tăng lên (lưu ý: chất lỏng luôn đi cùng với đường).
Sự tích tụ chất lỏng trong mắt làm mờ tầm nhìn, gây giảm thị lực. May mắn thay, việc kiểm soát lượng đường trong máu có thể giúp bạn khắc phục vấn đề này và nhìn rõ hơn.
5. Tay chân thường bị tê
Theo đánh giá của Diabetes Care 2017, bệnh lý thần kinh – một trạng thái đặc trưng bởi cảm giác tê hoặc ngứa châm chích ở cánh tay, chân, bàn tay và bàn chân – xảy ra ở hơn một nửa số người mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Tại sao tình trạng này lại xảy ra thường xuyên? Bệnh đái tháo đường làm giảm lưu lượng máu đến tứ chi và theo thời gian sẽ làm tổn thương các mạch máu và dây thần kinh của bạn.
6. Lâu lành sẹo
Việc giảm cảm giác ở tứ chi khiến bạn dễ bị thương hơn. Bạn ít có khả năng nhận thấy một vết trầy xước bởi vì bạn không cảm nhận được, đồng nghĩa với việc vết thương sẽ không được chăm sóc và lâu lành hoặc nghiêm trọng hơn là dẫn đến nhiễm trùng. Và một khi bị thương, bệnh đái tháo đường không được kiểm soát có thể làm cho cơ thể bạn khó lành hơn. Lượng đường trong máu cao tạo môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển.
Bởi vì bệnh đái tháo đường cũng thường đi kèm với huyết áp cao và lượng cholesterol trong máu cao, dẫn đến mảng bám tích tụ có thể làm tổn thương đến các mạch máu, hạn chế khả năng vận chuyển máu giúp làm lành vết thương.
Và bệnh đái tháo đường có thể làm suy yếu các tế bào T vốn hình thành nên hệ thống miễn dịch của bạn – bức tường bảo vệ của cơ thể chống lại nhiễm trùng. Kellis.n nói: “Khi lượng đường trong máu cao, những chiến binh trong cơ thể của bạn sẽ bị cản trở việc tiếp cận vết thương để làm lành nó.”
7. Sụt cân bất thường
Sụt cân bất thường có thể xảy ra vì nhiều lý do, và bệnh đái tháo đường là một trong số đó. Insulin giúp cơ thể vận chuyển lượng đường từ máu đến các tế bào, vì vậy khi cơ thể kháng insulin, bạn sẽ không cung cấp đủ năng lượng vào các tế bào mặc dù tất cả lượng đường đó chảy qua cơ thể bạn. Kellis nói: “Vì bạn không thể cung cấp đủ năng lượng từ đường, cơ thể bạn đốt cháy chất béo và cơ bắp để tạo ra năng lượng”.
Nói chung, các bác sĩ khuyên bạn nên đi khám bác sĩ nếu vô tình mất từ 5-10% trọng lượng cơ thể của bạn trong 6 tháng.
8. Cảm thấy vô cùng mệt mỏi
Carbohydrate vốn được cơ thể phân hủy thành glucose là nguồn năng lượng chính của cơ thể bạn. Nhưng cơ thể không thể sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng đó khi bạn mắc bệnh đái tháo đường. (Và tình trạng mất nước liên quan đến bệnh đái tháo đường cũng có thể gây cảm giác mệt mỏi.)
Tất nhiên, có rất nhiều lý do khác khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, bao gồm chế độ ăn uống, mức độ căng thẳng và thời gian nghỉ ngơi. Tuy nhiên, nếu bạn không thể nghĩ ra bất kỳ lý do chính đáng nào khác cho tình trạng mệt mỏi cực độ của bạn kèm theo một số triệu chứng đái tháo đường khác, bạn nên đi khám.
9. Nhiễm nấm âm đạo
Lượng đường trong máu cao tạo ra một môi trường thuận lợi trong âm đạo để phát triển chứng nhiễm nấm âm đạo. Glucose là nhiên liệu hình thành men. Lượng đường trong máu càng cao, số lượng nấm càng dày đặc.
Nếu bạn bị nhiễm nấm âm đạo 2-3 lần trong vài tháng hoặc nếu các phương pháp điều trị chuẩn không hiệu quả, đã đến lúc đi khám bác sĩ. Goundan nói: “Khi lượng đường trong máu được kiểm soát, tần suất nhiễm nấm âm đạo sẽ giảm”.
10. Da sẫm màu
Vùng da quanh gáy cổ và dưới nách trở nên sẫm màu là dấu hiệu sớm và phổ biến mà nhiều người không ngờ đến của chứng kháng insulin, tiền thân của bệnh đái tháo đường.
Điều này thường xảy ra ở phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), gây tăng nguy cơ đối với các vấn đề về insulin”. Hơn nữa, da dưới cánh tay của bạn tương đối dày và chịu nhiều ma sát thường xuyên. Vì vậy, nếu bạn đang mất nước, vùng da đó có khả năng sẽ thể hiện điều đó.
Rõ ràng, sử dụng kem dưỡng da hoặc đến gặp bác sĩ da liễu là những bước đầu tiên khi làn da của bạn khô và sẫm màu, nhưng nếu tình trạng này không được cải thiện hoặc xảy ra cùng với các dấu hiệu bệnh đái tháo đường khác, hãy đi khám bác sĩ.
LILA