9 ĐIỀU MỌI PHỤ NỮ NÊN BIẾT VỀ HORMONE
9 ĐIỀU MỌI PHỤ NỮ NÊN BIẾT VỀ HORMONE
Hormone là một vấn đề rất phức tạp và có thể đem đến sự cân bằng đáng kinh ngạc hoặc tàn phá hoàn toàn cơ thể. Hormone thực sự có khả năng kích hoạt hoặc ức chế các tế bào và cơ quan, gây ảnh hưởng lớn đến cơ thể và thường không thể đoán trước. Nhưng như vậy không có nghĩa là ta không thể làm gì để kiểm soát được. Có nhiều thứ như chế độ ăn kiêng có thể ảnh hưởng tốt lẫn xấu đến sự cân bằng hormone.
Tôi đã trở nên quá quen thuộc với chủ đề này từ những năm học cấp hai khi bác sĩ chẩn đoán tôi bị chứng rối loạn chức năng tiền kinh nguyệt (PMDD), nghĩa là hormone trong cơ thể tôi rối loạn điên cuồng trong vòng 7 đến 10 ngày trước ngày “đèn đỏ”. Nhìn chung, tôi là một người lạc quan, cởi mở, hòa đồng. Nhưng cứ đến gần thời kỳ kinh nguyệt là tôi khó chịu kinh khủng và thường xuyên cảm thấy đói một cách phi lý.
Về cơ bản, nếu tôi không ăn được một miếng bánh là tôi đã phát điên rồi. Một đêm nọ sau khi ăn tới tô kem thứ 3 (thực lòng tôi thậm chí còn không muốn ăn), tôi bị đau dạ dày và khó ở trong người, tôi quyết định tìm kiếm trên Google: “Hormone ảnh hưởng đến tình trạng đói bụng của bạn như thế nào?” Kết quả đã dẫn tôi vào một trang web nghiên cứu và tìm hiểu một vấn đề đã mãi mãi thay đổi cuộc sống của tôi.
Dưới đây là 9 điều bạn nên biết về tác động của hormone đối với cơ thể.
1. Hormone ảnh hưởng đến mọi thứ
Hormon hình thành trong các tuyến nội tiết và được bơm vào máu cho mô và các cơ quan trong cơ thể. Chúng ảnh hưởng đến mọi quá trình của cơ thể, bao gồm tăng trưởng, tâm trạng, tình dục, sinh sản, đói, ngủ, cảm xúc và trao đổi chất. Hormone đóng vai trò điều khiển cách mà cơ thể hoạt động. Khi hormone rối loạn, một loạt các vấn đề sức khỏe có thể xảy ra.
2. Bạn nên xem hormone là bạn thân
Nhiều người chỉ gieo tiếng xấu cho hormone, phàn nàn về việc nó có thể khiến chúng ta cảm thấy khủng khiếp đến mức nào. Nhưng sự thật là chúng ta nên trân trọng nó. Khi hormone trong cơ thể cân bằng, con người hoạt động ở trạng thái đỉnh cao: sự trao đổi chất diễn ra nhanh chóng và ta dễ dàng có giấc ngủ sâu.
Hãy bắt đầu học ngôn ngữ của hormone bằng cách làm quen với việc chú ý đến những thay đổi của cơ thể theo tâm trạng và khi cảm thấy đói. Hãy uống nhiều nước, thêm chất xơ trong chế độ ăn uống, đi ngủ đúng giờ và cười nhiều hơn! Tất cả những điều này giúp cân bằng hormone và điều chỉnh thế giới bên trong của bạn.
3. Hormone có thể đánh lừa bạn
Đôi khi cảm giác đói có thể không đơn giản chỉ báo hiệu nhu cầu cung cấp thức ăn cho cơ thể. Những thông điệp từ hormone khuấy động trong cơ thể có thể gây ra cảm giác thèm ăn. Bạn cảm thấy luôn thèm sữa vào thời kỳ kinh nguyệt? Hóa ra, trong sữa có chứa chất casomorphin thuộc nhóm opioid gây nghiện.
Bằng cách ý thức chú ý quan sát cảm giác mà thức ăn đem lại, bạn có thể xác định đó là cơn đói thực sự hay chỉ đơn thuần là cảm xúc thèm muốn mà não bộ đang tìm cách thỏa mãn.
Hãy thử kìm chế cảm giác đói một lúc. Hãy hỏi cơ thể của bạn: “Mình có thực sự muốn ăn kem hay không, hay chỉ là mình đang cố gắng đối phó với một cảm giác nào đó?” Đôi khi điều bạn thực sự muốn chỉ là một bát bột nhào bánh quy! Nhưng đôi khi bạn sẽ nhận ra mình cần một cái ôm, cần đi dạo hoặc một điều gì khác giúp bạn cảm thấy thỏa mãn.
4. Hormone tốt cần phải được hấp thu từ bên ngoài
Văn hóa sinh hoạt trong thời hiện đại tràn ngập các loại chất hóa học, chất tẩy rửa, và đôi khi thật tuyệt vời để cơ thể bạn được tái cơ cấu trở lại, nhưng sự cân bằng cho cơ thể có được là nhờ vào chế độ ăn uống hợp lý. Chế độ dinh dưỡng sạch, hữu cơ, chú trọng thực vật giúp ổn định và duy trì lượng hormone tốt cho cơ thể.
5. Say xỉn có thể ném hormone
Tất nhiên bài viết này không nhằm mục đích đả kích những người thích nhậu nhẹt. Nhưng uống rượu bia càng nhiều thì cơ thể càng cần nghỉ ngơi thường xuyên hơn. Một nghiên cứu của Viện quốc gia Mĩ về lạm dụng rượu và nghiện rượu cho thấy rượu có thể tác động đến nồng độ estrogen, lượng đường trong máu, tăng cảm giác đói và ảnh hưởng đến mật độ xương.
Theo Trung tâm chữa bệnh toàn cầu, ăn protein nạc (trứng và cá là lựa chọn tuyệt vời) cũng có thể giúp loại bỏ estrogen không mong muốn và cân bằng gan. Cà rốt, củ nghệ và bưởi cũng là chất kích thích gan được nhiều người biết đến.
6. Đường gây tác động lớn
Ai cũng có thể đồng ý rằng đường gây ảnh hưởng khủng khiếp đối với cơ thể. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đó là một loại thuốc gây nghiện và thường khiến chúng ta cảm thấy khó chịu và thờ ơ. Insulin quyết định cách lấy năng lượng từ các loại thực phẩm nạp vào cơ thể và cách xử lý năng lượng đó.
Khi chúng ta nạp quá nhiều đường vào cơ thể, insulin có thể chuyển từ bạn thành thù, từ công cụ đốt cháy chất béo thành trữ chất béo trong cơ thể. Đáng tiếc, đường kích hoạt trung tâm khen thưởng của não bộ và làm giảm lượng dopamine (chất đem lại cảm giác dễ chịu).
Khi lạm dụng đường liên tục, cơ thể chúng ta bắt đầu muốn nhiều hơn để đạt được mức năng lượng cao như vậy, dẫn đến sự mất cân bằng hormone vốn có thể kích thích ăn quá nhiều và tạo cảm giác xấu hổ và tội lỗi. Thực ra đó có thể đơn giản chỉ là sự mất cân bằng hormone mà thôi.
7. Thịt đỏ ảnh hưởng tiêu cực đến hormone
Estrogen là hormone sinh dục nữ, giúp đem lại sự nữ tính trên cơ thể phụ nữ. Nhưng quá nhiều estrogen có thể gây tăng cân, giữ nước và các vấn đề sức khỏe khác. Một trong những nguyên nhân thừa estrogen chính là do ăn nhiều thịt đỏ.
Thật vậy, đó là sự thật. Chẳng hạn như một cái bánh burger bò ngon lành có thể đầu độc estrogen trong cơ thể bạn. Trong hệ thống thực phẩm hiện nay, thịt thường chứa đầy hormone steroid, có thể ảnh hưởng mạnh đến estrogen.
Ngoài ra, chế độ ăn nhiều thịt thường thiếu chất xơ – công cụ để ổn định estrogen. Vi khuẩn cần thiết trong ruột để tiêu hóa một lượng lớn thịt cũng có thể là thủ phạm, vì estrogen giảm ở những người không ăn thịt. Vì vậy, nếu bạn đang gặp vấn đề tăng cân, đầy hơi, thay đổi tâm trạng hoặc đau đầu, hãy cân nhắc việc giảm lượng thịt đỏ trong chế độ ăn uống.
8. Hormone không thích caffein
Nhiều người trong chúng ta dùng cà phê như một liều thuốc đem lại cảm giác tươi tỉnh, phấn khởi, nhưng caffeine cũng làm tăng cortisol – một loại hormone quan trọng để dự trữ chất béo.
Cortisol đôi khi được gọi là hormone căng thẳng, bởi vì khi lượng hormone này tăng quá cao sẽ khiến bạn chán nản, gây mất ngủ và làm tăng trọng lượng cơ thể. Nếu bạn thường xuyên bị stress, cà phê nên là điều cuối cùng bạn nghĩ đến. Thay vào đó, hãy lựa chọn nhâm nhi trà hoặc nước chanh.
9. Cơ thể luôn muốn nói chuyện với bạn
Hãy thực hành kỹ năng lắng nghe cơ thể. Bạn có thể đặt nhiều câu hỏi cho cơ thể của mình như: “Dạ dày, sao mày lại cảm thấy khó chịu?” Nghe có vẻ ngớ ngẩn, nhưng việc này khiến bạn chậm lại để chú ý hơn đến những gì có thể xảy ra trong cơ thể. Tập thể dục và thậm chí là tiếng cười được xem là yếu tố giúp ổn định hormone và tạo ra nhiều endorphin hơn, từ đó đem lại cảm giác tuyệt vời cho cơ thể.
LILA
Hormone là một vấn đề rất phức tạp và có thể đem đến sự cân bằng đáng kinh ngạc hoặc tàn phá hoàn toàn cơ thể. Hormone thực sự có khả năng kích hoạt hoặc ức chế các tế bào và cơ quan, gây ảnh hưởng lớn đến cơ thể và thường không thể đoán trước. Nhưng như vậy không có nghĩa là ta không thể làm gì để kiểm soát được. Có nhiều thứ như chế độ ăn kiêng có thể ảnh hưởng tốt lẫn xấu đến sự cân bằng hormone.
Tôi đã trở nên quá quen thuộc với chủ đề này từ những năm học cấp hai khi bác sĩ chẩn đoán tôi bị chứng rối loạn chức năng tiền kinh nguyệt (PMDD), nghĩa là hormone trong cơ thể tôi rối loạn điên cuồng trong vòng 7 đến 10 ngày trước ngày “đèn đỏ”. Nhìn chung, tôi là một người lạc quan, cởi mở, hòa đồng. Nhưng cứ đến gần thời kỳ kinh nguyệt là tôi khó chịu kinh khủng và thường xuyên cảm thấy đói một cách phi lý.
Về cơ bản, nếu tôi không ăn được một miếng bánh là tôi đã phát điên rồi. Một đêm nọ sau khi ăn tới tô kem thứ 3 (thực lòng tôi thậm chí còn không muốn ăn), tôi bị đau dạ dày và khó ở trong người, tôi quyết định tìm kiếm trên Google: “Hormone ảnh hưởng đến tình trạng đói bụng của bạn như thế nào?” Kết quả đã dẫn tôi vào một trang web nghiên cứu và tìm hiểu một vấn đề đã mãi mãi thay đổi cuộc sống của tôi.
Dưới đây là 9 điều bạn nên biết về tác động của hormone đối với cơ thể.
1. Hormone ảnh hưởng đến mọi thứ
Hormon hình thành trong các tuyến nội tiết và được bơm vào máu cho mô và các cơ quan trong cơ thể. Chúng ảnh hưởng đến mọi quá trình của cơ thể, bao gồm tăng trưởng, tâm trạng, tình dục, sinh sản, đói, ngủ, cảm xúc và trao đổi chất. Hormone đóng vai trò điều khiển cách mà cơ thể hoạt động. Khi hormone rối loạn, một loạt các vấn đề sức khỏe có thể xảy ra.
2. Bạn nên xem hormone là bạn thân
Nhiều người chỉ gieo tiếng xấu cho hormone, phàn nàn về việc nó có thể khiến chúng ta cảm thấy khủng khiếp đến mức nào. Nhưng sự thật là chúng ta nên trân trọng nó. Khi hormone trong cơ thể cân bằng, con người hoạt động ở trạng thái đỉnh cao: sự trao đổi chất diễn ra nhanh chóng và ta dễ dàng có giấc ngủ sâu.
Hãy bắt đầu học ngôn ngữ của hormone bằng cách làm quen với việc chú ý đến những thay đổi của cơ thể theo tâm trạng và khi cảm thấy đói. Hãy uống nhiều nước, thêm chất xơ trong chế độ ăn uống, đi ngủ đúng giờ và cười nhiều hơn! Tất cả những điều này giúp cân bằng hormone và điều chỉnh thế giới bên trong của bạn.
3. Hormone có thể đánh lừa bạn
Đôi khi cảm giác đói có thể không đơn giản chỉ báo hiệu nhu cầu cung cấp thức ăn cho cơ thể. Những thông điệp từ hormone khuấy động trong cơ thể có thể gây ra cảm giác thèm ăn. Bạn cảm thấy luôn thèm sữa vào thời kỳ kinh nguyệt? Hóa ra, trong sữa có chứa chất casomorphin thuộc nhóm opioid gây nghiện.
Bằng cách ý thức chú ý quan sát cảm giác mà thức ăn đem lại, bạn có thể xác định đó là cơn đói thực sự hay chỉ đơn thuần là cảm xúc thèm muốn mà não bộ đang tìm cách thỏa mãn.
Hãy thử kìm chế cảm giác đói một lúc. Hãy hỏi cơ thể của bạn: “Mình có thực sự muốn ăn kem hay không, hay chỉ là mình đang cố gắng đối phó với một cảm giác nào đó?” Đôi khi điều bạn thực sự muốn chỉ là một bát bột nhào bánh quy! Nhưng đôi khi bạn sẽ nhận ra mình cần một cái ôm, cần đi dạo hoặc một điều gì khác giúp bạn cảm thấy thỏa mãn.
4. Hormone tốt cần phải được hấp thu từ bên ngoài
Văn hóa sinh hoạt trong thời hiện đại tràn ngập các loại chất hóa học, chất tẩy rửa, và đôi khi thật tuyệt vời để cơ thể bạn được tái cơ cấu trở lại, nhưng sự cân bằng cho cơ thể có được là nhờ vào chế độ ăn uống hợp lý. Chế độ dinh dưỡng sạch, hữu cơ, chú trọng thực vật giúp ổn định và duy trì lượng hormone tốt cho cơ thể.
5. Say xỉn có thể ném hormone
Tất nhiên bài viết này không nhằm mục đích đả kích những người thích nhậu nhẹt. Nhưng uống rượu bia càng nhiều thì cơ thể càng cần nghỉ ngơi thường xuyên hơn. Một nghiên cứu của Viện quốc gia Mĩ về lạm dụng rượu và nghiện rượu cho thấy rượu có thể tác động đến nồng độ estrogen, lượng đường trong máu, tăng cảm giác đói và ảnh hưởng đến mật độ xương.
Theo Trung tâm chữa bệnh toàn cầu, ăn protein nạc (trứng và cá là lựa chọn tuyệt vời) cũng có thể giúp loại bỏ estrogen không mong muốn và cân bằng gan. Cà rốt, củ nghệ và bưởi cũng là chất kích thích gan được nhiều người biết đến.
6. Đường gây tác động lớn
Ai cũng có thể đồng ý rằng đường gây ảnh hưởng khủng khiếp đối với cơ thể. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đó là một loại thuốc gây nghiện và thường khiến chúng ta cảm thấy khó chịu và thờ ơ. Insulin quyết định cách lấy năng lượng từ các loại thực phẩm nạp vào cơ thể và cách xử lý năng lượng đó.
Khi chúng ta nạp quá nhiều đường vào cơ thể, insulin có thể chuyển từ bạn thành thù, từ công cụ đốt cháy chất béo thành trữ chất béo trong cơ thể. Đáng tiếc, đường kích hoạt trung tâm khen thưởng của não bộ và làm giảm lượng dopamine (chất đem lại cảm giác dễ chịu).
Khi lạm dụng đường liên tục, cơ thể chúng ta bắt đầu muốn nhiều hơn để đạt được mức năng lượng cao như vậy, dẫn đến sự mất cân bằng hormone vốn có thể kích thích ăn quá nhiều và tạo cảm giác xấu hổ và tội lỗi. Thực ra đó có thể đơn giản chỉ là sự mất cân bằng hormone mà thôi.
7. Thịt đỏ ảnh hưởng tiêu cực đến hormone
Estrogen là hormone sinh dục nữ, giúp đem lại sự nữ tính trên cơ thể phụ nữ. Nhưng quá nhiều estrogen có thể gây tăng cân, giữ nước và các vấn đề sức khỏe khác. Một trong những nguyên nhân thừa estrogen chính là do ăn nhiều thịt đỏ.
Thật vậy, đó là sự thật. Chẳng hạn như một cái bánh burger bò ngon lành có thể đầu độc estrogen trong cơ thể bạn. Trong hệ thống thực phẩm hiện nay, thịt thường chứa đầy hormone steroid, có thể ảnh hưởng mạnh đến estrogen.
Ngoài ra, chế độ ăn nhiều thịt thường thiếu chất xơ – công cụ để ổn định estrogen. Vi khuẩn cần thiết trong ruột để tiêu hóa một lượng lớn thịt cũng có thể là thủ phạm, vì estrogen giảm ở những người không ăn thịt. Vì vậy, nếu bạn đang gặp vấn đề tăng cân, đầy hơi, thay đổi tâm trạng hoặc đau đầu, hãy cân nhắc việc giảm lượng thịt đỏ trong chế độ ăn uống.
8. Hormone không thích caffein
Nhiều người trong chúng ta dùng cà phê như một liều thuốc đem lại cảm giác tươi tỉnh, phấn khởi, nhưng caffeine cũng làm tăng cortisol – một loại hormone quan trọng để dự trữ chất béo.
Cortisol đôi khi được gọi là hormone căng thẳng, bởi vì khi lượng hormone này tăng quá cao sẽ khiến bạn chán nản, gây mất ngủ và làm tăng trọng lượng cơ thể. Nếu bạn thường xuyên bị stress, cà phê nên là điều cuối cùng bạn nghĩ đến. Thay vào đó, hãy lựa chọn nhâm nhi trà hoặc nước chanh.
9. Cơ thể luôn muốn nói chuyện với bạn
Hãy thực hành kỹ năng lắng nghe cơ thể. Bạn có thể đặt nhiều câu hỏi cho cơ thể của mình như: “Dạ dày, sao mày lại cảm thấy khó chịu?” Nghe có vẻ ngớ ngẩn, nhưng việc này khiến bạn chậm lại để chú ý hơn đến những gì có thể xảy ra trong cơ thể. Tập thể dục và thậm chí là tiếng cười được xem là yếu tố giúp ổn định hormone và tạo ra nhiều endorphin hơn, từ đó đem lại cảm giác tuyệt vời cho cơ thể.
LILA
