4 LÝ DO BẠN KHÔNG NÊN ĐA NHIỆM
4 LÝ DO BẠN KHÔNG NÊN ĐA NHIỆM
Trong nhịp sống hối hả, ắt hẳn ai trong chúng ta cũng từng rơi vào chiếc bẫy đa nhiệm. Con người hiện đại càng ngày càng cảm thấy ao ước 1 ngày có nhiều hơn 24 tiếng đồng hồ, quay cuồng hết việc này sang việc khác và rồi cuối cùng kiệt sức mà cảm thấy chẳng đâu vào đâu cả.
Để tôi kể bạn nghe một buổi sáng kinh điển của tôi diễn ra như thế này. Tôi trả lời một vài email trước khi bắt đầu bỏ mẻ quần áo đầu tiên vào máy giặt. Sau đó, tôi trả lời một email khác, ghi chú vài ý tưởng cho bản thảo tác phẩm mới của tôi, lướt Instagram, và rồi lại trả lời thêm một vài email nữa. Tôi giặt một mẻ quần áo khác trong lúc gọi điện thoại cho đối tác và rồi quay trở lại với việc bản thảo tác phẩm mà tôi đã tự hứa sẽ hoàn thành muộn nhất trong sáng hôm đó.
Đó là một buổi sáng kinh điển của tôi – và tôi cá là nhiều người cũng rơi vào tình huống tương tự nhiều lần trong đời. Khi những việc cần phải thực hiện dường như kéo dài vô tận mỗi ngày, đa nhiệm là một trào lưu mới dần trở nên phổ biến trong cuộc sống hiện đại.
Tuy nhiên, trong trường hợp bạn chưa từng nghe nói đến khái niệm đa nhiệm và cái bẫy khó cưỡng lại của nó, những lý do sau đó chứng tỏ đa nhiệm thực sự không phải là cách hiệu quả nhất để bạn hoàn thành công việc của mình.
1. Đa nhiệm khiến bạn làm việc kém hiệu quả hơn
Điều này thoạt đầu nghe có vẻ phản trực giác. Tại sao làm 2 việc cùng một lúc lại có thể khiến bạn làm việc kém hiệu quả hơn?
Đối với những người mới bắt đầu hình thành thói quen đa nhiệm, bạn không thực sự có thể làm 2 việc cùng một lúc. Các nhà khoa học nói rằng hầu như con người không thể làm tốt cùng lúc 2 việc (đó là lý do tại sao lại có màn thách đố bạn có thể dùng một tay xoa bụng và tay còn lại gõ đầu cùng một lúc).
Những gì bạn đang làm là chuyển đổi nhanh qua lại hai việc. Bạn nhảy từ email này sang dự án khác, v.v. Nghe cũng không hẳn là tệ, phải không? Hãy xem xét điều này: Việc chuyển đổi liên tục được xem là yếu tố gây gián đoạn. Bạn đang làm gián đoạn sự tập trung của mình đối với một công việc bằng cách phân tán tư tưởng cho một công việc khác. Và những gián đoạn liên tục này gây ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất làm việc của bạn.
Nghiên cứu cho thấy rằng phải mất trung bình 23 phút và 15 giây để tập trung trở lại vào nhiệm vụ ban đầu đã bị gián đoạn. Vì vậy, nếu bạn cứ chuyển đổi tác vụ 4 lần mỗi ngày (nói thật đi, bạn đang đa nhiệm nhiều hơn thế), bạn sẽ mất gần 1 giờ đồng hồ để cố gắng bắt kịp trở lại với tiến độ của dự án đang thực hiện. Thấy chưa? Rốt cuộc thì đa nhiệm đâu có hiệu quả như bạn tưởng.
2. Đa nhiệm gây khó khăn cho bộ nhớ của bạn
Ngày hôm kia, trong lúc đang xử lý email công việc thì mẹ tôi gọi điện nhắc về một cuộc hẹn quan trọng ở nhà bà dì vào cuối tuần. Đúng rồi, mãi lu bu nhiều việc mà tôi đã quên béng đi cái hẹn này và tôi vẫn còn lẩm bẩm điều này trong khi cúp điện thoại.
Nhưng rồi khi quay trở lại với mớ email thì tôi đã hoàn toàn quên mất mình đã nghĩ ra cách xử lý như thế nào trước khi nghe điện thoại của mẹ. Tình cảnh này có vẻ dễ bắt gặp ở nhiều người. Đó là bởi vì áp lực đa nhiệm thực sự tàn phá trí nhớ của chúng ta.
Nghiên cứu từ Đại học California San Francisco thấy rằng đa nhiệm ảnh hưởng xấu đến bộ nhớ ngắn hạn vốn có liên quan đến những kí ức trong công việc. Bộ nhớ ngắn hạn cho phép bạn ghi nhớ những cuộc hẹn quan trọng, những deadline, những việc cấp thiết cần phải làm.
Vì vậy, nếu bạn gặp tình trạng bỏ quên bữa trưa đã chuẩn bị sẵn trong tủ lạnh mặc dù đã tự nhắc bản thân 8 lần trước khi đi làm hoặc không thể nhớ số điện thoại của một người bạn ngay khi cô ấy vừa nói xong, đó có thể là do thói quen đa nhiệm đã gây ảnh hưởng đến trí nhớ của bạn.
3. Đa nhiệm dẫn đến công việc kém
Một hạn chế khác của việc không thể cam kết tập trung vào một thứ nhất định chính là tăng nguy cơ mắc sai lầm. Đa nhiệm làm tăng khả năng mắc sai lầm của bạn hoặc thậm chí khiến bạn bỏ lỡ những thông tin và bối cảnh quan trọng.
Điều này cũng hợp lý. Bạn sẽ dễ mắc lỗi đánh máy khi vừa soạn một email quan trọng vừa xem TV hoặc nói chuyện với một người bạn. Mặc dù sự thôi thúc chuyển đổi nhanh chóng giữa các tác vụ có thể khiến bạn cảm thấy mình như một nhân vật kiệt xuất, nó thực sự có thể gây giảm chất lượng công việc so với khả năng thực sự của bạn.
4. Đa nhiệm khiến bạn kiệt sức
Bạn cảm thấy như thế nào khi phải liên tục nhảy qua nhảy lại giữa các email và các nhiệm vụ khác nhau trong công việc? Riêng tôi thì cảm thấy hoàn toàn căng thẳng, mắt tôi hoa hết cả lên, nhịp tim tăng nhanh, và tôi thường cảm thấy mình chẳng gặt hái được giá trị thực sự nào vào cuối một ngày quay cuồng như thế. So với việc dành hẳn ra vài tiếng đồng hồ tập trung đẩy nhanh tiến độ của một dự án lớn, bạn cảm thấy thế nào khi kết thúc ngày làm việc đó? Có lẽ khác nhau rất nhiều đấy.
Đa nhiệm được chứng minh là làm tăng mức độ căng thẳng. Khi cố gắng thực hiện một loạt các nhiệm vụ đặc biệt quan trọng cùng một lúc, bộ não của bạn phản ứng với những đòi hỏi có vẻ bất khả thi đó bằng cách giải phóng một lượng lớn adrenaline và các kích thích tố căng thẳng khác. Điều tệ hơn là gì? Về lâu dài nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên, các loại kích thích tố này có thể đe dọa sức khỏe của bạn. Điều đó có nghĩa là đa nhiệm ảnh hưởng đến cơ thể bạn cả về thể chất lẫn tinh thần.
Bài viết này chỉ đào sâu tìm hiểu tất cả các cạm bẫy tiềm năng liên quan đến đa nhiệm. Từ ngăn cản tính sáng tạo đến tác động tiêu cực đến các mối quan hệ của bạn, thói quen đa nhiệm vốn buộc chúng ta phải nhồi nhét càng nhiều nhiệm vụ càng tốt trong cùng một thời gian không đem lại nhiều lợi ích như nhiều người vẫn tưởng.
Tuy nhiên, điều đáng nói là ngăn chặn khuynh hướng tự nhiên này có thể khó khăn, đặc biệt là khi bạn đang bị mắc kẹt với một danh sách dài đằng đẵng những việc cần làm mỗi ngày.
Lần sau, khi có cảm giác thôi thúc phải đa nhiệm, hãy thử thách bản thân tập trung vào nhiệm vụ trước mặt bạn. Bạn cũng có thể thử các mẹo quản lý thời gian khác nhau – chẳng hạn như gom nhóm công việc hoặc Kỹ thuật Pomodoro để xem phương pháp nào hiệu quả nhất đối với bạn. Dù bạn thử cách nào thì nó chắc chắn sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn so với đa nhiệm.
LILA
Trong nhịp sống hối hả, ắt hẳn ai trong chúng ta cũng từng rơi vào chiếc bẫy đa nhiệm. Con người hiện đại càng ngày càng cảm thấy ao ước 1 ngày có nhiều hơn 24 tiếng đồng hồ, quay cuồng hết việc này sang việc khác và rồi cuối cùng kiệt sức mà cảm thấy chẳng đâu vào đâu cả.
Để tôi kể bạn nghe một buổi sáng kinh điển của tôi diễn ra như thế này. Tôi trả lời một vài email trước khi bắt đầu bỏ mẻ quần áo đầu tiên vào máy giặt. Sau đó, tôi trả lời một email khác, ghi chú vài ý tưởng cho bản thảo tác phẩm mới của tôi, lướt Instagram, và rồi lại trả lời thêm một vài email nữa. Tôi giặt một mẻ quần áo khác trong lúc gọi điện thoại cho đối tác và rồi quay trở lại với việc bản thảo tác phẩm mà tôi đã tự hứa sẽ hoàn thành muộn nhất trong sáng hôm đó.
Đó là một buổi sáng kinh điển của tôi – và tôi cá là nhiều người cũng rơi vào tình huống tương tự nhiều lần trong đời. Khi những việc cần phải thực hiện dường như kéo dài vô tận mỗi ngày, đa nhiệm là một trào lưu mới dần trở nên phổ biến trong cuộc sống hiện đại.
Tuy nhiên, trong trường hợp bạn chưa từng nghe nói đến khái niệm đa nhiệm và cái bẫy khó cưỡng lại của nó, những lý do sau đó chứng tỏ đa nhiệm thực sự không phải là cách hiệu quả nhất để bạn hoàn thành công việc của mình.
1. Đa nhiệm khiến bạn làm việc kém hiệu quả hơn
Điều này thoạt đầu nghe có vẻ phản trực giác. Tại sao làm 2 việc cùng một lúc lại có thể khiến bạn làm việc kém hiệu quả hơn?
Đối với những người mới bắt đầu hình thành thói quen đa nhiệm, bạn không thực sự có thể làm 2 việc cùng một lúc. Các nhà khoa học nói rằng hầu như con người không thể làm tốt cùng lúc 2 việc (đó là lý do tại sao lại có màn thách đố bạn có thể dùng một tay xoa bụng và tay còn lại gõ đầu cùng một lúc).
Những gì bạn đang làm là chuyển đổi nhanh qua lại hai việc. Bạn nhảy từ email này sang dự án khác, v.v. Nghe cũng không hẳn là tệ, phải không? Hãy xem xét điều này: Việc chuyển đổi liên tục được xem là yếu tố gây gián đoạn. Bạn đang làm gián đoạn sự tập trung của mình đối với một công việc bằng cách phân tán tư tưởng cho một công việc khác. Và những gián đoạn liên tục này gây ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất làm việc của bạn.
Nghiên cứu cho thấy rằng phải mất trung bình 23 phút và 15 giây để tập trung trở lại vào nhiệm vụ ban đầu đã bị gián đoạn. Vì vậy, nếu bạn cứ chuyển đổi tác vụ 4 lần mỗi ngày (nói thật đi, bạn đang đa nhiệm nhiều hơn thế), bạn sẽ mất gần 1 giờ đồng hồ để cố gắng bắt kịp trở lại với tiến độ của dự án đang thực hiện. Thấy chưa? Rốt cuộc thì đa nhiệm đâu có hiệu quả như bạn tưởng.
2. Đa nhiệm gây khó khăn cho bộ nhớ của bạn
Ngày hôm kia, trong lúc đang xử lý email công việc thì mẹ tôi gọi điện nhắc về một cuộc hẹn quan trọng ở nhà bà dì vào cuối tuần. Đúng rồi, mãi lu bu nhiều việc mà tôi đã quên béng đi cái hẹn này và tôi vẫn còn lẩm bẩm điều này trong khi cúp điện thoại.
Nhưng rồi khi quay trở lại với mớ email thì tôi đã hoàn toàn quên mất mình đã nghĩ ra cách xử lý như thế nào trước khi nghe điện thoại của mẹ. Tình cảnh này có vẻ dễ bắt gặp ở nhiều người. Đó là bởi vì áp lực đa nhiệm thực sự tàn phá trí nhớ của chúng ta.
Nghiên cứu từ Đại học California San Francisco thấy rằng đa nhiệm ảnh hưởng xấu đến bộ nhớ ngắn hạn vốn có liên quan đến những kí ức trong công việc. Bộ nhớ ngắn hạn cho phép bạn ghi nhớ những cuộc hẹn quan trọng, những deadline, những việc cấp thiết cần phải làm.
Vì vậy, nếu bạn gặp tình trạng bỏ quên bữa trưa đã chuẩn bị sẵn trong tủ lạnh mặc dù đã tự nhắc bản thân 8 lần trước khi đi làm hoặc không thể nhớ số điện thoại của một người bạn ngay khi cô ấy vừa nói xong, đó có thể là do thói quen đa nhiệm đã gây ảnh hưởng đến trí nhớ của bạn.
3. Đa nhiệm dẫn đến công việc kém
Một hạn chế khác của việc không thể cam kết tập trung vào một thứ nhất định chính là tăng nguy cơ mắc sai lầm. Đa nhiệm làm tăng khả năng mắc sai lầm của bạn hoặc thậm chí khiến bạn bỏ lỡ những thông tin và bối cảnh quan trọng.
Điều này cũng hợp lý. Bạn sẽ dễ mắc lỗi đánh máy khi vừa soạn một email quan trọng vừa xem TV hoặc nói chuyện với một người bạn. Mặc dù sự thôi thúc chuyển đổi nhanh chóng giữa các tác vụ có thể khiến bạn cảm thấy mình như một nhân vật kiệt xuất, nó thực sự có thể gây giảm chất lượng công việc so với khả năng thực sự của bạn.
4. Đa nhiệm khiến bạn kiệt sức
Bạn cảm thấy như thế nào khi phải liên tục nhảy qua nhảy lại giữa các email và các nhiệm vụ khác nhau trong công việc? Riêng tôi thì cảm thấy hoàn toàn căng thẳng, mắt tôi hoa hết cả lên, nhịp tim tăng nhanh, và tôi thường cảm thấy mình chẳng gặt hái được giá trị thực sự nào vào cuối một ngày quay cuồng như thế. So với việc dành hẳn ra vài tiếng đồng hồ tập trung đẩy nhanh tiến độ của một dự án lớn, bạn cảm thấy thế nào khi kết thúc ngày làm việc đó? Có lẽ khác nhau rất nhiều đấy.
Đa nhiệm được chứng minh là làm tăng mức độ căng thẳng. Khi cố gắng thực hiện một loạt các nhiệm vụ đặc biệt quan trọng cùng một lúc, bộ não của bạn phản ứng với những đòi hỏi có vẻ bất khả thi đó bằng cách giải phóng một lượng lớn adrenaline và các kích thích tố căng thẳng khác. Điều tệ hơn là gì? Về lâu dài nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên, các loại kích thích tố này có thể đe dọa sức khỏe của bạn. Điều đó có nghĩa là đa nhiệm ảnh hưởng đến cơ thể bạn cả về thể chất lẫn tinh thần.
Bài viết này chỉ đào sâu tìm hiểu tất cả các cạm bẫy tiềm năng liên quan đến đa nhiệm. Từ ngăn cản tính sáng tạo đến tác động tiêu cực đến các mối quan hệ của bạn, thói quen đa nhiệm vốn buộc chúng ta phải nhồi nhét càng nhiều nhiệm vụ càng tốt trong cùng một thời gian không đem lại nhiều lợi ích như nhiều người vẫn tưởng.
Tuy nhiên, điều đáng nói là ngăn chặn khuynh hướng tự nhiên này có thể khó khăn, đặc biệt là khi bạn đang bị mắc kẹt với một danh sách dài đằng đẵng những việc cần làm mỗi ngày.
Lần sau, khi có cảm giác thôi thúc phải đa nhiệm, hãy thử thách bản thân tập trung vào nhiệm vụ trước mặt bạn. Bạn cũng có thể thử các mẹo quản lý thời gian khác nhau – chẳng hạn như gom nhóm công việc hoặc Kỹ thuật Pomodoro để xem phương pháp nào hiệu quả nhất đối với bạn. Dù bạn thử cách nào thì nó chắc chắn sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn so với đa nhiệm.
LILA